Tìm hiểu về sự thiếu hụt enzyme trong cơ thể người

Thứ hai, 26/12/2022 | 08:41

Enzyme giúp hấp thu và chuyển hóa thức ăn, cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thiếu enzyme cơ thể không thể hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

01672020005.jpeg

Ảnh hưởng của enzyme với cơ thể

Enzyme và vai trò của enzyme trong cơ thể

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Enzyme là một chất xúc tác sinh học có vai trò không thể thiếu, tham gia trực tiếp vào hoạt động sống của cơ thể. Một trong những vai trò nổi bật của enzyme đối với cơ thể sống là nó giúp hấp thu và chuyển hóa thức ăn để từ đó cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thiếu enzyme cơ thể không thể hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do vậy mà việc đo hoạt độ enzyme trong cơ thể (máu, nước tiểu, dịch sinh vật) là chỉ điểm quan trọng cho một số bệnh trên lâm sàng.

Chẳng hạn như việc đo nồng độ enzyme ở gan (các enzyme AST, ALT, GPT,…) trong huyết thanh hoặc huyết tương phần nào giúp đánh giá mức độ tổn thưởng gan hay cấu tạo và chức năng gan – mật, cụ thể là khi tế bào gan bị tổn thương, các enzyme có trong tế bào gan sẽ bị giải phóng ra máu, khiến nồng độ của chúng tăng lên cao. Hay khi các vấn đề xảy ra ở tuyến tụy là nơi tiết ra nhiều enzyme quan trọng có thể gây giảm nồng độ enzyme, có liên quan đến các bệnh như viêm tụy, ung thư tuyến tụy, xơ nang,…

Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme

Nhiệt độ và độ pH

Enzyme hoạt động tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ cơ thể, trong khoảng từ 36, 1 ° C đến 37, 2 ° C. Do đó, khi cơ thể bị sốt và nhiệt độ tăng cao, các enzyme không những không hoạt động tốt mà thậm chí còn bị biến đổi, không hoạt động hoặc hoạt động không bình thường, sai hỏng. Chẳng hạn như nhiệt độ cao làm cấu trúc của các enzym sẽ bị phá vỡ, enzyme lúc này không còn hoạt động bình thường, cách tốt nhất là cố gắng khôi phục nhiệt độ cơ thể trở về mức bình thường.

Enzyme cần môi trường có độ acid hay kiềm thích hợp, quy định bởi bản chất và nguồn gốc của enzyme đó. Cụ thể với những enzyme tiêu hóa được tiết ra từ dạ dày thì môi trường đòi hỏi phải có điều kiện pH thấp (pH acid), và ngược lại, enzyme tiết ra ở ruột non thì môi trường cần có điều kiện pH cao hơn (pH kiềm). Trong trường hợp độ pH quá thấp (quá acid) hoặc quá cao (quá bazo) thì cấu trúc và chức năng của enzyme có thể bị thay đổi.

Bên cạnh điều kiện môi trường như nhiệt độ và độ pH thì các enzyme cũng cần các loại cơ chất thích hợp để phát huy hết tác dụng. Ngoài ra, những điều kiện này còn giúp ích cho sự tồn tại lâu dài của enzyme (bao gồm enzyme nội sinh và enzyme ngoại sinh).

Chế độ ăn uống

Trong thực phẩm có chứa nhiều loại enzyme, nhất là enzyme tiêu hóa. Một chế độ ăn uống tốt có thể đảm bảo nguồn enzyme tự nhiên cho cơ thể, không những cung cấp và bổ sung các lượng enzyme cần thiết mà còn hỗ trợ quá trình sản sinh enzyme tự nhiên từ trong chính cơ thể.

Bệnh lý

Những enzyme nội sinh có mối liên quan chặt chẽ với các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là những cơ quan trực tiếp tiết ra enzyme, hoạt động của các cơ quan này sẽ ảnh hưởng đến số lượng và hoạt động của các enzyme. Ở bệnh viêm tụy và một số bệnh lý khác gây tổn thương tuyến tụy, các enzyme do tụy tiết ra (như enzyme lipase) bị giảm số lượng đáng kể và hiệu quả hoạt động của bị thay đổi.

Chất ức chế

Chất ức chế là những chất mà sự có mặt của chúng làm giảm hoặc ngăn chặn khả năng hoạt động của các enzyme, từ đó làm cản trở các phản ứng hóa học có sự xúc tác của enzym diễn ra trong cơ thể. Các chất ức chế có thể được sản sinh tự nhiên trong chính cơ thể hoặc là những chất từ bên ngoài như các chất độc, một số loại thuốc như thuốc kháng sinh.

Sự thiếu hụt enzyme bẩm sinh

11672020005.jpeg

Thiếu men G6PD

Theo giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng cho biết: Sự thiếu hụt enzyme có thể là bẩm sinh do bộ gen quy định, có liên quan đến yếu tố gen và di truyền. Nó còn được gọi là bệnh lý rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Một bệnh thiếu hụt enzyme bẩm sinh tiêu biểu là bệnh thiếu G6PD. Bệnh do đột biến liên quan đến NST X, thường gặp ở những người da đen, bệnh gây tan máu và trong quá trình tan máu cấp có thể điều trị hỗ trợ hoặc truyền máu (hiếm gặp).

Nguồn:

https://suckhoetieuhoa.com/thieu-hut-enzyme-co-nguy-hiem-khong-631-25.html

https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/tai-sao-enzyme-lai-quan-trong/#:~:text

https://www.msdmanuals.com/vi-vn/glucose-6-phosphate-dehydrogenase-g6pd

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe

Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngưỡng đầu vào đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề sẽ có nhiều thay đổi đáng chú ý trong các phương thức tuyển sinh.
Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đăng ký trực tuyến