Hành tây và những lợi ích dành cho sức khoẻ

Thứ tư, 01/02/2023 | 10:11

Hành tây là một nguyên liệu quen thuộc có trong bữa ăn gia đình. Bên cạnh đó còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu bài viết sau đây để có thể hiểu rõ hơn về hành tây nhé!

01675221582.jpeg

Hành tây và những lợi ích dành cho sức khoẻ

1. Giá trị dinh dưỡng của hành tây 

Hành tây thuộc họ hành (Allium), đây là thực phẩm quen thuộc có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và lượng calo thấp (trong 100 gram hành tây thường chỉ chứa khoảng 40 calo). Ngoài ra, hành tây cũng giàu vitamin nhóm B, pyridoxine và folate. Bên cạnh đó, củ hành tây có chứa kali, hợp chất lưu huỳnh hữu cơ và quercetin. Một củ hành tươi có khoảng 89% là nước, carbs chiếm 9% và 1,7%  là chất xơ, rất ít chất béo và protein.

Hành tây chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

2. Lợi ích của hành tây đối với sức khỏe 

Theo Giảng viên Cao đẳng DượcTrường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Ngoài việc dùng như thực phẩm hàng ngày, hành tây còn mang lại nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe như:

  • Giúp hỗ trợ ngăn ngừa ung thư 

Hành tây giúp hỗ trợ ngăn ngừa làm giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày... Các hoạt chất fisetin, flavonoid, quercetin có trong hành tây có khả năng làm ức chế khối u phát triển.

  • Tốt cho tim mạch

Nhờ vào các chất chống oxy hóa, các hợp chất chống viêm mà khi sử dụng hành tây có thể hỗ trợ làm giảm mức cholesterol và giảm triglyceride. Bên cạnh đó, hành tây cũng có thể giúp giảm huyết áp cao và bảo vệ giúp chống lại cục máu đông. 

  • Hỗ trợ xương khớp

Loãng xương là vấn đề sức khỏe phổ biến mà phụ nữ mãn kinh thường gặp phải. Nghiên cứu lớn ở đối tượng phụ nữ trên 50 tuổi cho kết quả rằng khi ăn hành tây thường xuyên tình trạng mật độ xương được gia tăng. Hành tây có công dụng trong việc hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương, làm chậm quá trình oxy hóa, tăng mức độ chống oxy hóa và tăng mật độ xương, ngăn ngừa tình trạng loãng xương.

  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường 

Quercetin hay các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ trong hành tây có khả năng kích thích sản xuất insulin giúp chống lại bệnh tiểu đường. Dùng hành tây sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát được lượng đường trong máu, đây vốn là điều quan trọng đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. 

  • Tăng cường hệ tiêu hóa và miễn dịch

Hành tây giàu chất xơ, probiotic inulin và fructooligosacarit do đó có thể giúp gia tăng số lượng lợi khuẩn trong ruột để cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Ngoài ra, bổ sung hành tây trong bữa ăn có thể giúp hệ thống miễn dịch được tăng cường. Vitamin C, kẽm, flavonoid, quercetin chứa trong hành tây giúp hỗ trợ cơ thể phát triển khỏe mạnh đồng thời là chất chống oxy hóa tuyệt vời để cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh.

Ngoài ra, hành tây còn có một số lợi ích khác có thể kể đến như giúp phòng tránh và điều trị mất ngủ, giúp hỗ trợ giảm cảm, chữa viêm họng, viêm xoang, giúp cải thiện tình trạng hen suyễn...

3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng hành tây 

  • Tác dụng phụ của hành tây 

Mặc dù hành tây đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời tuy nhiên khi sử dụng hành tây quá nhiều cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: 

  • Gây hôi miệng
  • Hội chứng ruột kích thích bị gia tăng, chướng bụng
  • Gây trào ngược dạ dày – thực quản
  • Nên sử dụng hành tây như thế nào là đúng? 

  • Một số phần dinh dưỡng có trong hành tây có thể bị mất đi khi ở nhiệt độ cao do đó chúng ta có thể lựa chọn ăn sống loại thực phẩm này. Có thể dùng hành tây như món ăn kèm, làm salad… Nên bảo quản hành tây ở những nơi khô ráo và thoáng mát.
11675221582.jpeg

Hành tây được dùng để chế biến salad

  • Mỗi ngày, chỉ nên ăn tối đa khoảng 30 đến 50 gram hành tây, không nên sử dụng quá nhiều.
  • Hạn chế không dùng chung hành tây cùng với một số loại thực phẩm khác như rong biển, tôm, cá, mật ong…
  • Những người người sinh lý yếu, người bị huyết áp thấp, người hay bị đau dạ dày, người đau mắt đỏ… cũng nên hạn chế ăn hành tây. 
  • Nếu gặp bất kỳ phản ứng dị ứng nào sau khi ăn hành tây nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kiểm tra, chẩn đoán, tư vấn và xử trí kịp thời.

Tóm lại, có thể thấy rằng hành tây giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích tốt dành cho sức khỏe mà chúng ta không nên bỏ qua. Có thể lựa chọn bổ sung hành tây vào chế độ ăn hàng ngày một cách dễ dàng như một loại nguyên liệu thường có trong các món ăn. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá lạm dụng để hạn chế gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra cũng như gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Hy vọng rằng, những thông tin chia sẽ bên trên từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ hữu ích để giúp các bạn có thể yên tâm sử dụng hành tây đúng cách để có thể chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Mẫu lệ - Vị thuốc Y học cổ truyền làm từ vỏ hàu

Mẫu lệ - Vị thuốc Y học cổ truyền làm từ vỏ hàu

Mẫu lệ tên gọi khác là Mẫu cáp, Hải lệ tử sắc, Lệ cáp, Tả sác, Hải lệ tử bì, Vỏ hàu, Vỏ hà…là một vị thuốc y học cổ truyền có tính hàn, vị mặn, sáp, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, , chỉ thống, trị kiết lỵ, băng huyết, ra khí hư
Năm 2023, Thí sinh tìm hiểu kỹ học phí khi chọn ngành, chọn trường

Năm 2023, Thí sinh tìm hiểu kỹ học phí khi chọn ngành, chọn trường

Sẽ dễ dàng hơn nếu các bạn tìm được trường mức học phí đại học hay cao đẳng phù hợp với tài chính của gia đình và khả năng học tập của mình.
Học viện ngân hàng công bố thông tin tuyển sinh 2023

Học viện ngân hàng công bố thông tin tuyển sinh 2023

Trong năm 2023, Học viện Ngân hàng sẽ xét tuyển tổng số 3670 chỉ tiêu đào tạo 25 ngành khác nhau. Trong số đó, 50% chỉ tiêu sẽ được xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Bọ ve cắn: Nhận dạng, triệu chứng và điều trị

Bọ ve cắn: Nhận dạng, triệu chứng và điều trị

Vết cắn của ve có thể gây ra một vết sưng nhỏ. Nếu bạn gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như phát ban, thì đó có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng hoặc nhiễm bệnh do ve gây ra.
Đăng ký trực tuyến