Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu thường gặp

Thứ hai, 16/01/2023 | 10:07

Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt về y học, ngày càng nhiều kỹ thuật xét nghiệm để hỗ trợ về mặt lâm sàng và chẩn đoán, trong đó các xét nghiệm máu thường được sử dụng phổ biến.

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm cơ bản được thực hiện tại các bệnh viện, các phòng xét nghiệm, không những thế bản thân người bệnh cũng hoàn toàn có thể tự làm tại nhà bằng máy đo cầm tay thông dụng. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm máu có thực sự chính xác hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì dưới đây là những yếu tố thường gặp có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn.

01673839030.jpeg

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu thường gặp

1. Phần hành chính gặp sai sót

Khi lấy bất cứ bệnh phẩm nào ta cần phải kiểm tra, đối chiếu đúng các thông tin hành chính họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, số giường, số phòng, khoa phòng nào, bác sĩ chỉ định xét nghiệm,… những thông này cần được ghi đầy đủ để tránh việc nhầm lẫn giữa bệnh nhân này với bệnh nhân khác, từ đó sẽ dẫn đến đọc nhầm kết quả. Phần hành chính là phần đơn giản nhưng nếu không cẩn thận có thể sai sót bất kỳ lúc nào.

2. Bệnh nhân ăn uống trước khi làm xét nghiệm

Bệnh nhân ăn no hay uống những loại thức uống có ga, chứa cồn hoặc uống các loại thuốc trước khi lấy máu xét nghiệm sẽ làm ảnh hưởng đến các chỉ số xét nghiệm. Việc ăn no sẽ làm tăng các nồng độ các chất trong máu. Ví dụ sau khi ăn các chất như glucose, cholesterol, triglyceride, sắt,… trong máu sẽ tăng cao hay việc sử dụng rượu trước lấy máu cũng có thể làm tăng các chỉ số men gan hoặc uống thuốc tránh thai làm thay đổi nồng độ protein gắn hormone. Vậy nên, trừ vài loại xét nghiệm đặc biệt thì trước khi lấy máu người bệnh phải nhịn ăn uống ít nhất 8 giờ, nhưng cũng nên nên nhịn quá lâu để tránh khiến bạn mất sức và các chất cũng có thể giảm sút đặc biệt là đường máu.

3. Tình trạng của bệnh nhân không đảm bảo

Bệnh nhân vận động mạnh, có hoạt đông thể chất, hay các tình trạng về sức khỏe, cảm xúc, tâm lí của bệnh nhân cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Nếu bệnh nhân làm việc quá sức, cảm xúc mạnh, đang bị sốc, bỏng hay đang bị nhiễm trùng thì nồng độ glucose trong máu tăng do cơ thể lúc này đang cần nhiều năng lượng nên thúc đẩy lượng đường vào máu nhiều hơn.

4. Tư thế lấy máu của bệnh nhân

Tư thế lấy máu của bệnh nhân nằm hay đứng có thể làm thay đổi nồng độ một số các chất trong máu. Do đó, trước khi lấy máu nên để bệnh nhân ngồi nghỉ 10 phút trước khi lấy máu. Ví dụ, khi bệnh nhân chuyển từ tư thế nằm sang ngồi thì nồng độ urê giảm 3%, trong khi đó các chỉ số như kali, canxi, creatinin, protein, AST, ALT, cholesterol sẽ tăng.

11673839030.jpeg

Đổi tư thế lấy máu có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

5. Lượng máu lấy xét nghiệm không đủ

Khi lượng máu quá ít, không đủ có thể làm cho tỉ lệ chống đông không đúng, khi đó các phản ứng của việc xét nghiệm bị ảnh hưởng, làm cho kết quả xét nghiệm sẽ không chính xác.

6. Kỹ thuật lấy máu không đúng

Máu xét nghiệm có thể lấy tại các vị trí như tĩnh mạch, mao mạch và  động mạch. Lấy mẫu máu xét nghiệm là khâu quan trọng của công tác xét nghiệm, vậy nên khi lấy máu sai quy cách có thể gây ra những sai số lớn cho kết quả xét nghiệm.

