Tăng huyết áp – Kẻ giết người thầm lặng

Chủ nhật, 19/02/2023 | 09:58

Bệnh tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch có tỷ lệ người mắc tương đối cao, bệnh có diễn biến âm thầm nhưng dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, hay còn được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng

Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý đang ngày càng phổ biến và gây nên những ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe cũng như cuộc sống của nhiều người. Bệnh tăng huyết áp có thể tiến triển kéo dài và trở nặng nếu như không được điều trị và phát hiện sớm. Tăng huyết áp có thể dẫn tới những tai biến, thậm chí tử vong do biến chứng nặng của bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và đưa ra cách điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp trong bài viết sau đây nhé!

01676776099.jpeg

Tăng huyết áp – Kẻ giết người thầm lặng

Bệnh tăng huyết áp

Khái niệm.

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp: là một bệnh lý xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao khiến tim phải chịu nhiều áp lực (tăng gánh nặng cho tim) và là nguyên nhân gây nên nhiều biến chứng liên quan đến các bệnh tim mạch nghiêm trọng như: Đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch vành, suy thận... thậm chí là tử vong.

Phân loại tăng huyết áp.

Các loại tăng huyết áp thường gặp:

  • Tăng huyết áp vô căn ( hay nguyên phát ): Bệnh không có nguyên nhân cụ thể, chiếm tỉ lệ đến 90% trong số các bệnh nhân tăng huyết áp.
  • Tăng huyết áp thứ phát (triệu chứng của một số bệnh khác): Liên quan đến một số bệnh lý trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Là trường hợp chỉ có huyết áp tâm thu tăng cao trong khi đó huyết áp tâm trương vẫn ở mức bình thường.
  • Tăng huyết áp khi mang thai, bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Các dạng tăng huyết áp trong thai kỳ này có thể là do sản phụ thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, hay mang thai con đầu lòng hoặc đa thai. Ngoài ra tăng huyết áp còn gặp trong trường hợp thai phụ trẻ dưới 20 tuổi hoặc cao hơn 35 tuổi, tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường,....

Nguyên nhân

  • Đa phần các trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp không rõ nguyên nhân nên được gọi là tăng huyết áp vô căn. Trường hợp tăng huyết áp này thường là do yếu tố di truyền, phổ biến hơn ở đối tượng là nam giới.
  • Bên cạnh đó, tăng huyết áp còn là hệ quả của một số bệnh lý nền như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hoặc gây ra bởi tác dụng của thuốc tránh thai, thuốc cảm, chất kích thích như cocaine, rượu bia, thuốc lá... Trường hợp này chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 5 - 10% trên tổng số ca bệnh tăng huyết áp.

Triệu chứng

  • Trên thực tế, các triệu chứng đều khá mờ nhạt, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không nhận bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng nào rõ ràng, mặc dù bệnh đã tiến triển trên người bệnh một thời gian dài với một mức độ nghiêm trọng.
  • Tăng huyết áp thường khó có thể nhận biết mặc dù triệu chứng của bệnh khá đa dạng nhưng lại khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Tuy nhiên, tăng huyết áp vẫn có một số triệu chứng điển hình như: Cơ thể mệt mỏi, đau đầu liên tục, suy giảm thị lực, nôn ói, đau tức ngực và kết hợp khó thở...
  • Đặc điểm của bệnh tăng huyết áp là tiến triển kéo dài và khiến cho bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn khi điều trị không đúng phướng hướng hoặc chăm sóc không tốt. Hơn nữa, tăng huyết áp có thể để lại những di chứng rất nặng nề và có thể gây ra tử vong cho người bệnh. Chính vì vậy, bệnh tăng huyết áp cần phải được phát hiện sớm và có kế hoạch chăm sóc phù hợp để ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Yếu tố ảnh hưởng đến tăng huyết áp

  • Độ tuổi: Người lớn tuổi có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn so với độ tuổi khác.
  • Giới tính: Tỷ lệ nam giới dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với nữ giới, tuy nhiên nữ giới sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với nam giới cùng độ tuổi này.
  • Tiền sử gia đình: Bệnh tăng huyết áp thường có nguy cơ mắc cao hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử về bệnh tim mạch.
  • Thừa cân béo phì
  • Lối sống không tích cực, lười vận động
  • Ăn quá nhiều muối
  • Lạm dụng rượu, bia
  • Hút thuốc lá
  • Căng thẳng kéo dài
11676776099.jpeg

Yếu tố ảnh hưởng đến tăng huyết áp

Điều trị bệnh nhân tăng huyết áp

Điều trị bệnh tăng huyết áp cần phải phối hợp hài hòa giữa việc điều chỉnh lối sống sinh hoạt hằng ngày cùng với việc sử dụng thuốc hạ huyết áp hiệu quả, giúp người bệnh dễ dàng có thể kiểm soát huyết áp một cách an toàn.

Thay đổi lối sống

  • Thay đổi khẩu phần ăn nhạt, không nên ăn quá 1 muỗng cà phê muối trong khẩu phần ăn hàng ngày ( 6g/ngày )
  • Thực hiện chế độ giảm cân cho người béo phì: ăn ít đường, hạn chế mỡ, ăn nhiều cá và chất xơ có trong rau quả, trái cây.
  • Không nên ăn quá ngọt cho dù bạn không bị tiểu đường, vì đồ ngọt cũng là một trong số những nguyên nhân khiến người bệnh tăng huyết áp.
  • Thường xuyên rèn luyện cơ thể bằng cách tập thể dục hằng ngày, trung bình khoảng 45 phút mỗi ngày, và 3 lần trong một tuần.
  • Nên thay đổi khẩu phần ăn giàu chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật, hơn là ăn các loại đam có từ thịt gà, bò, heo…
  • Hạn chế ăn các loại mỡ động vật và dầu dừa, nên sử dụng dầu Ô- liu, dầu mè, dầu đậu nành hoặc dầu hướng dương.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn.
  • Ăn nhiều rau cải và các loại trái cây để cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết..
  • Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, điều độ, ổn định.
  • Tránh rơi vào trạng thái căng thẳng, quá xúc động, và lo âu.
  • Không hút thuốc lá hoặc sử dụng các loại chất kích thích.

Sử dụng thuốc điều trị

  • Nếu như việc thay đổi lối sống quá khó khăn hoặc không đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện tình trạng bệnh thì bệnh nhân cần phải được tư vấn từ các bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc theo toa.
  • Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Phác đồ điều trị cao huyết áp sẽ được bác sĩ đưa ra và thử nghiệm tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ phải theo dõi và có thể thay đổi bằng cách tăng giảm liều, phối hợp thêm thuốc hoặc bỏ bớt thuốc cho đến khi xác định được phác đồ điều trị phù hợp nhất đối với bệnh nhân. Bệnh nhân cần phải lưu ý về tình hình sức khỏe, theo dõi các biểu hiện của cơ thể trước và sau khi dùng thuốc để thông báo cho bác sĩ về các tác dụng không mong muốn. áp. Điều trị tăng huyết áp là điều trị cả đời, không nên tự ý ngừng điều trị, cần phải lắng nghe tham vấn bác sĩ chuyên khoa.

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Điểm sàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 18 - 23 điểm

Điểm sàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 18 - 23 điểm

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) đã công bố điểm sàn xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2024 với 4 mức điểm.
Đăng ký trực tuyến