Xét nghiệm ALP: Công cụ hữu ích trong kiểm tra gan và xương

Thứ sáu, 18/08/2023 | 10:29

Xét nghiệm đo hoạt độ ALP là việc thực hiện xét nghiệm để kiểm tra nồng độ enzyme phosphatase kiềm có trong huyết thanh, nhằm hỗ trợ bác sĩ trong việc đánh giá tình trạng chức năng của gan hoặc xương.

1. ALP máu là gì?

ALP (Alkaline Phosphatase) là một loại enzyme có mặt trong cơ thể người và các loài động vật khác. Enzyme này tham gia vào các quá trình sinh hóa trong cơ thể, đặc biệt liên quan đến quá trình tạo ra axit nucleic và phospholipid. Nó cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo xương và tái tạo các mô xương.

123
ALP (Alkaline Phosphatase) là enzyme tham gia vào quá trình sinh hóa trong cơ thể

Xét nghiệm ALP máu được thực hiện để đo lượng enzyme ALP có trong huyết thanh máu. Khi cơ thể gặp các vấn đề về gan, xương, mật, hoặc tiết niệu, lượng enzyme ALP trong máu có thể thay đổi.

2. Xét nghiệm ALP máu có ý nghĩa gì với sức khỏe gan và xương?

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Xét nghiệm đo nồng độ phosphatase kiềm là việc được chỉ định nhằm xác định mức độ enzym ALP trong huyết thanh máu. Thông qua thực hiện xét nghiệm này, các chuyên gia y tế có thể đánh giá chức năng gan và kiểm tra xem có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến xương của bệnh nhân hay không.

Với mục tiêu kiểm tra chức năng gan, việc đo hoạt độ ALP là một phần quan trọng của bộ xét nghiệm chức năng gan cơ bản. Khi gan gặp tổn thương hoặc phải đối mặt với rối loạn, điều này thường đi kèm với các dấu hiệu như da và mắt vàng, đau bụng, buồn nôn và nôn mửa. Trong bối cảnh này, xét nghiệm ALP có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh. Kết quả đo hoạt độ ALP cung cấp thông tin quan trọng giúp bác sĩ xác định các bệnh như viêm gan, xơ gan, viêm túi mật và tắc ống dẫn mật.

Đối với vấn đề liên quan đến xương, xét nghiệm ALP đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện các bệnh lý liên quan đến nồng độ phosphatase kiềm ở trẻ em, bao gồm còi xương, nhuyễn xương và bệnh Paget.

Hơn nữa, chỉ số phosphatase kiềm trong huyết thanh còn mang ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tình trạng thiếu hụt vitamin D trong cơ thể, phát hiện sự hiện diện của khối u hay các bất thường trong quá trình phát triển xương.

3. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm ALP máu?

Enzyme ALP được sử dụng để tiến hành quá trình sàng lọc và chẩn đoán các bệnh liên quan đến gan và xương. Vì vậy, những bệnh nhân có các triệu chứng bất thường tại cả gan và xương là đối tượng cần thực hiện xét nghiệm đo hoạt độ ALP.

Về phần gan, khi bác sĩ phát hiện những dấu hiệu liên quan đến vấn đề gan như:

  • Biểu hiện vàng da
  • Cảm nhận đau ở vùng bụng
  • Tình trạng nôn mửa
  • Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm đo hoạt độ ALP.
  • Liên quan đến xương, xét nghiệm này được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề như:
  • Còi xương
  • Hiện tượng nhuyễn xương
  • Bệnh Paget
  • Tình trạng thiếu hụt vitamin D
  • Sự xuất hiện của u xương
  • Các bất thường trong quá trình phát triển xương.
456
Xét nghiệm ALP có thể giúp chẩn đoán bệnh Paget

4. Ý nghĩa lâm xét của kết quả xét nghiệm ALP máu

Bình thường:

Dưới đây là các giá trị bình thường, còn gọi là phạm vi tham chiếu, cho hoạt độ ALP trong máu. Phạm vi này có thể thay đổi tùy theo từng phòng xét nghiệm. Thêm vào đó, khi bác sĩ đánh giá kết quả, họ sẽ cân nhắc cả tình trạng sức khỏe cũng như nhiều yếu tố khác. Do đó, nếu một giá trị vượt ra khỏi các giới hạn bình thường dưới đây, nó vẫn có thể được coi là trong khoảng bình thường.

Cho người trưởng thành: Khoảng từ 25 đến 100 đơn vị mỗi lít (U/L) hoặc từ 0,43 đến 1,70 microkatals mỗi lít (mckat/L);

Đối với trẻ em: Dưới 350 U/L hoặc dưới 5,95 mckat/L.

Nồng độ ALP tăng:

Sự gia tăng nồng độ ALP có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể, nồng độ cao của enzyme ALP có thể phản ánh các vấn đề liên quan đến gan, như bệnh viêm gan, tắc nghẽn ống mật (có thể gây vùng da vàng), sỏi mật, xơ gan, thậm chí là các khối u gan hoặc ung thư di căn từ các bộ phận khác của cơ thể đến gan. Thêm vào đó, sự tăng nồng độ phosphatase kiềm cũng có thể là một dấu hiệu cho những bệnh về xương, như bệnh Paget, nhuyễn xương, còi xương ở trẻ em, sự hình thành khối u trong xương hoặc ung thư di căn từ bộ phận khác sang xương. Một trường hợp khác có thể do tuyến cận giáp hoạt động quá mức (cường tuyến cận giáp).

Sự gia tăng hoạt độ ALP cũng có thể liên quan đến quá trình phục hồi sau gãy xương. Bệnh nhân bị suy tim, đau tim, bệnh bạch cầu đơn nhân, hoặc ung thư thận cũng thường có nồng độ ALP tăng cao. Một trường hợp khác là khi nhiễm trùng nghiêm trọng lan rộng khắp cơ thể (gọi là nhiễm trùng huyết), cũng có thể gây tăng nồng độ ALP máu. Đối với phụ nữ mang thai, nồng độ ALP thường cao hơn vì thai nhi cũng đóng góp vào sự sản xuất enzyme này.

Nồng độ ALP giảm:

Nồng độ ALP dưới mức bình thường có thể phát sinh từ:

  • Các vấn đề dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, ví dụ như bệnh celiac.
  • Chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Một loại bệnh di truyền liên quan đến xương, được biết đến là hypophosphatasia.

Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật và chia sẻ

Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Sốt siêu vi là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy nên uống thuốc gì để nhanh khỏi, chăm sóc người bệnh ra sao và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả?
U da lành tính có đáng lo ngại? Những điều bạn cần biết

U da lành tính có đáng lo ngại? Những điều bạn cần biết

U da lành tính hình thành do sự tăng sinh bất thường và không kiểm soát của các tế bào da. Đây là những tổn thương xuất hiện trên bề mặt da, không có khả năng xâm lấn hay di căn đến các cơ quan khác. Vậy u da lành tính có nguy hiểm không?
NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

Tăng huyết áp phổi (PH) là một tình trạng nghiêm trọng gây ra huyết áp cao trong các động mạch trong phổi và có thể ảnh hưởng đến bên phải tim của bạn.
VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là bệnh viêm mạn tính, đặc trưng bởi đau và cứng cột sống tiến triển. Đây là bệnh lý phổ biến trong nhóm cột sống huyết thanh âm tính, bao gồm VCSDK, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến và tổn thương khớp do bệnh viêm ruột.
Đăng ký trực tuyến