7. Thời gian buộc dây garô khi lấy máu

Kh lấy máu tĩnh mạch ta thường buộc dây garo, sau khi buộc dây đến từ phút 3 phút trở đi sẽ dẫn đến sự cô máu. Khi đó, sự ứ đọng máu sẽ làm tăng sự phân hủy yếm khí glucose máu đồng thời làm giảm pH máu cùng với sự tích tụ của lactate. Ngoài ra, buộc garo lâu sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu oxy, lúc này sẽ có sự giải phóng kali từ tế bào. Bên cạnh đó, có xuất hiện thêm sự tăng nồng độ ion Ca2+ và Mg2+ ở máu trong khoảng thời gian buộc garô. Do đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả xét nghiệm. Vậy nên tốt nhất chúng ta nên tháo dây garo ngay sau khi kim đã vào đúng tĩnh mạch.

8. Quy trình bảo quản và lưu trữ mẫu máu không đúng cách

Nếu như mẫu máu sau khi lấy không được thực hiện ngay thì cần phải tách máu, bảo quản và lưu giữ đúng cách để đảm bảo chất lượng của máu. Nếu mà không tách ngay huyết tương thì hồng cầu trong máu sẽ sử dụng glucose, như vậy sẽ làm giảm nồng độ glucose trong máu, để càng thời gian lâu thì nồng độ glucose càng giảm sút, làm ảnh hưởng đến kết quả. Mặt khác, nếu trong quá trình di chuyển máu gây tán huyết, vỡ hồng cầu thì các men nằm trong tế bào hồng cầu được giải phóng khi đó kết quả xét nghiệm cũng sẽ bị thay đổi.

Theo giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm cho biết: Thời gian từ khi lấy máu cho đến lúc máu được xét nghiệm cũng thì nồng độ các chất trong máu cũng sẽ có sự thay đổi. Vậy nên khi để máu trong thời gian dài cần được bảo quản trong nước đá hoặc trong tủ lạnh (0-4 độ C), nếu không chất lượng máu sẽ bị giảm chất lượng đáng kể. Trường hợp để máu ở nhiệt độ phòng sẽ làm giảm đáng kể các chỉ số như pH, CO2, PO2,…

Tóm lai, kết quả xét nghiệm máu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ điều kiện sinh học của bệnh nhân cho đến kỹ thuật lấy máu xét nghiệm cũng như thao tác xét nghiệm của nhân viên xét nghiệm. Vì vậy, cần kiểm soát tốt những yếu tố ảnh hưởng đó để có thể đảm bảo kết quả xét nghiệm máu được chính xác nhất.

Bảo Niệu Đức Thịnh, hỗ trợ điều trị về thận và tiết niệu

Bảo Niệu Đức Thịnh, hỗ trợ điều trị về thận và tiết niệu

Bảo Niệu Đức Thịnh, chế phẩm thảo dược quý hiếm, được sản xuất theo công nghệ hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO. Sản phẩm giúp bổ thận, giảm đái dầm, tiểu buốt, tiểu rắt và hỗ trợ cải thiện chức năng đường tiết niệu.
Cỏ roi ngựa: Bí quyết tự nhiên cho sức khỏe toàn diện

Cỏ roi ngựa: Bí quyết tự nhiên cho sức khỏe toàn diện

Cỏ roi ngựa, một loại thảo dược quý từ thiên nhiên, từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Trong y học hiện đại nhờ khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý và tăng cường sức đề kháng.
Viêm dạ dày cấp là bệnh gì? Nhận biết qua những triệu chứng nào?

Viêm dạ dày cấp là bệnh gì? Nhận biết qua những triệu chứng nào?

Viêm dạ dày cấp, nếu không được điều trị đúng cách, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để tránh các biến chứng nghiêm trọng, việc phát hiện và can thiệp sớm là vô cùng quan trọng.
Fencedol - Thuốc hạ sốt, giảm đau và những lưu ý khi sử dụng

Fencedol - Thuốc hạ sốt, giảm đau và những lưu ý khi sử dụng

Fencedol là thuốc điều trị cảm sốt, nhức đầu, đau răng, trật khớp, đau do chấn thương, căng cơ quá mức, đau lưng, gãy xương, đau sau giải phẫu, đau do viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp.
Đăng ký trực tuyến