Vai trò của nước đối với cơ thể con người

Thứ bảy, 07/01/2023 | 09:48

Trong cơ thể, nước chiếm phần lớn trọng lượng. Nước rất cần thiết cho sức khỏe, tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể. Nước giữ vai trò điều hòa thân nhiệt, loại bỏ chất thải và giúp não bộ hoạt động.

01673060733.jpeg

Nước giữ vai trò quan trọng với hầu hết các cơ quan trong cơ thể

Điều hòa thân nhiệt

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Lượng nước trong cơ thể giữ vai trò quan trọng để duy trì thân nhiệt. Khi trong môi trường nóng hay hoạt động thể chất mạnh, cơ thể sẽ mất nước qua mồ hôi. Cơ thể sẽ được làm mát khi tiết mồ hôi tuy nhiên nếu không được bổ sung đủ lượng nước đã mất thân nhiệt sẽ tăng lên lại. Ngoài ra, cơ thể cũng sẽ mất chất điện giải và huyết tương nếu bị mất nước quá nhiều do đó nếu bị đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường hãy uống nhiều nước để bù đủ lượng chất lỏng.

Bài tiết chất thải

Nước giúp cơ thể bài tiết chất thải thông qua các hoạt động như đổ mồ hôi, tiểu tiện và đại tiện… Khi tập thể dục hay ở nhiệt độ nóng, cơ thể tiết mồ hôi giúp điều chỉnh nhiệt độ, uống đủ nước giúp hình thành phân và tránh tình trạng táo bón ngoài ra còn giúp thận hoạt động hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa sỏi thận.

Tối đa hiệu quả hoạt động thể chất

  • Tăng cường sức mạnh và sức bền

Trong khi hoạt động thể chất, uống nhiều nước là điều cần thiết. Một vận động viên trung bình sẽ mất 6 - 10% trọng lượng cơ thể thông qua việc đổ mồ hôi trong khi vận động. Những người tham gia tập luyện sức bền hay các môn thể thao ở cường độ cao như bóng đá, bóng rổ, điền kinh… sẽ dễ bị mất nước hơn. Bù đủ nước sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh và khả năng chịu đựng của cơ thể.

Nếu vận động mạnh dưới trời nóng mà không bổ sung đủ nước sẽ dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng như tăng thân nhiệt và tụt huyết áp. Nguy hiểm hơn, mất quá nhiều nước còn có thể gây co giật, thậm chí là tử vong. Ngoài ra, tác dụng của nước trong cơ thể còn giúp kích hoạt quá trình trao đổi chất giúp ảnh hưởng tích cực đến mức năng lượng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở cả nam và nữ khi uống đủ 500 ml nước giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 30% và kéo dài hơn một giờ.

  • Bảo vệ mô, khớp, tủy sống

Nước là chất giúp bôi trơn và nâng đỡ các khớp, tủy sống và mô trong cơ thể. Nhờ đó chúng ta có thể thoải mái hoạt động thể chất, giảm bớt được sự khó chịu do viêm khớp gây ra.

  • Cải thiện tình trạng lưu thông oxy máu

Nước giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến cho toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Khi được bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày sẽ cải thiện được tình trạng lưu thông tuần hoàn và có tác động tốt đến sức khỏe tổng thể.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

  • Tạo nước bọt

Thành phần chính của nước bọt chính là nước, một lượng nhỏ chất điện giải, chất nhầy và enzyme… Nước bọt giúp phá vỡ thức ăn rắn và giữ cho khoang miệng được khỏe mạnh. Bình thường, cơ thể sẽ sản xuất nước bọt nhờ bổ sung chất lỏng thường xuyên. Khả năng sản xuất nước bọt có thể bị giảm do ảnh hưởng tuổi tác hay đang dùng một số loại thuốc gây khô miệng…

  • Ngăn ngừa tình trạng táo bón

Cần duy trì lượng nước trong cơ thể để thúc đẩy nhu động ruột. Nếu không được cung cấp đủ nước, magie và chất xơ sẽ dễ dẫn đến tình trạng táo bón. Khi bị táo bón có thể bổ sung các loại nước uống có ga và nước lọc để giảm bớt các triệu chứng.

  • Hấp thu chất dinh dưỡng

Nước giúp hòa tan vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác từ thực phẩm. Sau đó vận chuyển dưỡng chất đến khắp nơi trong cơ thể.

Ngăn ngừa bệnh tật

Vai trò của nước trong cơ thể còn giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh như táo bón, sỏi thận, hen suyễn do vận động mạnh, nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng huyết áp… Khi cơ thể bị mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như suy thận, co giật… Vì vậy, cần bảo đảm uống đủ nước để bù lượng mất đi qua mồ hôi và đi tiêu -  tiểu.

Hỗ trợ chức năng của não bộ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi cơ thể không có đủ nước sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tập trung, tỉnh táo và trí nhớ ngắn hạn.

Không bổ sung đủ nước cũng gây ảnh hưởng đến tâm trạng, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, nhầm lẫn và lo lắng.

Làm đẹp

  • Đẹp da

Làn da sẽ được giữ ẩm và thúc đẩy sản xuất collagen khi cơ thể được bổ sung đủ nước thường xuyên. Tuy nhiên cần lưu ý kết hợp giữa uống nước, thói quen chống nắng, bổ sung dưỡng chất để giảm tác động của quá trình lão hóa.

  • Giảm cân

Có mối liên hệ giữa chất béo và lượng nước trong cơ thể. Uống nhiều nước hơn bình thường kết hợp cùng ăn kiêng và tập thể dục sẽ giúp giảm cân hiệu quả.

11673060733.jpeg

Nước giúp làm đẹp da và hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ?

Theo giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng cho biết: Để có sức khỏe tối ưu cần quan tâm đến lượng nước uống mỗi ngày. Phần lớn mọi người chỉ uống nước khi họ cảm thấy khát tuy nhiên nhu cầu lượng nước thật sự từ tất cả các loại đồ uống và thực phẩm cần phải nạp vào là 3,7 lít/ngày ở nam giới, 2,7 lít/ngày ở phụ nữ.

Thông thường, chúng ta sẽ nhận được khoảng 20% lượng chất lỏng hàng ngày từ thực phẩm, phần còn lại từ các loại đồ uống.

Những cách để đánh giá tỷ lệ nước trong cơ thể:

  • Cảm giác khát: cơ thể không được bổ sung đủ nước
  • Nước tiểu có màu sẫm: Biểu thị mất nước
  • Nước tiểu nhạt hoặc không màu: Tỷ lệ nước trong cơ thể phù hợp

Như vậy, nước giữ vai trò quan trọng đối với hầu hết chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Hằng ngày, uống đủ lượng nước khuyến cáo sẽ giúp duy trì hoạt động bình thường và cải thiện sức khỏe tổng thể. Chúng ta nên mang theo một chai nước khi đi bất cứ nơi đâu. Đặt mục tiêu uống nước mỗi ngày, cần đạt được một nửa lượng nước cần thiết vào giữa trưa và luôn hoàn thành mục tiêu uống nước vào khoảng một giờ trước khi đi ngủ.

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến