Tam thất OPC: Thuốc điều trị thiếu máu, mất ngủ và những lưu ý khi sử dụng

Chủ nhật, 19/02/2023 | 10:08

Tam thất OPC là thuốc có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, được sử dụng trong các trường hợp thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, ít ngủ, suy nhược cơ thể và các chứng xuất huyết.

01676776667.jpeg

Tam thất OPC là thuốc trị thiếu máu, mất ngủ

1. Tam thất OPC là thuốc gì?

Theo DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Tam thất OPC là thuốc sản xuất từ thành phần thảo dược chính là rễ Tam thất, có tác dụng cầm máu, lưu thông tuần hoàn máu, chống ứ trệ, kháng viêm, giảm đau, giải độc gan, tăng cường chức năng gan. Tam thất OPC được sử dụng cho những người bị các tình trạng thiếu máu, chóng mặt, hoa mắt, ít ngủ, suy nhược cơ thể, đặc biệt đối với phụ nữ sau khi sanh và các chứng xuất huyết do bị rong kinh, chấn thương, chảy máu cam.

Tác dụng của Tam thất:

Rễ Tam thất có chứa thành phàn chính là saponin. Ngoài ra, còn có flavonoid, phytosterol, polysaccharid. Tam thất có tác dụng bổ cầm máu, dùng chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít, lỵ ra máu, ung nhọt và sưng do chấn thương.

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Tam thất OPC?

Tam thất OPC được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc viên nang mềm với quy cách là hộp 2 vỉ x 10 viên nang mềm.

Trong một viên nang mềm Tam thất OPC có chứa thành phần chính là

Tam Thất (Radix Panasis notoginseng)…………………….750 mg

3. Tam thất OPC được dùng cho những trường hợp nào?

Tam thất OPC được sử dụng cho các trường hợp sau:

Các trường hợp thiếu máu, chóng mặt, hoa mắt, ít ngủ, suy nhược cơ thể, đặc biệt đối với phụ nữ sau khi sanh.

Các trường hợp xuất huyết do bị rong kinh, chảy máu cam, ho ra máu, tiểu tiện ra máu và do chấn thương.

11676776667.jpeg

Đau đầu, chóng mặt, chán ăn, mỏi mệt, không có sức làm việc, cơ thể thiếu đi sức sống. Đây là các dấu hiệu của suy nhược cơ thể.

4. Cách dùng - Liều lượng của Tam thất OPC?

Cách dùng: Tam thất OPC được dùng đường uống trước bữa ăn.

Liều dùng:

Người lớn: Uống 1 - 2 viên/lần, uống 2 lần/ngày.

Trẻ em: Uống theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ.

Tóm lại, tuỳ theo tuổi và tình trạng của người bệnh, cần dùng thuốc Tam thất OPC theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn của dược sĩ tư vấn về liều dùng thời gian điều trị thích hợp để đảm bảo đạt hiệu quả.

5. Cách xử lý nếu quên liều Tam thất OPC?

Nếu người bệnh quên một liều Tam thất OPC nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng thười điểm đã lên kế hoạch điều trị.

6. Cách xử lý khi dùng quá liều Tam thất OPC?

Hiện này, chưa có dữ liệu lâm sàng về người bệnh dùng quá liều Tam thất OPC. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào do dùng thuốc Tam thất OPC quá liều, phải ngừng thuốc ngay và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệu chứng. Dùng than hoạt để loại thuốc Tam thất OPC ra khỏi đường tiêu hoá.

7. Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Tam thất OPC?

1. Tam thất OPC chống chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Người có tiền sử mẫn cảm với Tam thất OPC hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ cho con bú.

2. Thận trọng khi sử dụng Tam thất OPC cho những trường hợp sau:

Lưu ý thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Tam thất OPC.

Lưu ý với phụ nữ có thai, chưa có dữ liệu nghiên cứu đầy đủ khi dùng Tam thất OPC trên người trong thời kỳ mang thai. Chống chỉ định dùng Tam thất OPC cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh dùng Tam thất OPC gây hại cho trẻ bú sữa mẹ. Chống chỉ định dùng Tam thất OPC cho người mẹ đang cho con bú.

Lưu ý với người đang lái xe, lái tàu và vận hành máy móc. Viên Tam thất OPC có thể sử dụng cho đối tượng này.

21676776667.jpeg

Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Tam thất OPC

8. Tam thất OPC gây ra các tác dụng phụ nào?

Hiện nay chưa có dữ liệu báo cáo về tác dụng phụ của Tam thất OPC. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng Tam thất OPC, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Tam thất OPC thì cần tham khảo ý kiến hướng dẫn của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn để xử trí kịp thời.

9. Tam thất OPC tương tác với các thuốc nào?

Hiện nay, chưa có dữ liệu lâm sàng về tương tác thuốc Tam thất OPC khi dùng chung với các thuốc khác. Tuy nhiên, Tam thất OPC có thể xảy ra tương tác với các thuốc dược liệu khác, thuốc hoá dược, thực phẩm chức năng hay thực phẩm. Tương tác thuốc xảy ra làm thay đổi hiẹu quả điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ trầm trọng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc thông báo cho dược sĩ tư vấn hoặc bác sĩ kê đơn biết những loại thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp sử dụng thuốc hợp lý và đạt hiệu quả tốt nhất.

10. Bảo quản Tam thất OPC như thế nào?

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Tam thất OPC được bảo quản thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhiệt độ dưới 30°C, nơi khô thoáng, tránh ánh sáng để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để thuốc Tam thất OPC tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn tham khảo:

  • opcpharma.com: https://opcpharma.com/san-pham/bo-duong/tam-that-opc.html

Mẫu lệ - Vị thuốc Y học cổ truyền làm từ vỏ hàu

Mẫu lệ - Vị thuốc Y học cổ truyền làm từ vỏ hàu

Mẫu lệ tên gọi khác là Mẫu cáp, Hải lệ tử sắc, Lệ cáp, Tả sác, Hải lệ tử bì, Vỏ hàu, Vỏ hà…là một vị thuốc y học cổ truyền có tính hàn, vị mặn, sáp, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, , chỉ thống, trị kiết lỵ, băng huyết, ra khí hư
Năm 2023, Thí sinh tìm hiểu kỹ học phí khi chọn ngành, chọn trường

Năm 2023, Thí sinh tìm hiểu kỹ học phí khi chọn ngành, chọn trường

Sẽ dễ dàng hơn nếu các bạn tìm được trường mức học phí đại học hay cao đẳng phù hợp với tài chính của gia đình và khả năng học tập của mình.
Học viện ngân hàng công bố thông tin tuyển sinh 2023

Học viện ngân hàng công bố thông tin tuyển sinh 2023

Trong năm 2023, Học viện Ngân hàng sẽ xét tuyển tổng số 3670 chỉ tiêu đào tạo 25 ngành khác nhau. Trong số đó, 50% chỉ tiêu sẽ được xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Bọ ve cắn: Nhận dạng, triệu chứng và điều trị

Bọ ve cắn: Nhận dạng, triệu chứng và điều trị

Vết cắn của ve có thể gây ra một vết sưng nhỏ. Nếu bạn gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như phát ban, thì đó có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng hoặc nhiễm bệnh do ve gây ra.
Đăng ký trực tuyến