Triệu chứng dị ứng thức ăn và hướng xử lý

Thứ hai, 16/01/2023 | 14:51

Sau khi ăn nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng dị ứng thức ăn. Để nắm rõ hơn các triệu chứng cũng như hướng xử lý khi bị dị ứng

01673856392.jpeg

Triệu chứng dị ứng thức ăn và hướng xử lý

1. Tình trạng dị ứng thức ăn là như thế nào?

Dị ứng thức ăn chính là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch xảy ra phản ứng quá mức với thành phần đặc biệt nào đó có trong thức ăn sau khi đưa vào cơ thể. Nếu đã bị dị ứng thì dù ăn với lượng rất ít, phản ứng dị ứng cũng có thể xảy ra. Dị ứng thức ăn có thể xảy ra sau khi ăn ngay lập tức hay vài giờ mới xuất hiện. Khi bị dị ứng sẽ khiến cơ thể cảm thấy khó chịu. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng thức ăn bao gồm di truyền, giới tính, tuổi tác, môi trường, thói quen ăn uống, sử dụng thuốc… Trong số đó, yếu tố tuổi tác có sự khác biệt rất lớn. Ví dụ, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở mọi lứa tuổi, tình trạng dị ứng đều có thể xảy ra tuy nhiên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi sẽ có nguy cơ bị dị ứng cao hơn người lớn. Nguyên nhân vì hệ miễn dịch của trẻ em chưa phát triển hoàn thiện so với người trưởng thành.

2. Những triệu chứng khi cơ thể bị dị ứng thức ăn

Theo Giảng viên Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Tùy thuộc vào cơ địa, loại thức ăn và lượng thức ăn nạp vào cơ thể mà triệu chứng và mức độ của dị ứng thức ăn của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên, khi bị dị ứng đều sẽ có các biểu hiện cơ bản sau đây

  • Mề đay, ngứa và phát ban ở da

Mề đay, ngứa ngáy, phát ban đỏ, nóng rát ở những vùng da mặt đặc biệt là vùng miệng, da cổ, bàn tay, bàn chân… chính là những dấu hiệu để dễ nhận biết khi cơ thể bị dị ứng.

  • Khó thở, tức ngực

Dị ứng thức ăn sẽ gây ra cảm giác ngứa ran ở cổ họng, nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến vùng họng bị tổn thương dẫn đến những đường dẫn khí nhỏ bị sưng, viêm do đó lúc này cơ thể sẽ cảm thấy thở khó, thở khò khè và kèm theo đó là tức ngực. 

  • Nôn mửa, tiêu chảy

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nôn mửa và tiêu chảy, dị ứng thức ăn cũng là một trong số đó. Để xác định đúng nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp, chúng ta cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đi khám ngay nếu gặp phải tình trạng này. 

  • Tụt huyết áp

Cảm giác khó thở, tức ngực, ngứa rát, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy nếu không có biện pháp điều trị tích cực để kéo dài có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng tới sức khỏe như chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, tụt huyết áp, ngất.

  • Sốc phản vệ

Tỷ lệ sốc phản vệ do dị ứng thức ăn tuy không cao nhưng mức độ gây nguy hiểm lớn, sốc phản vệ thường xảy ra ở những trường hợp bị dị ứng đột ngột. Nếu không được sơ cứu kịp thời có thể bị hôn mê, bất tỉnh hay thậm chí là tử vong. Những dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ sau khi ăn bao gồm: hẹp, hạn chế và khó khăn trong hô hấp, cổ họng bị nóng, ngứa, sưng đỏ, mạch đập nhanh, bị hạ huyết áp, mất tỉnh táo, ý thức.

Ngoài ra, tùy vào cơ chế dị ứng – dị ứng lập tức hay dị ứng muộn và cơ địa mỗi người mà khi bị dị ứng thức ăn cũng có thể xuất hiện những triệu chứng khác như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm da, ho, mệt mỏi, mất ngủ… Do những triệu chứng này giống với những bệnh khác nên đôi khi chúng ta dễ lơ là và bỏ qua.

3. Biện pháp phòng ngừa và xử lý khi bị dị ứng thức ăn

Phòng ngừa dị ứng thức ăn

Vì tỷ lệ trẻ em dễ bị dị ứng thức ăn cao hơn so với người lớn cho nên cha mẹ cần kỹ lưỡng và cẩn thận khi chọn lựa và chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, đồ dùng hay dụng cụ ăn uống của trẻ cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, tránh những chất có thể gây dị ứng dính vào.

11673856392.jpeg

Trẻ em chính là đối tượng dễ bị dị ứng thức ăn

Chúng ta nên tìm hiểu xem bản thân hay các thành viên trong gia đình bị dị ứng với loại thực phẩm nào, khi nghi ngờ thực phẩm đó có thể gây dị ứng cần hạn chế sử dụng. Đối với những loại thực phẩm đã từng gây dị ứng thì tốt nhất là không dùng. Khi sử dụng thực phẩm đóng hộp sẵn nên xem kỹ thành phần, đảm bảo không chứa những chất có thể gây ra dị ứng. Không được sử dụng thực phẩm hết hạn vì sẽ gây ra dị ứng và có nguy cơ ngộ độc. 

Hướng xử trí khi bị dị ứng thức ăn

  • Khi nghi ngờ bị dị ứng thức ăn cần lập tức ngưng sử dụng thức ăn đó, uống vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
  • Thăm khám để điều trị khi cơ thể xuất hiện triệu chứng dị ứng
  • Trường hợp bị sốc phản vệ, lập tức xoa bóp tim ngoài lồng ngực, đưa đi cấp cứu nhanh nhất có thể để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
  • Chỉ sử dụng thuốc sau khi bác sĩ đưa ra chỉ định, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Tóm lại, khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện hay triệu chứng sau khi ăn, đặc biệt là thức ăn lạ như trên bài đã phân tích chúng cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân và cách điều trị. Mong rằng với những thông tin hữu ích Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã cung cấp, chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết và có cách phòng tránh cũng như xử trí hiệu quả khi bị dị ứng thức ăn.

Mebeser 24mg: Thuốc trị chóng mặt và những lưu ý khi sử dụng

Mebeser 24mg: Thuốc trị chóng mặt và những lưu ý khi sử dụng

Mebeser  24mg là thuốc được sử dụng điều trị hội chứng Meniere của rối loạn ở tai trong với các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, mất thính lực, nghe kém, buồn nôn.
Vì sao trẻ chậm tăng cân và giải pháp thích hợp

Vì sao trẻ chậm tăng cân và giải pháp thích hợp

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi thấy trẻ chậm tăng cân và thấp bé hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ tăng cân chậm? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này và giúp bé phát triển cao lớn hơn?
Lipvar 10 - Thuốc hạ lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Lipvar 10 - Thuốc hạ lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Lipvar 10 là thuốc được sử dụng trong điều trị tăng lipid máu bao gồm tăng cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, triglycerid và apolipoprotein B, giúp phòng ngừa các biến cố tim mạch như giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, giảm nguy cơ đột quỵ và cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Tocemux: Thuốc tiêu chất nhầy phế quản và những lưu ý khi sử dụng

Tocemux: Thuốc tiêu chất nhầy phế quản và những lưu ý khi sử dụng

Tocemux là thuốc được sử dụng làm thuốc tiêu chất nhầy trong bệnh lý hô hấp có đờm nhầy quánh như trong viêm phế quản cấp, viêm phế quản mạn và tăng tiết dịch đường hô hấp do thuốc giúp đờm loãng hơn khiến ho khạc đờm dễ dàng hơn.
Đăng ký trực tuyến