Trong Đông y, liên kiều là loại dược liệu có công dụng giải độc, giúp tiêu viêm, làm tan mủ... Mặc dù liên kiều có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu không sử dụng đúng cách có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
Trong Đông y, liên kiều là loại dược liệu có công dụng giải độc, giúp tiêu viêm, làm tan mủ... Mặc dù liên kiều có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu không sử dụng đúng cách có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
Lá liên kiều có hình trứng, mép lá có hình răng cưa
Cây hạn liên tử, cây thanh kiều, cây trúc căn… là các tên gọi khác của cây liên kiều. Cây liên kiều mang tên khoa học Forsythia Suspensa Vahl.
Liên kiều là cây bụi, chiều cao cây trung bình từ 2 – 4m. Thân cây phân thành nhiều cành non, cành có 4 cạnh với nhiều đốt. Lá liên kiều có hình trứng, mép có hình răng cưa không đều, các lá mọc đối nhau hoặc mọc thành vòng.
Quả liên kiều có hình trứng dẹt, cạnh trên của quả lồi và đầu quả nhọn. Khi quả chín, phần đầu nhọn sẽ nứt ra. Vỏ quả mang màu nâu nhạt, bên trong có nhiều hạt. Tháng 8 -9 là thời gian cây cho quả, đến tháng 10 quả sẽ bắt đầu chín.
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Liên kiều có chứa các hoạt chất như: forsythia, phillyrin, oleanolic, phenol, matiresinoside, saponin,rutin, alcaloid,...
Dược liệu liên kiều có vị đắng, mang tính hàn, hơi chua, quy kinh vào thận, vị, phế, thận, tâm, can bàng quang, phế, đờm, đại trường, tam tiêu. Liên kiều có công dụng thanh nhiệt cơ thể, giúp giải độc, làm tiêu sưng viêm, đinh nhọt, giảm đờm hạch, trị cảm mạo phong nhiệt, mê sảng và giúp trừ nhiệt ở tâm.
Trong Tây y, Liên kiều có thành phần hóa học đa dạng mang lại những công dụng dược lý có ích như:
Ngoài ra, một số tác dụng dược lý khác có thể kể đến của liên kiều như làm hạ huyết áp, giúp tăng lưu lượng máu tuần hoàn của cơ thể, giúp bảo vệ gan, giải nhiệt cơ thể, cầm nôn, giúp lợi tiểu và cường tim... Bên cạnh đó, liên kiều còn thường được sử dụng để chữa tiêu phù, làm giảm protein trong nước, điều trị các triệu chứng liên quan đến mắt và thị lực, chữa xuất huyết võng mạc.
Theo tin tức y dược dược liệu liên kiều có thể dược sử dụng ở nhiều dạng khác nhau như: sắc thuốc lấy nước uống hay điều chế dạng hoàn tán phối hợp cùng các vị thuốc khác để nâng cao hiệu quả điều trị. Tùy thuộc vào từng bài thuốc khác nhau mà sử dụng liên kiều với hàm lượng khác nhau. Tuy nhiên hàm lượng chỉ nên giới hạn trong khoảng từ 6 - 12 gam/ngày.
Liên kiều giúp thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt
Cách 1: chuẩn bị 20 gam mẫu lệ, 12 gam liên kiều, 12 gam hạ khô thảo, 12 gam huyền sâm. Dùng hỗn hợp dược liệu kể trên sắc cùng 500 ml nước, sắc với lửa nhỏ cho đến khi nước còn khoảng 150 ml.
Cách 2: chuẩn bị 250 gam liên kiều và 250 gam vừng đen, đem cả 2 tán nhỏ thành hỗn hợp bột mịn. Uống hỗn hợp này cùng với 8g nước sôi ấm, uống 2 lần/ngày.