Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ áp dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm mới, đồng thời cách tính điểm sẽ được thay đổi, không còn duy trì sự đồng đều như giai đoạn từ năm 2008 đến nay.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ áp dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm mới, đồng thời cách tính điểm sẽ được thay đổi, không còn duy trì sự đồng đều như giai đoạn từ năm 2008 đến nay.
Thông tin từ Ban Tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Theo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, ngoài môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn học còn lại sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Riêng môn Ngoại ngữ vẫn giữ nguyên dạng câu hỏi trắc nghiệm truyền thống như các năm trước.
Đối với các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ, câu hỏi trắc nghiệm sẽ được thiết kế theo định hướng đánh giá năng lực, đồng thời tăng cường khả năng phân loại thí sinh.
Cụ thể, bên cạnh dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, đề thi sẽ bổ sung thêm hai dạng thức mới: câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai và câu hỏi trả lời ngắn.
Ở dạng câu hỏi đúng/sai, thang điểm không còn được chia đều. Mỗi câu hỏi bao gồm 4 ý, tại mỗi ý thí sinh phải lựa chọn đúng hoặc sai. Cách tính điểm cụ thể như sau: nếu thí sinh chọn đúng 1 ý sẽ được 0,1 điểm; đúng 2 ý được 0,25 điểm; đúng 3 ý được 0,5 điểm; và đúng cả 4 ý sẽ đạt 1 điểm. Dạng câu hỏi này yêu cầu thí sinh có kiến thức và kỹ năng toàn diện mới có thể đạt điểm tối đa. Xác suất để chọn ngẫu nhiên và đạt điểm tối đa chỉ là 1/16, thấp hơn 4 lần so với dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện tại.
Trong khi đó, câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn có tính chất gần giống với dạng câu hỏi tự luận, yêu cầu thí sinh phải tự điền kết quả cuối cùng vào phiếu trả lời. Mỗi câu trả lời chính xác sẽ được chấm từ 0,25 đến 0,5 điểm.
Cả hai dạng câu hỏi này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực và kiến thức vững chắc, đồng thời giảm thiểu khả năng sử dụng "mẹo" để chọn đáp án từ các phương án nhiễu như trong dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay.
Trước năm 2024, các môn thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trắc nghiệm chỉ có một dạng câu hỏi duy nhất, và thang điểm được chia đều dựa trên tổng số câu hỏi trong đề thi. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các câu hỏi, dù ở mức độ dễ hay khó, từ thông hiểu đến vận dụng thấp hay cao, đều được chấm điểm ngang nhau.
Bắt đầu từ năm 2025, thí sinh thi tốt nghiệp THPT sẽ làm bài ở bốn môn. Trong đó, Toán và Ngữ văn là hai môn bắt buộc. Hai môn còn lại, thí sinh được tự chọn từ các môn đã học ở bậc THPT, bao gồm: Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (với 7 ngôn ngữ: Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn).
Trước đó, Bộ GD&ĐT đã công bố cấu trúc và đề minh họa cho các môn thi tốt nghiệp năm 2025. Theo Bộ, cấu trúc đề thi đã được thử nghiệm tại một số địa phương. Các chuyên gia nhận định rằng cách tính điểm ở phần câu hỏi đúng/sai được xây dựng dựa trên lý thuyết khảo thí hiện đại, trong đó mỗi câu hỏi có trọng số điểm riêng. Những câu dễ, mà phần lớn học sinh có thể trả lời đúng, chỉ chiếm 0,1 điểm, trong khi các câu khó hơn sẽ được tính điểm cao hơn, với câu cuối cùng khó nhất chiếm 0,5 điểm. Cách thiết kế này giúp phân loại rõ ràng các nhóm thí sinh giỏi, khá và trung bình.
Tin tức từ phòng truyền thông Cao đẳng Dược TPHCM cho hay, Phương pháp chấm điểm này được tham khảo từ các kỳ thi quốc tế như SAT và PISA nhằm đảm bảo tính công bằng. Bộ GD&ĐT đã tính toán kỹ lưỡng khi mỗi câu hỏi đúng/sai gồm 4 ý, được sắp xếp theo độ khó tăng dần. Việc trả lời đúng bất kỳ ý nào chỉ được 0,1 điểm, hạn chế khả năng "đoán mò". Đặc biệt, các ý hỏi trong cùng một câu thường có sự liên kết logic; nếu thí sinh không trả lời được ý dễ, việc chọn đúng ý khó trở nên rất khó khăn, trừ khi gặp may.
Nhiều chuyên gia cũng đánh giá rằng xác suất để chọn ngẫu nhiên và đạt điểm tối đa ở phần câu hỏi đúng/sai là 1/16, thấp hơn 4 lần so với dạng trắc nghiệm nhiều phương án hiện nay. Điều này giúp tránh tình trạng phổ điểm cao bất thường, đặc biệt là "mưa điểm 10". Để đạt điểm tuyệt đối, thí sinh cần phải có năng lực, kiến thức và kỹ năng toàn diện.