Đau mắt hột là bệnh lý thường gặp, dễ lây lan và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh gây ra do nhiễm khuẩn Chlamydia và ảnh hưởng tới 80 triệu người trên thế giới mỗi năm, đa phần là trẻ em.
Đau mắt hột là bệnh lý thường gặp, dễ lây lan và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh gây ra do nhiễm khuẩn Chlamydia và ảnh hưởng tới 80 triệu người trên thế giới mỗi năm, đa phần là trẻ em.
Thông tin cần biết về chứng bệnh đau mắt hột
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Đau mắt hột là bệnh lý nhiễm khuẩn ở mắt, gây ra do nhiễm khuẩn Chlamydia trachomatis. Bệnh dễ lây lan và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ra 80 triệu ca bệnh trên thế giới mỗi năm, đa phần là trẻ em.
Giảng viên Dịch tễ - Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Đau mắt hột lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với mắt, mí mắt, dịch mũi họng của người bệnh. Sự tiếp xúc gián tiếp thông qua sử dụng chung các đồ vật như khăn mặt, bàn chải cũng có khả năng truyền bệnh.
Bệnh thường gặp ở trẻ em và cũng có xu hướng tiến triển nặng hơn ở trẻ em nếu so sánh cùng với người lớn. Ban đầu, đau mắt hột gây ra ngứa ngáy, kích ứng mắt và mí mắt. Sau đó, mắt sưng đau tăng dần, nhiều ghèn nhầy hoặc mủ, rất nhạy cảm với ánh sáng. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ phát hiện sự thẩm lậu kết mạc cũng như sự xuất hiện của nhiều nhú gai và hột trên kết mạc sụn mi trên và mi dưới. Các nhú gai và hột này là nguyên nhân của tên gọi đau mắt hột. Nếu bệnh nhân không được chăm sóc và điều trị đúng cách, mủ của đau mắt hột sẽ gây ra sự nhiễm trùng tái đi tái lại. Hậu quả là để lại nhiều sẹo và lõm hột trên kết mạc thậm chí giác mạc. Điều này dẫn tới biến chứng mất/giảm thị lực thậm chí mù hoàn toàn.
Vi khuẩn Chlamydia trachomatis (kiểu huyết thanh D,E,K) cũng có thể lây qua đường tình dục tạo thành những nhiễm trùng riêng biệt không phải ở mắt và thường tự khỏi.
Nguyên nhân và đường lây truyền đau mắt hột đã được đề cập đến ở phần đầu bài viết. Bác sĩ trường Cao đẳng Y Dược Pasteur còn đặc biệt lưu ý một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng lây lan của chứng bệnh đau mắt hột như sau:
Đau mắt hột được chia thành 5 giai đoạn tiến triển từ lúc xuất hiện sưng tấy, đỏ mắt cho tới khi giảm thị lực thậm chí mù lòa. Cụ thể, bệnh diễn tiến qua các giai đoạn sau:
Sẹo mí mắt
Trong bệnh lý đau mắt hột, tuyến lệ cũng ít nhiều bị ảnh hưởng khiến lượng nước mắt suy giảm. Tình trạng giảm nước mắt sẽ gây ra khô mắt và làm nặng các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân cũng như tạo thuận lợi cho các biến chứng giác mạc. Vì vậy, ngoài điều trị viêm, cũng cần chú ý nhỏ nước muối hoặc nước mắt nhân tạo để làm dịu cho mắt.
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Bệnh đau mắt hột không để lại miễn dịch lâu dài, vì thế nếu không phòng ngừa đúng cách, chúng ta có thể bị tái nhiễm đau mắt hột mỗi khi thời tiết giao mùa. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, hãy nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng và vệ sinh cá nhân. Nếu gia đình có người bị đau mắt hột hãy đưa đi thăm khám và điều trị kịp thời cho người bệnh, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm cho người lành kịp thời.