Ceftizoxime là thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với Ceftizoxime như nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng hô hấp dưới, nhiễm trùng da và mô mềm.
Ceftizoxime là thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với Ceftizoxime như nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng hô hấp dưới, nhiễm trùng da và mô mềm.
Ceftizoxime là thuốc điều trị các bệnh lý do nhiễm vi khuẩn
Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Ceftizoxime là thuốc kháng sinh bán tổng hợp, thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rất cao trên cả các chủng tiết penicillinases và cephalosporinases của cả vi khuẩn gram dương và gram âm. Tác dụng diệt khuẩn của Ceftizoxime là do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn đang phát triển và phân chia, bằng cách thuốc gắn vào một hoặc nhiều các protein gắn penicilin, là các protein tham gia vào thành phần cấu tạo màng tế bào vi khuẩn, do đó ức chế bước cuối cùng của quá trình sinh tổng hợp thành tế bào vi khuẩn và làm cho vi khuẩn bị tiêu diệt.
Phổ kháng khuẩn:
Ceftizoxime có hoạt phổ tác dụng tốt trên trên cả vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm. Đặc biệt Ceftizoxime bền vững với đa số các men beta lactamase (penicilinase và cephalosporinase) của các vi khuẩn Gram dương và Gram âm tiết ra.
Vi khuẩn Gram dương: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis sinh và không sinh penicilinase, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes (Streptococcus tan máu beta nhóm A), Streptococcus agalactiae (Streptococcus nhóm B) và Streptococcus viridans, Corynebacterium diphtheria.
Vi khuẩn Gram âm: Citrobacter freundii, Enterobacter aerogenes, Enterobacter cloacae, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Morganella morganii, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Providencia spp., Salmonella, Serratia marcescens, Shigella, Pseudomonas Aeruginosa, Neisseria gonorrhoeae sinh hoặc không sinh penicilinase, Neisseria meningitidis, Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae.
Dược động học:
Ceftizoxime không hấp thu qua đường tiêu hoá. Do đó thuốc được dùng qua đường tiêm.
Sau khi tiêm bắp liều đơn 500 mg hoặc 1g Ceftizoxime ở người trưởng thành khỏe mạnh, thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương trong vòng 0,5 – 1,5 giờ là 13,7 mg/ml và 39 – 49,9 mg/ml theo thứ tự.
Sau khi tiêm tĩnh mạch liều đơn 1g Ceftizoxime ở người trưởng thành khỏe mạnh, thuốc đạt nồng độ trong huyết tương là 60,5 mg/ml sau 30 phút; 21,5 mg/ml sau 2 giờ; 8,4 mg/ml sau 4 giờ và 1,4 mg/ml sau 8 giờ.
Sau khi tiêm truyền tĩnh mạch hơn 30 phút liều đơn 1g Ceftizoxime ở người trưởng thành khỏe mạnh, thuốc đạt nồng độ trong huyết tương là 84,4 mg/ml ngay khi kết thúc việc truyền, 41,2 mg/ml sau 1 giờ, 16,4 mg/ml sau 2 giờ, 6,4 mg/ml sau 4 giờ, và 2,1 mg/ml sau 7 giờ.
Sau khi tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch, Ceftizoxime được phân bố rộng rãi khắp các mô và dịch cơ thể. Thuốc cũng vào được hàng rào não tủy nếu màng não bị viêm. Ceftizoxime qua được nhau thai và được phân bố vào sữa mẹ. Thuốc gắn kết protein huyết tương khoảng 28 – 31%.
Nửa đời thải trừ của Ceftizoxime ở người trưởng thành có chức năng thận bình thường trong khoảng 1,4 – 1,9 giờ. Ở người bệnh suy thận, nồng độ thuốc trong máu cao hơn và nửa đời kéo dài hơn. Ceftizoxime không được chuyển hóa và thải trừ chủ yếu qua thận ở trong nước tiểu.
Ceftizoxime được sản xuất trên thị trường dưới dạng thuốc và hàm lượng là:
Bột pha tiêm: Lọ 0,5g, Lọ 1 g, Lọ 2 g, kèm ống dung môi để pha.
