Rối loạn lipid máu - Nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm

Thứ tư, 01/02/2023 | 10:29

Rối loạn lipid máu hay được biết đến là tình trạng mỡ máu cao, là tình trạng tăng bất thường các loại mỡ trong máu bao gồm cholesterol và/hoặc triglycerid trong máu và/hoặc sự giảm HDL-cholesterol.

Nếu rối loạn lipid máu kéo dài và ngày càng nặng hơn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác. Bài viết sau đây từ Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin cần thiết về tình trạng này.

01675222854.jpeg

Rối loạn lipid máu gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác

1. Nguyên nhân rối loạn lipid máu

Nguyên phát hoặc thứ phát (do hậu quả của những bệnh khác hoặc do thuốc)

1.1. Rối loạn lipid máu nguyên phát

  • Tăng cholesterol máu gia đình: Cholesterol cao và triglycerid bình thường.
  • Tăng triglycerid máu gia đình: Triglycerid cao và cholesterol bình thường.
  • Tăng lipid máu hỗn hợp gia đình: Tăng cholesterol và triglycerid  hỗn hợp.
  • Các nhóm rối loạn lipid máu khác hiếm gặp hơn.

1.2. Rối loạn lipid máu thứ phát

  • Do chế độ ăn: Ăn nhiều chất chứa carbohydrat tinh chế, mỡ bão hòa hay mỡ chuyển hóa, uống nhiều rượu bia,..
  • Do một số bệnh lý: Hội chứng thận hư, tắc mật, suy thận mạn, loạn dưỡng mỡ, suy giáp, đái tháo đường kiểm     soát kém,...
  • Thai kỳ, béo phì.
  • Một số thuốc: Glucocorticoid, lợi tiểu thiazid, ức chế bêta, estrogen tổng hợp,…

2. Triệu chứng lâm sàng

Thường không có triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể đặc hiệu.

Bệnh nhân bị rối loạn lipid máu gia đình có thể có biểu hiện của u vàng ở da và u vàng ở gân như gân bánh chè, gân duỗi bàn tay, gân gót,…

Rối loạn lipid máu thường được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm thường quy ở bệnh nhân không có triệu chứng hay bệnh nhân có các bệnh lý liên quan đến rối loạn lipid máu.

3. Chẩn đoán

3.1. Tầm soát rối loạn lipid máu

Thực hiện bộ xét nghiệm lipid máu ở những đối tượng sau:

  • Đã có chẩn đoán xác định bệnh tim mạch.
  • Có hút thuốc lá.
  • Tăng huyết áp.
  • Đái tháo đường type 2.
  • Bệnh viêm hoặc bệnh thận mạn.
  • BMI ≥ 25 hoặc nam có vòng eo > 90 cm hay nữ > 80 cm.
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm.
  • Có tiền sử rối loạn lipid máu có tính gia đình.
  • Nam giới > 40 tuổi hoặc nữ > 50 tuổi.

3.2. Xét nghiệm bilan lipid máu

Phân tích lipoprotein máu nên được thực hiện sau 12 giờ nhịn đói bao gồm các chỉ số:

Cholesterol toàn phần, Triglycerid, HDL-cholesterol và LDL-cholesterol.

LDL–cholesterol (mg/dl)

< 100 tối ưu

100 – 129 gần tối ưu

130 – 159 giới hạn cao

160 – 189 cao

≥ 190 rất cao

HDL–cholesterol (mg/dl)

< 40 thấp

≥ 60 cao

Cholesterol toàn phần (mg/dl)

< 200 mong muốn

200 – 239 giới hạn cao

≥ 240 cao

Triglycerid (mg/dl)

< 150 bình thường

150 – 199 giới hạn cao

200 – 499 cao

≥ 500 rất cao

3.3. Xác định nguy cơ tim mạch

3.3.1. Dựa vào “Thang điểm SCORE”: Dự báo tỉ lệ mắc bệnh tim mạch gây tử vong trong 10 năm

3.3.2. Phân tầng nguy cơ tim mạch

a. Nguy cơ rất cao

Bao gồm các đối tượng có bất kì một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau:

  • Bệnh tim mạch đã được chẩn đoán xác định bằng các thủ thuật thăm dò xâm lấn hoặc không xâm lấn (như chụp mạch vành, siêu âm tim gắng sức, mảng xơ vữa động mạch cảnh trên siêu âm, xạ hình tưới máu cơ tim,...), có tiền sử nhồi máu cơ tim, hội chứng mạch vành cấp, can thiệp mạch vành qua da, phẫu thuật bắc cầu nối chủ-vành và các thủ thuật can thiệp động mạch khác, bệnh động mạch ngoại biên, đột quị do thiếu máu cục bộ,...
  • Bệnh nhân đái tháo đường type 1 hoặc đái tháo đường type 2 có tổn thương cơ quan đích.
  • Bệnh nhân bệnh thận mạn mức độ trung bình, nặng (độ lọc cầu thận < 60 ml/phút/1,73m2).
  • Điểm SCORE ≥ 10%.

b. Nguy cơ cao

Bao gồm các đối tượng có bất kì một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau:

  • Có yếu tố nguy cơ đơn độc cao, rỗ rệt như rối loạn lipid máu có tính gia đình, tăng huyết áp nặng,…
  • Mức điểm SCORE  ≥ 5% và < 10%.

c. Nguy cơ trung bình

Nhóm đối có điểm SCORE ≥ 1% và < 5%.

d. Nguy cơ thấp- Nhóm đối tượng có điểm SCORE < 1%.

11675222854.jpeg

Rối loạn lipid máu có thể dẫn đến các biến chứng tim mạch

4. Nguyên tắc điều trị

Phương pháp điều trị

a. Thay đổi lối sống sinh hoạt

  • Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, đặc biệt ở bệnh nhân tăng tryglycerid máu.
  • Giảm ăn mặn, tăng cường ăn các loại rau quả, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, cá. Hạn chế dùng các loại thực phẩm và thức uống và thức uống có đường ở bệnh nhân tăng tryglycerid máu.
  • Thay chất béo bão hòa bằng nhóm chất béo không bão hòa nhằm giảm năng lượng chất béo < 35%, chất béo bão hòa < 7%, chất béo dạng trans < 1%, cholesterol < 300 mg/ ngày.
  • Điều chỉnh năng lượng tiêu thụ hằng ngày để phòng ngừa tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, ít nhất 30 phút/ ngày.

b. Sử dụng các loại thuốc:

  • Statin.
  • Fibrat.
  • Tách acid mật.
  • Acid nicotinic.
  • Thuốc ức chế hấp thu cholesterol.
  • Acid béo Omega – 3

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Điểm sàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 18 - 23 điểm

Điểm sàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 18 - 23 điểm

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) đã công bố điểm sàn xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2024 với 4 mức điểm.
Đăng ký trực tuyến