Tai biến mạch máu não:Căn bệnh nguy hiểm và những điều cần biết

Thứ tư, 18/10/2023 | 09:40

Tai biến mạch máu não bao gồm cả nhồi máu não và xuất huyết não, màng não. Đây là một bệnh lý dẫn đến tử vong ở mức cao tại Việt Nam và trên toàn cầu. Nó còn gây ra nhiều di chứng và chi phí lớn cho quá trình điều trị.

Tai biến mạch máu não:Căn bệnh nguy hiểm và những điều cần biết
Tai biến mạch máu não:Căn bệnh nguy hiểm và những điều cần biết

2 dạng của đột quỵ não: Nhồi máu não và xuất huyết não, màng não

Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, Đột quỵ não là một hội chứng đặc trưng bởi việc xảy ra sự mất đi đột ngột và cấp tính của các chức năng não (thường là khu trú), dẫn đến vùng não đó bị cạn kiệt oxy và dưỡng chất, mà nếu kéo dài qua 24 giờ hoặc dẫn đến tử vong trước 24 giờ. Sự thiếu hụt oxy trong não chỉ trong vài phút sẽ dẫn đến sự chết của tế bào não. Sự tổn thương nặng hoặc mở rộng của vùng tế bào não có thể gây tử vong cho bệnh nhân hoặc để lại những tác động nghiêm trọng về rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ và thị giác.

Đột quỵ não có thể được phân thành hai loại:

  • Nhồi máu não (thiếu máu não cục bộ): Đây chiếm 80% trường hợp đột quỵ, xảy ra khi mạch máu cung cấp cho một phần của não bị tắc nghẽn bởi cục máu đông, huyết khối, hoặc do hẹp xơ vữa động mạch, dẫn đến vùng bị tổn thương và sự thiếu máu não.

  • Xuất huyết não - màng não: Loại này chiếm 20% trường hợp đột quỵ, thường xảy ra khi thành động mạch trong não bị rách, dẫn đến việc máu tràn vào mô não hoặc não thất, thường xuất hiện do tăng huyết áp, bệnh lý tinh bột, hoặc do vỡ dị dạng mạch máu não, chẳng hạn như bệnh MoyaMoya. Đôi khi, cũng có thể xảy ra chảy máu ở màng não hoặc trong khoang dưới nhện do việc vỡ túi phình động mạch não.

Ngày nay, có một xu hướng trẻ hóa trong số những người mắc đột quỵ. Có một số nguyên nhân cho xu hướng này. Một phần là do sự thay đổi trong lối sống, bao gồm ít hoạt động thể chất, áp lực làm việc cao, cũng như sự phổ biến của các bệnh lý liên quan đến hệ mạch máu như tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, và rối loạn lipid máu. Phần còn lại là do sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán ngày càng có độ chính xác cao hơn.

Nguyên nhân gây nhồi máu não và xuất huyết não

Nguyên nhân gây nhồi máu não

Nguyên nhân gây nhồi máu não có thể chia thành 5 nhóm chính:

  • Tắc hoặc hẹp các động mạch lớn.
  • Tổn thương các động mạch nhỏ, thường xảy ra ở bệnh nhân mắc tăng huyết áp và đái tháo đường.
  • Nguyên nhân liên quan đến bệnh lý tim mạch, bao gồm rối loạn nhịp tim, hẹp van tim, suy tim, và các vấn đề khác có thể dẫn đến hình thành các cục máu đông di chuyển đến não.
  • Các bệnh lý mạch máu có khả năng gây tạo cục máu đông, như bệnh lý đông máu, bệnh tế bào máu, và các bất thường bẩm sinh của hệ mạch máu.
  • Khoảng 25% trường hợp còn lại không thể xác định được nguyên nhân cụ thể.

Nguyên nhân gây xuất huyết não- màng não

Xuất huyết trong nhu mô não, hạch nền hoặc não thất:

  • Tăng huyết áp gây ra áp lực quá mức lên những mạch máu đã bị tổn thương do xơ vữa động mạch.

  • Người bệnh sử dụng thuốc chống đông hoặc thuốc làm mỏng mạch máu có nguy cơ tăng khi bị đột quỵ xuất huyết.

  • Vỡ dị dạng động tĩnh mạch (AVM), một loại kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch.