Brand name:
Generic: Biviminal 1g, Biviminal 2g, Serafina 1g, Rexozim 1g, Ceftizoxim VCP, Vicicefxim, Vicicefxim 2g, Zoximcef 1 g, SP Ceftizoxime, Varucefa, Phillebicel 1g, Phillebicel 500mg, Ceftizoxim 0,5g, Ceftizoxim 1g, Ceftizoxim 2g, CKD Ceftizoxime inj 1g, Unimone Inj., Kyongbo Ceftizoxime inj. 0.5g, Unikyung, Veponox 1g, Ceftizoxime for IV Injection, Fizoti Inj,Fizoti Inj., Ceftizoxime, Ximedef, Zasemer 1g, Zasemer 2g, Bezoxim 1 g, Exzoxim 1g, Midazoxim 0,5g, Midazoxim 1g, Ceftibiotic 1000, Ceftibiotic 2000, Ceftibiotic 500, Ceftizoxim, Ocumia 1g.
Ceftizoxime được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm như:
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới do nhiễm các vi khuẩn như Klebsiella spp, Proteus mirabilis, Escherichia coli, Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus kể cả chủng sản sinh penicilinase và cephalosporinase, Serratia spp., Enterobacter spp., Bacteroides spp., Streptococcus spp., Streptococcus pneumoniae.
Nhiễm trùng đường tiết niệu do nhiễm các chủng vi khuẩn như Staphylococcus aureus kể cả chủng sản sinh penicillinase và cephalosporinase, Escherichia coli, Pseudomonas spp. Pseudomonas aeruginosa, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Providencia rettgeri (trước đây là Proteus rettgeri), Morganella morganii (trước đây là Proteus morganii ), Klebsiella spp., Enterobacter spp., Serratia spp., Serratia marcescens.
Nhiễm trùng huyết do nhiễm các vi khuẩn như Streptococcus spp., Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus (penicilinase và cephalosporinase), Escherichia coli, Klebsiella spp., Serratia spp., Bacteroides spp., Bacteroides fragilis.
Nhiễm trùng da và cấu trúc da do nhiễm các vi khuẩn như Staphylococcus aureus (penicillinase và cephalosporinase), Staphylococcus epidermidis, Escherichia coli, Klebsiella spp., Streptococcus spp., Streptococcus pyogenes, Proteus mirabilis, Serratia spp., Enterobacter spp., Bacteroides spp., Bacteroides fragilis, cầu khuẩn kỵ khí, Peptococcus spp. và Peptostreptococcus spp.
Nhiễm trùng xương và khớp do nhiễm các vi khuẩn như Staphylococcus aureus (penicillinase và cephalosporinase), Streptococcus spp., Proteus mirabilis, Bacteroides spp., cầu khuẩn kỵ khí, Peptococcus spp. và Peptostreptococcus spp.
Nhiễm trùng màng não do nhiễm các vi khuẩn như Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae .
Nhiễm trùng trong bụng do nhiễm các vi khuẩn như Escherichia coli, Staphylococcus epidermidis, Liên cầu Streptococcus spp., Enterobacter spp., Klebsiella spp., Bacteroides spp., Bacteroides fragilis, và cầu khuẩn kỵ khí, Peptococcus spp. và Peptostreptococcus spp.
Bệnh lậu bao gồm bệnh lậu cổ tử cung và niệu đạo không biến chứng do nhiễm Neisseria gonorrhoeae gây ra.
Bệnh viêm vùng chậu do nhiễm các vi khuẩn như Neisseria gonorrhoeae, Escherichia coli hoặc Streptococcus agalactiae gây ra. Lưu ý, Ceftizoxime không có hiệu quả chống lại Chlamydia trachomatis. Khi sử dụng cephalosporin trong điều trị viêm vùng chậu và nhiễm Chlamydia trachomatis, cần phối hợp bao phủ kháng sinh thích hợp.
Ceftizoxime có hiệu quả trong điều trị những trường hợp nhiễm trùng nặng, bị tổn thương, những người bị suy nhược, người suy giảm miễn dịch hoặc giảm bạch cầu trung tính, người bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gram âm hiếu khí và do hỗn hợp sinh vật đề kháng với các cephalosporin khác hoặc aminoglycosid hoặc penicilin khác đã đáp ứng với điều trị bằng Ceftizoxime.
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới nặng có thể gây ra biến chứng suy hô hấp cấp và áp xe phổi
Cách dùng: Dùng đường tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.
Tiêm bắp: Pha 1g bột thuốc với 3ml nước cất pha tiêm, tiêm bắp sâu vào các cơ lớn. Khi tiêm bắp với liều 2g, cần chia liều 2 lần tiêm và tiêm ở 2 vị trí khác nhau.
Tiêm tĩnh mạch: Pha 1g bột thuốc với 10ml nước cất pha tiêm, tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 – 5 phút.
Truyền tĩnh mạch: Pha 1g hoặc 2g bột thuốc với 50 – 100ml dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% hay dextrose 5% hay dung dịch truyền tĩnh mạch tương hợp khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tiêm truyền tĩnh mạch trong thời gian ít nhất là 15 – 30 phút.
Liều dùng:
Người lớn:
Liều thường dùng: 1 – 2g cách mỗi 8 – 12 giờ/lần.
Nhiễm khuẩn nặng hoặc có biến chứng: 1g cách mỗi 8 giờ/lần hoặc 2g cách mỗi 8 – 12 giờ/lần.
Nhiễm trùng nặng đe dọa tính mạng: 3 – 4g cách mỗi 8 giờ/lần, tiêm tĩnh mạch chậm. Có thể dùng liều đến 2g cách mỗi 4 giờ/lần.
Nhiễm trùng máu: Liều khởi đầu 6 – 12g/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm, sau đó giảm dần liều theo đáp ứng của người bệnh và mức độ nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: Liều 500mg cách mỗi 12 giờ/lần. Có thể tăng liều nếu nhiễm trùng tiết niệu do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa nhạy cảm.
Bệnh lậu: Tiêm liều duy nhất 1g/lần, tiêm bắp.
Bệnh viêm vùng chậu: Tiêm liều 2g cách mỗi 8 giờ/lần, tiêm tĩnh mạch chậm.
Trẻ em:
Trẻ em trên 6 tháng tuổi: Tiêm liều 50 mg/kg/lần, cách mỗi 6 – 8 giờ. Trường hợp nặng có thể dùng liều lên tới 200 mg/kg/ngày và chia làm nhiều liều tiêm/ngày. Liều tối đa tổng liều không quá 12 g/ngày.
Trẻ em trên 1 tháng tuổi: 100 – 150 mg/kg/ngày chia làm 3 liều đối với nhiễm trùng nhẹ đến trung bình. Trường hợp nặng có thể dùng liều 150 – 200 mg/kg/ngày chia làm 3 – 4 liều.
Trẻ sơ sinh: Tiêm liều 25 – 50 mg/kg/lần, cách mỗi 12 giờ.
Bệnh nhân suy thận: Liều dùng và khoảng cách dùng liều phải được điều chỉnh theo mức độ suy thận, nhiễm khuẩn, khả năng nhạy cảm của vi khuẩn và nồng độ thuốc trong máu.
Tóm lại, Liều dùng trên mang tính chất tham khảo, tuỳ theo loại và mức độ nhiễm khuẩn, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ điều trị về liều dùng và thời gian điều trị để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.
Nếu người bệnh quên một liều Ceftizoxime nên dùng ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm dùng liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều thuốc tiếp theo vào đúng giờ đã lên kế hoạch điều trị.
Hiện nay chưa có dữ liều lâm sàng về sử dụng quá liều Ceftizoxime. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào do dùng thuốc quá liều, phải ngừng thuốc ngay và tích cực điều trị triệu chứng. Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Có thể thẩm tách màng bụng hay lọc máu để làm giảm nồng độ Ceftizoxime trong máu.
1.Thuốc Ceftizoxime chống chỉ định cho những trương hợp sau:
Người có tiền sử mẫn cảm với Ceftizoxime hoặc nhóm Cephalosporin hoặc nhóm Penicillin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
2.Thận trọng khi sử dụng thuốc Ceftizoxime cho những trường hợp sau:
Thận trọng khi dùng thuốc Ceftizoxime ở bệnh nhân bị suy thận
Tóm lại, trong quá trình điều trị bằng thuốc Ceftizoxime, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Ceftizoxime, cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.
Aminoglycosid: Sử dụng đồng thời với Ceftizoxime hay một số kháng sinh cephalosporin có thể tăng nguy cơ độc tính thận. Cần theo dõi chức năng thận.
Probenecid: Uống probenecid trước hay đồng thời với Ceftizoxime sẽ làm chậm thải trừ Ceftizoxime qua thận và nồng độ thuốc trong máu cao hơn và kéo dài hơn.
Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi hiệu lực điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ điều trị biết những thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp bác sĩ kê đơn an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Ceftizoxime được bảo quản theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ dưới 30°C, khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời để giữ chất lượng thuốc.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM
Tài liệu tham khảo: