Thiếu máu nói chung và thiếu máu thiếu sắt nói riêng là tình trạng rất phổ biến trong thai kỳ. Bệnh thường gây ra do thiếu hụt nguyên tố vi lượng sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Thiếu máu nói chung và thiếu máu thiếu sắt nói riêng là tình trạng rất phổ biến trong thai kỳ. Bệnh thường gây ra do thiếu hụt nguyên tố vi lượng sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Hãy cùng giảng viên bộ môn dinh dưỡng - ngành Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cùng tìm hiểu cách phòng tránh tình trạng này nhé.
Thực phẩm nào giúp đẩy lùi bệnh thiếu máu
Thiếu máu là bệnh lý xảy ra khi lượng huyết sắc tố trong cơ thể bị suy giảm so với bình thường. Tình trạng giảm số lượng hồng cầu đồng thời giảm lượng huyết sắc tố sẽ gây hậu quả thiếu Oxy cung cấp cho các tế bào và mô trong cơ thể. Hemoglobin (HGB - huyết sắc tố) là phân tử protein đặc trưng của hồng cầu với 4 chuỗi globin và nhân hem (có hàm lượng sắt cao), chúng làm cho máu có màu đỏ. Hemoglobin là phân tử trực tiếp vận chuyển oxy trong hệ tuần hoàn đi phân phối toàn cơ thể.
Bệnh thiếu máu là tình trạng mức Hemoglobin thấp hơn ngưỡng:
Đối với nam giới: <130g/l
Đối với nữ giới: <120 g/l
Đối với người già và phụ nữ có thai: <110 g/l
Thiếu máu nói chung và thiếu máu thiếu sắt nói riêng là tình trạng rất phổ biến trong thai kỳ. Bệnh thường gây ra do thiếu hụt nguyên tố vi lượng sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày. Hãy cùng giảng viên bộ môn dinh dưỡng - ngành Điều dưỡng trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cùng tìm hiểu cách phòng tránh tình trạng này thông qua thay đổi chế độ ăn uống như thế nào nhé.
Nhóm thực phẩm giàu sắt luôn là ưu tiên trong chế độ dinh dưỡng bổ máu cho người mắc bệnh. Cụ thể, đa số các người bệnh bị thiếu máu là do thiếu sắt và nguyên liệu tạo máu.
Ngoài việc bổ sung sắt dạng viên uống, chúng ta cũng có thể bổ sung lượng sắt tự nhiên thông qua chế độ ăn. Chế độ ăn hợp lý bổ sung sắt giúp các tế bào được nuôi dưỡng tốt hơn vừa giúp tình trạng bị thiếu máu được cải thiện. Có thể kể đến các thực phẩm chứa nhiều sắt (Fe) và dễ dàng sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày như: gan động vật, thịt đỏ, khoai tây, mộc nhĩ, và các loại hải sản nói chung,..
Vitamin B (đặc biệt vitamin B6, B9, B12) đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tủy xương sinh huyết cầu nói chung và tế bào hồng cầu nói riêng. Vì nguyên nhân này, những người bệnh đang trong tình trạng thiếu máu thì không thể quên bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B. Có thể kể đến như: sữa, trứng, cá ngừ, măng tây, các loại rau đậm màu…
Vitamin C được đánh giá là hiệu quả tích cực trong việc ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Nguyên nhân đến từ khả năng thúc đẩy cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Vitamin C cũng có khả năng ngăn lão hóa, giảm tình trạng viêm nhiễm, thúc đẩy sản xuất collagen,…. Nhờ vào những tác dụng tuyệt vời này nên các loại thức ăn chứa hàm lượng cao vitamin C luôn được ưu tiên bổ sung cho người bệnh thiếu máu thiếu sắt.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Rau sẫm màu bao gồm: cải bó xôi, mồng tơi, cải xoăn, lá lốt, cần tây, rau đay… Rau sẫm màu chứa rất nhiều vi chất sắt (chất sắt non-heme - nguồn gốc thức vật). Ngoài tác dụng bổ sung sắt, chúng cũng bổ sung lượng lớn axit folic và vitamin C, thông qua đó thúc đẩy cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
Thịt là thực phẩm giàu sắt heme. Do đó khi sử dụng thịt làm thực phẩm có thể bổ sung rất tốt lượng sắt cần thiết để sản xuất hồng cầu, qua đó góp phần đẩy lùi tình trạng thiếu máu. Các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, thịt bò,...đều nên bổ sung thêm nhiều loại thịt trong chế độ ăn.
Hải sản nói chung và các loại hải sản có vỏ đều rất giàu acid folic và chất sắt. Thông qua ăn hải sản, cơ thể sẽ có nguồn cung cấp sắt đầy đủ. Hải sản cũng rất đa dạng, phong phú, dễ dàng lựa chọn phù hợp khẩu vị cho bệnh nhân thiếu máu. Ngoài giàu sắt và acid folic, hải sản cũng chứa nhiều chất khoáng có lợi như kẽm, canxi, phốt pho…rất có lợi cho xương khớp. Mội số loại hải sản đại chúng như: tôm, cua, cá thu, cá hồi, sò, hàu…
Các loại hạt rất giàu chất sắt, có thể kể đến như: hạt điều, hạt bí, hạt óc chó, hạt hướng dương… Các loại hạt này có thể sử dụng như đồ ăn vặt cho bệnh nhân thiếu máu. Một cách sử dụng khác là salad rau củ kết hợp cùng các loại hạt. Sử dụng các loại hạt thường xuyên sẽ có tác dụng nâng cao thể trạng, đẩy lùi thiếu máu.
Các loại đậu tốt cho người thiếu máu gồm: đậu Hà Lan, đậu nành, đậu xanh, đậu trắng… Đậu từ lâu được công nhận như một nguồn thực phẩm giàu đạm thực vật. Các loại đậu đều có chứa hàm lượng vitamin và sắt rất phong phú. Ngoài ra, giá cả của các loại đậu không cao, phổ biến trên thị trường nên việc tìm mua không hề khó khăn.
Sữa động vật cùng với các sản phẩm chế biến từ sữa chế phẩm từ sữa là nguồn bổ sung sắt, vitamin A, C, B12 rất dồi dào. Đây là nguồn dinh dưỡng thiết yếu trong quá trình hấp thu chất sắt và hỗ trợ cơ thể sản sinh hồng cầu. Sữa là lựa chọn tốt để hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu.
Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Trái cây giàu vitamin C nói riêng và các loại vitamin cùng khoáng chất khác. Một số loại trái cây phù hợp cho người bệnh thiếu máu như: nho, ổi, xoài, dâu tây, cà chua…