Lạc tiên tên gọi khác là Chùm bao, Nhãn lồng, Cỏ hồng tiên (Thái), Dây lưới, Mấm nêm,... thuộc họ Lạc tiên. Danh pháp khoa học là Passifloraceae. Trong y học cổ truyền, Lạc tiên có tác dụng an thần, điều kinh, chữa suy nhược thần kinh, phù thũng, ho
Lạc tiên tên gọi khác là Chùm bao, Nhãn lồng, Cỏ hồng tiên (Thái), Dây lưới, Mấm nêm,... thuộc họ Lạc tiên. Danh pháp khoa học là Passifloraceae. Trong y học cổ truyền, Lạc tiên có tác dụng an thần, điều kinh, chữa suy nhược thần kinh, phù thũng, ho
Lạc tiên
Toàn cây
Lạc tiên có chứa Alcaloid, Flavonoid, Saponin
An thần, gây ngủ
Tính vị, quy kinh: Vị ngọt và đắng. Tính mát. Quy vào kinh tâm, can.
Chủ trị: An thần dễ ngủ: Tim hồi hộp, tâm phiền muộn, mất ngủ.
Thanh nhiệt, giải độc, sử dụng trong các trường hợp cơ thể háo khát, đau mắt đỏ...
Ngọn non Lạc tiên có thể dùng chế biến thành món luộc hoặc món canh. Quả chín vàng ăn có vị chua ngọt, có các tác dụng như giảm suy nhược thần kinh, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, phụ nữ hành kinh sớm. Ngoài ra còn dung để trị ho, phù thũng, viêm mủ da, lở loét ngoài da. Ở Ấn Ðộ, người ta dùng lá sắc lấy nước để trị thiếu máu và hen suyễn, quả dùng để gây nôn; lá tươi dùng đắp ngoài hoặc trị choáng váng và đau đầu.
Lạc tiên phơi hoặc sấy khô
Chuẩn bị: 300gr Lạc tiên, 200gr Râu ngô, 100gr Rau má.
Cách thực hiện: Sắc tất cả các vị trên lấy nước uống.
Bài 1:
Chuẩn bị: 50gr Lạc tiên, 30gr Lá vông, 10gr Lá dâu tằm, 20gr Tâm sen,
Thực hiện: Luộc hoặc nấu canh như những loại rau xanh khác. Nên dùng vào buổi tối.
Bài 2:
Chuẩn bị: Lạc tiên phơi khô
Thực hiện: Hãm khoảng 50gr Lạc tiên khô với khoảng 1,5 lít nước trong khoảng 10 phút, dùng như trà.
Chuẩn bị: Lạc tiên 500gr, hoa Thiên lý 300gr, lá Mướp đắng non 100gr
Thực hiện: Sao vàng các vị trên, phơi hoặc sấy khô sau đó tán thành bột mịn. Dùng pha nước uống như trà, mỗi lần pha khoảng 100ml nước ấm. Nếu thấy đắng, có thể cho thêm 50gr đậu xanh tán nhuyễn để giảm vị đắng. Nên dùng liên tục từ 2 đến 4 tháng để đạt kết quả tốt nhất và lâu dài hơn.
Ở Việt Nam, ngoài loại Lạc tiên được trình bày phía trên, cũng có các loại Lạc tiên khác, khi sử dụng cần chú ý tránh nhầm lẫn:
Lạc tiên Nam Bộ: Cũng là loại Dây leo nhưng cành dẹt hơn và ở thân cành có khía rãnh. Lá thuôn hẹp, phần gốc và đầu của lá bo tròn, mép lá không có răng cưa. Mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới có long nhưng rất ít. Hoa có màu trắng. Quả hình trứng, nhẵn bóng. Cây này lại không có tác dụng an thần.
Lạc tiên tây: Dạng dây leo dài khoảng 10m. Thân có rãnh, vỏ thân lúc đầu có màu xám, sau chuyển màu đỏ tía, mọc so le. Hoa màu trắng, có mùi thơm. Quả có dạng hình trứng, khi chín có màu vàng, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Lạc tiên trứng: Dạng dây leo, thân mảnh, dài hơn 10m. Thân mềm, hình trụ, có rãnh dọc, nhiều long mọc thưa thớt. Lá mọc so le. Hoa có màu trắng, cuống màu trắng. Quả có dạng hình trứng, mọng nướ, khi chín có màu cam. Ở Việt Nam, Lạc tiên trứng thường có mặt ở Kỳ Sơn, Nghệ An. Lạc tiên trứng chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe nên thường dùng làm thực phẩm, nước giải khát, làm thuốc bổ thần kinh và kích thích tiêu hóa.
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Rửa sạch, phơi khô thân và lá cây, bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc. Có thể để lâu, dùng dần.