Rất ít người biết rằng bệnh sỏi mật thường phát triển mà ít triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, cho đến khi bệnh được phát hiện, sỏi thường đã phát triển đủ lớn và có những biểu hiện gây khó chịu, thậm chí gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Rất ít người biết rằng bệnh sỏi mật thường phát triển mà ít triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, cho đến khi bệnh được phát hiện, sỏi thường đã phát triển đủ lớn và có những biểu hiện gây khó chịu, thậm chí gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Theo Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Dược tại TPHCM cho biết, sỏi mật là bệnh đường tiêu hóa xuất hiện khi sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật hoặc sỏi hỗn hợp hình thành trong túi mật và hệ thống đường mật trong gan. Khoảng 80% sỏi mật gắn liền với sự tăng cholesterol trong dịch mật, khiến muối mật không thể hòa tan nó. 20% còn lại thường liên quan đến nồng độ bilirubin sắc tố mật bất thường.
Túi mật bình thường lưu trữ dịch mật để tiêu hóa chất béo từ gan khi chúng ta ăn. Tuy nhiên, nếu gan bị suy giảm chức năng hoặc đường mật bị viêm, nó có thể gây sự xáo trộn và kết tụ tạo sỏi mật. Sỏi mật can thiệp vào dòng chảy dịch mật, tạo áp lực trong đường mật mỗi khi túi mật co bóp hoặc gây viêm, gây hại đường mật và túi mật.
Sỏi mật có thể dẫn đến tắc nghẽn dịch mật, gây viêm đường mật, túi mật (90% bệnh nhân nhập viện vì sỏi đường mật mắc bệnh này) cấp hoặc mạn tính, viêm tụy cấp, và thậm chí sốc do nhiễm trùng đường mật, hoại tử túi mật, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết. Nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể gây tử vong. Sỏi gan cũng có thể gây tắc nghẽn dịch mật trong gan, áp xe gan, xơ gan, gây suy gan và làm giảm khả năng chuyển hóa trong cơ thể.
Các nguyên nhân gây sỏi mật bao gồm:
Theo các Giảng viên, Bác sĩ Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, nguyên nhân tạo sỏi cholesterol:
Nguyên nhân tạo sỏi sắc tố mật:
Triệu chứng của bệnh sỏi mật không đặc thù và có thể nhầm lẫn với các bệnh khác. Chúng bao gồm:
Đau bụng: Đau thường xuất hiện ở vùng hạ sườn phải, sau bữa ăn nhiều dầu mỡ hoặc ban đêm. Cơn đau kéo dài từ 30 phút đến vài giờ, có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau tùy thuộc vào vị trí hình thành của sỏi.
Rối loạn tiêu hóa: Gây đầy hơi, tiêu chậm, mất sự thèm ăn, và khó tiêu thức phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Triệu chứng này thường xuất hiện sau bữa ăn và có thể đi kèm với buồn nôn và nôn.
Khi xuất hiện một trong các triệu chứng này, cần tới bệnh viện để điều trị sớm, đặc biệt nếu có đau bụng dữ dội kéo dài, sốt cao, buồn nôn kèm cảm giác chướng bụng, hoặc ngứa da kết hợp với vàng da và mắt.
Các biện pháp điều trị sỏi mật bao gồm:
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur