Bồ công anh - Vị thuốc Giải độc gan, thanh lọc cơ thể, ngừa Ung thư

Thứ ba, 25/02/2025 | 15:41

Bồ công anh không chỉ là loài hoa mang thông điệp tích cực từ cuộc sống mà còn là một vị thuốc quý với nhiều công dụng hữu ích. Thảo dược này giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan, phòng ngừa ung thư và có thể dùng thay trà uống hàng ngày.

Hãy cùng tìm hiểu thêm về vị thuốc này nhé! Theo Dược sĩ CKI Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:

01740473865.jpeg

Hình ảnh cây Bồ công anh

1. Đặc điểm chung cây Bồ công anh

Tên khác: Rau diếp hoang, rau bồ cóc, mũi mác, rau lưỡi cày,

Tên khoa học: Lactuca indica - thuộc họ cúc Asteraceae. 

1.1. Mô tả thực vật

  • Cây thảo, thân nhỏ, cao 1 - 3m, mọc thẳng, nhẵn, ít cành, chứa nhiều nhựa trắng đục.
  • Lá có nhiều hình dạng khác nhau, thân và lá có vị đắng.
  • Hoa có hai loại: vàng (hoàng hoa địa đinh) và tím (tử hoa địa đinh), đều được dùng làm thuốc.

1.2. Phân bố

  • Mọc hoang nhiều ở miền Bắc Việt Nam.
  • Miền Nam có cây Chỉ thiên (Elephantopus scaber), cũng được gọi là bồ công anh và dùng làm thuốc. Cần phân biệt khi dùng để tránh nhầm lẫn

1.3. Sự tích về cây Bồ công anh:

Một cô gái bị nổi nhọt ở vú, sưng đỏ và đau đớn nhưng không dám nói cùng ai. Khi dì ghẻ phát hiện, bà mắng chửi và đuổi cô ra khỏi nhà. Tủi thân, cô định tự vẫn bên bờ sông.

May mắn thay, cha con ngư ông họ Bồ đang đan lưới gần đó đã cứu cô. Biết được bệnh tình, ngư ông chỉ con gái hái thuốc chữa trị. Vài tuần sau, bệnh của cô gái thuyên giảm.

Người cha hối hận đi tìm con, cuối cùng gặp lại cô ở thuyền của ngư ông. Để tỏ lòng biết ơn, cô gái đặt tên cây thuốc là Bồ Công Anh, ghi nhớ công lao cứu giúp của cha con ngư ông. Từ đó, Bồ công anh được dùng để chữa sưng vú.

2. Bộ phận dùng

Cách sử dụng Bồ công anh:

  • Dạng tươi: Dùng như rau ăn hằng ngày – nấu canh, làm salad, luộc, xào…
    • : Giàu vitamin A, C, canxi và chứa nhiều sắt hơn rau bó xôi.
    • Hoa: Chứa beta-carotene, tiền chất của vitamin A.
  • Dạng khô: Dùng làm thuốc tùy theo nhu cầu.

3. Thành phần hóa học

  • Beta-carotene, lutein (cải thiện thị giác, chống oxy hóa).
  • Polyphenol, vitamin C, vitamin E.
  • Các vi lượng: canxi, kali, phospho, magie, sắt.
11740473865.jpeg

Hoa Bồ công anh

4. Tác dụng dược lý

Chia sẻ cụ thể hơn về công dụng với sinh viên Cao đẳng Dược TPHCM cụ thể:

4.1. Theo Y học cổ truyền (YHCT)

  • Tính lạnh, vị đắng ngọt, vào kinh Can và Vị.
  • Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, mát huyết, tiêu viêm, thông sữa, sáng mắt.
  • Chữa đau mắt đỏ, sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt, viêm đường hô hấp, viêm dạ dày.

4.2. Theo Y học hiện đại

  • Bảo vệ gan:
    • Các dẫn xuất acid quinic ức chế virus viêm gan B (HBV).
  • Kháng khuẩn:
    • Diệt khuẩn mạnh đối với Staphylococcus aureus, Streptococcus hemolyticus.
    • Ức chế Mycobacterium tuberculosis, Leptospira và nấm.
  • Chống oxy hóa:
    • Acid caffeic và flavonoid giúp loại bỏ gốc tự do.
  • Kháng viêm:
    • Ức chế sản xuất NO, giảm viêm qua cơ chế đại thực bào.
  • Cải thiện thị giác:
    • Lutein bảo vệ võng mạc, ngăn thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.

5. Bài thuốc dân gian từ bồ công anh

  • Chữa hói đầu: Bồ công anh 150g, đậu đen 500g, sắc lấy nước, uống 2 lần/ngày, mỗi lần 50g.
  • Thông sữa, trị tắc tia sữa: Bồ công anh 60g tươi, giã lấy nước uống, bã đắp lên vú, dùng 2 lần/ngày.
21740473865.jpeg

Vị thuốc bồ công anh.

  • Viêm dạ dày: Bồ công anh 30g, nhục quế 5g, cam thảo 6g, nghiền bột, uống 10g/lần, 3 lần/ngày.
  • Đau mắt đỏ: Bồ công anh 40g, dành dành 12g, sắc uống trong ngày.
  • Viêm gan cấp tính: Bồ công anh 20g, xa tiền tử 10g, nhân trần 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
  • Trà bồ công anh: Dùng cây khô, hoa hoặc rễ pha nước sôi, thêm mật ong hoặc bột quế tùy thích.
  • Chữa mụn nhọt, rắn cắn: Giã nát lá tươi với muối, đắp lên vùng tổn thương, băng lại.

6. Lưu ý khi sử dụng

- Không dùng cho:

  • Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Người mẫn cảm, dị ứng với bồ công anh.
  • Người mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim sung huyết.
  • Người mắc hội chứng ruột kích thích, tắc ống mật, tắc ruột.

- Tác dụng phụ: Hiếm gặp nhưng có thể gây buồn nôn, tiêu chảy nhẹ, dị ứng da.

Tóm lại: Bồ công anh là thảo dược quý với nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trong tương lai, bồ công anh hứa hẹn trở thành nguồn dược liệu tiềm năng nhờ vào những nghiên cứu chuyên sâu về hoạt chất sinh học và ứng dụng trong y học hiện đại. Việc bảo tồn và phát triển vùng trồng bồ công anh sẽ mở ra hướng đi mới trong lĩnh vực dược phẩm tự nhiên, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế bền vững./.

Ds.CKI.Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: bồ công anh
Lợi ích của Hoa ngũ sắc đối với sức khoẻ

Lợi ích của Hoa ngũ sắc đối với sức khoẻ

Hoa ngũ sắc là vị thuốc được sử dụng trong y hoc cổ truyền có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt, trừ thấp và được dùng để điều trị bệnh phong thấp, đau xương, quai bị, sốt cao, ho ra máu, cao huyết áp,…
Thiên Cân Bạt -Vị thuốc Kiện gân, xương và thanh phế hiệu quả

Thiên Cân Bạt -Vị thuốc Kiện gân, xương và thanh phế hiệu quả

Thiên Cân Bạt (Radix Flemingiae) là dược liệu quý trong y học cổ truyền, có tác dụng kiện gân cốt, thanh phế, giải độc, giảm viêm, giãn cơ. Cây mọc hoang trên đồi núi và được dùng lâu đời trong bài thuốc dân gian.
ÍCH TÂM KHANG – SẢN PHẨM TỪ THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HỞ VAN TIM

ÍCH TÂM KHANG – SẢN PHẨM TỪ THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HỞ VAN TIM

Bệnh tim mạch phổ biến, ảnh hưởng sức khỏe. Nhiều người dùng thảo dược hỗ trợ điều trị, đặc biệt hở van tim. Ích Tâm Khang là sản phẩm tiêu biểu, kết hợp y học cổ truyền và công nghệ hiện đại, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Công dụng của Mộc hương đối với sức khoẻ

Công dụng của Mộc hương đối với sức khoẻ

Mộc hương là một thảo dược thường sử dụng trong đông y làm thuốc hỗ trợ tiêu hóa, bổ dạ dày, tăng sức khoẻ tim, trừ đờm, lợi tiểu, chữa đầy hơi, ợ chua, tả, lỵ, nôn mửa,…
Đăng ký trực tuyến