Ziber: Thuốc điều trị ho và những lưu ý khi sử dụng

Thứ hai, 16/01/2023 | 16:09

Ziber là thuốc có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, được sử dụng điều trị các chứng ho, nhức đầu, cảm mạo do lạnh.

01673860712.jpeg

Ziber: Thuốc điều trị ho và những lưu ý khi sử dụng

1. Ziber là thuốc gì?

Theo DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Ziber là thuốc sản xuất từ thành phần thảo dược tinh dầu Gừng, giúp cơ thể tăng cường tuần hoàn huyết dịch, hỗ trợ chống cảm lạnh, buồn nôn và giúp giảm bớt tình trạng ho hay các vấn đề liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi.

Tác dụng của tinh dầu Gừng:

Tinh dầu Gừng được chiết xuất hoàn toàn từ thân rễ (cũ) Gừng tươi nên có các tác dụng như Gừng tươi nhưng lại đem đến hiệu quả tốt hơn vì có tính chất cô đặc hơn. Trong tinh dầu Gừng có chứa các thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: b-zingiberen, b-curcumenen, b-farnesen và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như: geraniol, linalol, borneol. Ngoài ra thân rễ Gừng còn có thành phần nhựa và các chất cay. Các hoạt chất trong tinh dầu Gừng có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, loại bỏ các chất nhầy trong cổ họng và phổi, giúp giảm sự viêm, giảm sưng trong cổ họng và chữa trị các bệnh đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm mũi. Bên cạnh đó, tinh dầu Gừng có mùi hương nhẹ nhàng giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi và giúp ngủ ngon. Ngoài ra, tinh dầu Gừng còn có tác dụng làm giảm tình trạng đông máu, tăng cường quá trình chuyển hóa lipid và giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể.

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Ziber?

Ziber được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc viên nang mềm với quy cách là hộp 10 vỉ x 10 viên nang mềm.

Trong mỗi viên nang mềm Ziber có chứa thành phần chính là

Tinh dầu Gừng (Oleum Zingiberis)……………………. 11,5 mg

3. Ziber được dùng cho những trường hợp nào?

Ziber được sử dụng cho các trường hợp sau:

Điều trị các chứng ho, nhức đầu, cảm mạo do lạnh.

Dùng trong những trường hợp ăn uống không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy.

11673860712.jpeg

Các cơn ho có thể do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp

4. Cách dùng - Liều lượng của Ziber?

Cách dùng: Viên Ziber được dùng đường uống.

Liều dùng:

Người lớn: Uống mỗi lần 2 viên, ngày uống 4 lần.

Trẻ em: Uống mỗi lần 1 viên, ngày uống 4 lần.

Tóm lại, tuỳ theo độ tuổi và tình trạng của người bệnh, cần dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn của dược sĩ tư vấn về liều dùng và liệu trình điều trị thích hợp để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả.

5. Cách xử lý nếu quên liều Ziber?

Nếu người bệnh quên một liều Ziber nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng thười điểm đã lên kế hoạch điều trị.

6. Cách xử lý khi dùng quá liều Ziber?

Hiện này, chưa có dữ liệu lâm sàng về người bệnh dùng quá liều Ziber. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào do dùng thuốc Ziber quá liều, phải ngừng thuốc ngay và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệu chứng. Dùng than hoạt để loại thuốc Ziber ra khỏi đường tiêu hoá.

7. Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Ziber?

1. Ziber chống chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Người có tiền sử mẫn cảm với Ziber hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ có thai.
  • Người bẹnh bị loét dạ dày, người thể nhiệt.

2.Thận trọng khi sử dụng Ziber cho những trường hợp sau:

  • Lưu ý thông báo cho Bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Ziber.
  • Lưu ý với phụ nữ có thai, chưa có dữ liệu nghiên cứu đầy đủ khi dùng Ziber trên người trong thời kỳ mang thai. Chống chỉ định dùng Ziber cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
  • Lưu ý với phụ nữ cho con bú, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh dùng Ziber gây hại cho trẻ bú sữa mẹ. Viên Ziber có thể dung được cho người mẹ đang cho con bú.
  • Lưu ý với người đang lái tàu xe và vận hành máy móc. Viên Ziber có thể sử dụng cho đối tượng này.
21673860712.jpeg

Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ tư vấn trước khi sử dụng thuốc Ziber

8. Viên Ziber gây ra các tác dụng phụ nào?

Hiện chưa có dữ liệu lâm sàng báo cáo về tác dụng phụ của Ziber. Tuy nhiên, người bệnh khi điều trị bằng Ziber có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn rất hiếm gặp như: đau vùng thượng vị, cơ thể bị nhiệt.

Tóm lại, trong quá trình sử dụng Ziber, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Ziber thì cần tham khảo ý kiến hướng dẫn của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn để xử trí kịp thời.

9. Viên Ziber tương tác với các thuốc nào?

Hiện nay, chưa có dữ liệu lâm sàng về tương tác thuốc Ziber khi dùng chung với các thuốc khác. Tuy nhiên, Ziber có thể xảy ra tương tác với các thuốc hoá dược, thuốc dược liệu khác, thực phẩm chức năng, các vị dược liệu khác hay thực phẩm. Tương tác thuốc xảy ra làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc báo cho dược sĩ tư vấn hoặc bác sĩ kê đơn biết những loại thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

10. Bảo quản Ziber như thế nào?

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Viên Ziber được bảo quản thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ dưới 30°C, nơi khô mát, tránh ánh sáng để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn tham khảo:

1. Ft-pharma.com: https://ft-pharma.com/san-pham/ziber/

Bảo Niệu Đức Thịnh, hỗ trợ điều trị về thận và tiết niệu

Bảo Niệu Đức Thịnh, hỗ trợ điều trị về thận và tiết niệu

Bảo Niệu Đức Thịnh, chế phẩm thảo dược quý hiếm, được sản xuất theo công nghệ hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO. Sản phẩm giúp bổ thận, giảm đái dầm, tiểu buốt, tiểu rắt và hỗ trợ cải thiện chức năng đường tiết niệu.
Cỏ roi ngựa: Bí quyết tự nhiên cho sức khỏe toàn diện

Cỏ roi ngựa: Bí quyết tự nhiên cho sức khỏe toàn diện

Cỏ roi ngựa, một loại thảo dược quý từ thiên nhiên, từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Trong y học hiện đại nhờ khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý và tăng cường sức đề kháng.
Viêm dạ dày cấp là bệnh gì? Nhận biết qua những triệu chứng nào?

Viêm dạ dày cấp là bệnh gì? Nhận biết qua những triệu chứng nào?

Viêm dạ dày cấp, nếu không được điều trị đúng cách, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để tránh các biến chứng nghiêm trọng, việc phát hiện và can thiệp sớm là vô cùng quan trọng.
Fencedol - Thuốc hạ sốt, giảm đau và những lưu ý khi sử dụng

Fencedol - Thuốc hạ sốt, giảm đau và những lưu ý khi sử dụng

Fencedol là thuốc điều trị cảm sốt, nhức đầu, đau răng, trật khớp, đau do chấn thương, căng cơ quá mức, đau lưng, gãy xương, đau sau giải phẫu, đau do viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp.
Đăng ký trực tuyến