  • Bệnh MoyaMoya.

Xuất huyết trong màng não hoặc khoang dưới nhện:

  • Đây là dạng đột quỵ xảy ra khi mạch máu trên bề mặt của não vỡ, dẫn đến việc máu chảy vào khoang dưới nhện và vùng nền sọ.

  • 85% trường hợp xuất huyết dưới nhện tự phát do vỡ túi phình của mạch máu não.

Tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não

Đối tượng có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu não

  • Tăng huyết áp động mạch: Áp lực cao trong động mạch có thể gây tổn thương cho thành mạch máu và tạo điều kiện cho xơ vữa động mạch phát triển, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

  • Đái tháo đường: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu não cục bộ, nhưng điều trị đái tháo đường hiệu quả có thể giảm khả năng này.

  • Các bệnh lý tim: Nhiều bệnh tim, như rung nhĩ, viêm màng trong tim, hẹp van hai lá, và nhồi máu cơ tim diện rộng, có thể tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu não.

  • Tăng lipid máu: Tăng lipid máu làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, do đó việc duy trì mức lipid máu bình thường rất quan trọng để ngăn ngừa đột quỵ.

  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu não, gây tổn thương cho thành động mạch và tạo điều kiện cho xơ vữa động mạch phát triển.

  • Nghiện rượu: Nghiện rượu tăng nguy cơ bị ngộ độc rượu cấp hoặc mãn tính, cả hai đều có thể gây ra đột quỵ.

  • Tai biến thiếu máu não thoáng qua và tiền sử đột quỵ: Sự xuất hiện của tai biến thiếu máu não thoáng qua có thể tăng nguy cơ đột quỵ và người bệnh có tiền sử đột quỵ cũng có nguy cơ cao tái phát.

  • Béo phì: Béo phì tăng nguy cơ bệnh tim mạch và có thể là yếu tố thứ phát cho đột quỵ thông qua bệnh tim.

  • Hẹp động mạch cảnh (xơ vữa động mạch cảnh): Xơ vữa động mạch cảnh là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhồi máu não, gây tắc mạch và làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Tiên lượng và biến chứng của bệnh 

Tiên lượng bệnh

Theo các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, Tỷ lệ tử vong từ loại bệnh này đang giảm đi. Dữ liệu cho thấy hơn 75% bệnh nhân sống sót trong năm đầu sau đột quỵ đầu tiên và hơn một nửa sống sót qua giai đoạn 5 năm.

Người mắc đột quỵ thiếu máu não có tỷ lệ sống sót cao hơn so với những người mắc đột quỵ xuất huyết.

Đột quỵ xuất huyết não - màng não gây ra nhiều tác động xấu lên não, như làm hỏng tế bào não, tăng áp lực nội sọ và gây co thắt mạch. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ sống sót ở người mắc đột quỵ xuất huyết có cơ hội lớn hơn trong việc phục hồi chức năng so với đột quỵ thiếu máu.

 Biến chứng của bệnh

Yếu liệt cơ thể, thường đi kèm với đau và co cứng, là những biến chứng thường xảy ra khi mắc bệnh này.

Phụ thuộc vào mức độ của bệnh, những tác động này có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, đứng dậy từ ghế, tự ăn uống, viết hoặc sử dụng máy vi tính, lái xe và thực hiện nhiều hoạt động khác.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh là nỗi lo của nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu có con. Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.
VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

Vitamin B12 (cobalamin) là vitamin nhóm B tan trong nước, thiết yếu cho hệ thần kinh, tạo máu và chuyển hóa cơ thể. Nó có nhiều trong thực phẩm động vật và không thể tự tổng hợp trong cơ thể.
Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Viêm họng liên cầu là một dạng nhiễm trùng phổ biến ở đường hô hấp, do vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sẽ giúp chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý hiệu quả.
Các loại thuốc giảm đau và tác dụng phụ bạn nên biết

Các loại thuốc giảm đau và tác dụng phụ bạn nên biết

Thuốc giảm đau được xem là một trong những thành tựu đáng kể của y học hiện đại, giúp con người kiểm soát hiệu quả những cơn đau do bệnh tật gây ra. Vậy có bao nhiêu loại thuốc giảm đau và cần lưu ý gì khi sử dụng chúng?
Đăng ký trực tuyến