Có lẽ do bạn quá bận rộn với cuộc sống, với công việc mà khiến bạn bỏ qua những việc bạn cho là không cấp thiết chẳng hạn việc dọn dẹp nhà cửa, lâu dần việc đấy trở thành thói quen và bạn bắt đầu chung sống với sự bừa bộn, không ngăn nắp.
Có lẽ do bạn quá bận rộn với cuộc sống, với công việc mà khiến bạn bỏ qua những việc bạn cho là không cấp thiết chẳng hạn việc dọn dẹp nhà cửa, lâu dần việc đấy trở thành thói quen và bạn bắt đầu chung sống với sự bừa bộn, không ngăn nắp.
Nhưng bạn không biết rằng sự bừa bộn mà bạn vốn dĩ quen thuộc ấy có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chính bạn.
Sự bừa bộn có thể gây nên sự căng thẳng
1.1.Gây nên sự căng thẳng
Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Khi trở về nhà với một không gian chứa đựng quá nhiều đồ đạc lộn xộn, đống quần áo bẩn trên giường, những chiếc bát chưa rửa, giấy tờ vứt lung tung trên sàn sẽ làm cho chủ nhân của không gian đó cảm thấy cực kỳ khó khăn và nhiều khả năng bị cang thẳng. Ngoài ra, khi bạn cần tìm gấp vật dụng gì thì cực kỳ khó khăn và sẽ mất nhiều thời gian tìm kiếm, từ đó bạn dễ mất bình tĩnh và cáu gắt vì khó khăn trong việc kiếm tìm. Trong các nghiên cứu, những người phụ nữ sống ở ngôi nhà bừa bộn thường có nồng độ hormone căng thẳng cortisol cao suốt một ngày trong khi đó những người ở trong một không gian ngăn nắp và yên tĩnh có mức độ hormone thấp hơn.
Sự bừa bộn là một trong nhiều nguyên nhân gây căng thẳng, do đó hãy dành một ít thời gian để dọn dẹp nơi mình sống.
1.2.Tâm trí cũng trở nên bừa bộn
Môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng lớn đến trạng thái tinh thần của bạn. Một không gian lộn xộn, bừa bộn sẽ phản ánh một tâm trí lộn xộn và cũng đúng trong trường hợp ngược lại. Vì vậy, nếu muốn tăng sự kiểm soát cũng như tính kỷ luật của bản thân, bạn hãy dọn dẹp nơi ở thật sạch sẽ và ngăn nắp
1.3.Khó đưa ra quyết định
Khi bạn sống và làm việc trong một không gian bừa bộn sẽ làm bạn khó mà đưa ra quyết định thứ gì nên giữ và cái gì cần vứt bỏ vì những đồ vật vứt lung tung ấy khiến bạn rối mắt nên đưa ra lựa chọn khó khăn hơn. Có vài nghiên cứu cho thấy rằng điều này có thể làm bạn cảm thấy không hài lòng với cuộc sống của bản thân.
1.4.Ô nhiễm nơi ở
Một khôn gian sống bừa bộn hay một góc làm việc không ngăn nắp sẽ làm bạn khó có thể giữ được sự vệ sinh nhất định. Khi các đồ vật quá là bừa bộn, đặc biệt nếu sự bừa bộn trong một thời gian dài sẽ tạo ra cảm giác chán nản trong việc dọn dẹp hay đôi khi bạn chỉ làm một cách qua loa. Nếu là bạn là người có cơ địa dị ứng với những thứ như là mạt bụi hay lông thú cưng, việc phân loại đồ đạc, dọn dẹp sẽ giúp bạn dễ dàng hút sạch bụi bẩn và hạn chế việc hắt hơi, dị ứng.
1.5.Tai nạn trong chính nơi mình sống
Khi bạn sống bừa bộn thì nguy cơ lớn bạn đang làm thương chính mình và người sống cùng. Khi các đồ vật nằm la liệt trên sàn nhà có thể khiến bạn gặp tai nạn như là vấp phải chúng gây té ngã dẫn đến thương tích. Những chiếc kệ, chiếc giá đựng đồ cũng có thể trở thành vật nguy hiểm nếu như chứa đồ quá tải. Sắp xếp mọi thứ một cách gọn gang, ngăn nắp sẽ giảm thiểu tối đa những tai nạn không mong muốn như vậy.
