Thuốc nào giúp giảm đau cơ hiệu quả?

Thứ năm, 19/12/2024 | 09:10

Đau cơ có thể do nhiều nguyên nhân và dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng gây bất tiện trong cuộc sống. Nếu cơn đau vượt quá khả năng chịu đựng, cần dùng thuốc để khắc phục. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện?

01734574648.jpeg
Đau cơ có thể do nhiều nguyên nhân và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Nguyên nhân nào gây ra đau cơ?

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, đau nhức cơ xảy ra khi các cơ ở bắp tay, bắp chân bị co rút hoặc đau. Nếu đau nhẹ, nó không gây khó chịu nhiều, nhưng khi đau nặng, người bệnh sẽ không thể vận động bình thường.

Nguyên nhân gây đau cơ thường là:

Tập luyện quá mức hoặc lao động nặng: Cơ bắp hoạt động quá tải, thiếu oxy và phải chuyển hóa yếm khí, gây ra các chất gây đau và tổn thương như bong gân, căng cơ.

Mệt mỏi, căng thẳng: Tinh thần căng thẳng kích thích hệ thần kinh sản sinh hormone khiến cơ căng lên, giảm lưu thông máu và oxy, gây đau cơ.

Nhiễm trùng cơ do vi khuẩn: Gây sưng, nóng sốt và đau cơ.

Nhiễm virus: Cảm lạnh, cúm, sốt xuất huyết do virus gây đau nhức cơ toàn thân.

Bệnh về cơ xương khớp:

  • Viêm khớp: Gây co rút và đau cơ.
  • Thoái hóa khớp: Làm đau và co rút cơ quanh khớp thoái hóa, thường đau khi vận động và giảm khi nghỉ.
  • Đau cơ xơ: Đau cơ ở mọi vị trí, kèm theo mất ngủ, mệt mỏi và trầm cảm, nhưng không có tổn thương thực thể khi kiểm tra.

Người bệnh đau cơ uống thuốc gì?

Để giảm thiểu triệu chứng đau cơ, bệnh nhân có thể áp dụng nhiều phương pháp, từ chườm lạnh, nghỉ ngơi hợp lý, dùng băng ép đến sử dụng thuốc. Nếu nguyên nhân là do vận động, nghỉ ngơi sẽ cải thiện triệu chứng, còn nếu do bệnh lý, thuốc là biện pháp hiệu quả hơn.

11734574648.png
Người bị đau cơ nên uống thuốc gì?

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, dưới đây là các nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị đau cơ:

Nhóm thuốc giảm đau:

  • Paracetamol: Giảm đau và hạ sốt hiệu quả đối với cơn đau nhẹ đến vừa, như đau lưng dưới hoặc căng cơ. Cần chú ý khoảng cách giữa các liều, ít nhất 4-6 giờ.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Các thuốc như naproxen, ibuprofen, aspirin, hoặc meloxicam, diclofenac, celecoxib giúp hạ sốt, chống viêm và giảm đau, hiệu quả với các cơn đau do viêm khớp hoặc thoái hóa khớp. Tuy nhiên, chúng có thể gây viêm loét dạ dày hoặc đột quỵ, nên cần tuân thủ chỉ định bác sĩ.
  • Thuốc corticosteroid: Dùng cho cơn đau nặng hoặc do bệnh lý tự miễn, khi NSAID không hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ như loãng xương hoặc suy giảm sức đề kháng, cần dùng theo hướng dẫn bác sĩ.
  • Thuốc Opioids: Dành cho trường hợp đau cơ nghiêm trọng, như fentanyl hoặc morphine. Tuy nhiên, thuốc có thể gây buồn ngủ, táo bón, và nguy cơ nghiện cao, cần sự giám sát của bác sĩ.

Nhóm thuốc giãn cơ: Thuốc như myonal, cyclobenzaprine, baclofen giúp giãn cơ và giảm co cứng cơ, được chỉ định trong trường hợp co thắt cơ hoặc đau cơ do thoái hóa khớp.

Phương pháp giảm đau cơ không dùng thuốc

Ngoài các loại thuốc giảm đau cơ đã nêu, bệnh nhân cũng nên kết hợp với các phương pháp giảm đau không dùng thuốc để nhanh chóng cải thiện tình trạng đau cơ:

  • Nghỉ ngơi khi cơ bắp còn đau, tránh vận động quá mức.
  • Áp dụng nguyên tắc nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và nâng cao vị trí tổn thương nếu đau cơ do tập luyện quá mức. Chườm lạnh bằng đá bọc trong khăn hoặc túi chườm, tránh tiếp xúc đá trực tiếp với da. Nếu đau lâu ngày, có thể xoa bóp và chườm ấm.
  • Châm cứu: Áp dụng cho người bị viêm khớp, thoái hóa khớp hoặc đau cổ cấp.

Để phòng ngừa đau cơ, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Thường xuyên tập thể dục vừa sức để cải thiện tuần hoàn và sức khỏe tim mạch.
  • Khởi động kỹ các cơ trước khi tập luyện.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin B, magie, kali, protein,...
  • Hạn chế căng thẳng và lo âu.

Tóm lại, việc dùng thuốc giảm đau và giãn cơ cần có sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: đau cơ
NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

Tăng huyết áp phổi (PH) là một tình trạng nghiêm trọng gây ra huyết áp cao trong các động mạch trong phổi và có thể ảnh hưởng đến bên phải tim của bạn.
VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là bệnh viêm mạn tính, đặc trưng bởi đau và cứng cột sống tiến triển. Đây là bệnh lý phổ biến trong nhóm cột sống huyết thanh âm tính, bao gồm VCSDK, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến và tổn thương khớp do bệnh viêm ruột.
Viêm họng không điều trị kịp thời dễ gây biến chứng gì?

Viêm họng không điều trị kịp thời dễ gây biến chứng gì?

Nhiều người thường xem nhẹ viêm họng mà không lường trước được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để nắm rõ các biến chứng do viêm họng gây ra cũng như cách phòng ngừa hiệu quả, bạn hãy cùng theo dõi những thông tin hữu ích dưới đây.
5 dấu hiệu điển hình của đau ruột thừa bạn cần biết

5 dấu hiệu điển hình của đau ruột thừa bạn cần biết

Đau ruột thừa, còn gọi là viêm ruột thừa, là một tình trạng cấp cứu ngoại khoa thuộc hệ tiêu hóa. Nếu không được nhận biết sớm và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Đăng ký trực tuyến