Bạn có thể bị vấp ngã bởi đồ vật la liệt trên sàn
1.6.Vấn đề liên quan đến trí nhớ
Các nghiên cứu cho ta thấy rằng một người sống trong những ngôi nhà bừa bộn có khả năng ghi nhớ trong việc học tập và làm việc kém hơn so với người ngăn nắp. Là vì não bộ của chúng ta có các dây thần kinh chỉ có khả năng theo dõi một số chi tiết trong cùng một khoảng thời gian ngắn nhất định, vì vậy nếu có quá nhiều chi tiết thì có khả năng não bộ bị quá tải và không thể nào ghi nhớ được.
1.7.Bạn ăn nhiều hơn và dẫn đến tăng cân
Khi bạn có thói quen tích trữ quá nhiều đồ, bạn có xu hướng ăn nhiều và từ đó dẫn đến tăng cân, béo phì.
Một nghiên cứu tại Mỹ và Australia (2017) đã chứng minh điều này. Kết quả của nghiên cứu đó cho thấy, những người tham gia nghiên cứu đã ăn nhiều hơn khi họ ở trong một khu nhà bếp lộn xộn so với khi ăn ở một nơi gọn gang, ngăn nắp.
Và một nghiên cứu khác chỉ ra rằng khi việc tích trữ đồ đạc vô tội vạ sẽ khiến chỉ số khối cơ thể BMI tăng và xuất hiện các triệu chứng ăn uống không kiểm soát.
2.1.Xử lý từng chút một
Vì quá nhiều thứ để dọn dẹp và bạn không biết phải bắt đầu từ đâu nên nhiều lúc khiến bạn chán nản và mệt mỏi với chuyện dọn dẹp. Và từ đó lại làm bạn trì hoãn việc vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa.
Để tránh việc đó, chúng ta cần làm dần dần từng chút một mỗi ngày. Mỗi ngày tự đặt mục tiêu cần dọn dẹp chỗ nào hay sắp xếp lại một vị trí nào.
Khi khó khăn trong việc chọn lựa giữ gì và vứt gì, khi đó bạn nên lập ra các tiêu chí cụ thể. Sau khi dọn dẹp theo tiêu chí đặt ra trên thì chiếc tủ hay kệ đồ sẽ trở nên ngăn nắp,nhẹ nhàng và có trật tự hơn.
2.2.Xây dựng tính quyết đoán
Khả năng quyết đoán rất cần thiết trong khi dọn dẹp để đạt hiệu quả cao. Bừa bộn chính là kết quả của sự tích tụ những thứ mà bạn không dám đưa ra quyết định.
Theo giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng cho biết: Bạn có thể tối giản hóa cuộc sống của mình bằng cách tìm hiểu và nắm bắt cuộc sống hiện nay. Khi nắm bắt được sẽ giúp bạn mạnh dạn bỏ đi những đồ vật cũ không cần thiết cho cuộc sống.
2.3.Hiểu bản thân mình
Khi mua sắm, bạn nên đặt ra tiêu chí, lựa chọn thứ mình thích, thứ mình cần thiết nhất thay vì chọn combo theo nhân viên tư vấn, chọn những sản phẩm mà bạn cảm thấy có lợi về mặt kinh tế nhưng bạn lại không thực sự cần nó. Hãy hiểu bản thân mình thật sự muốn gì từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất.
Sau một ngày mệt mỏi, quay cuồng với công việc, khi bạn trở về với một căn phòng sạch sẽ, ngăn nắp và thơm tho chính là cách tốt nhất khiến bạn thư giãn và quên đi sự mệt nhòa. Nhà là một nơi có thể khiến chúng ta thoải mái mỗi khi trở về vậy nên đừng biến nó trở thành chốn bừa bộn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu nhà bạn hiện tại có hơi lộn xộn thì chẳng sao cả, ngay từ bây giờ bạn xắn tay áo lên bắt đầu dọn dẹp là được.