Cảnh giác với thuốc có nguồn gốc dược liệu trộn tân dược

Thứ sáu, 17/02/2023 | 16:30

Lợi dụng tâm lý người dân các loại thuốc Đông dược vì thuốc dễ uống, là dược liệu ít tác dụng phụ. Do đó, hiện nay nhiều cơ sở sản xuất thuốc Đông y vẫn lén trộn thuốc tân dược vào, gây tác hại khó lường cho người dùng.

Hãy cùng Dược sĩ, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về thông tin này nhé!

01676627133.jpeg

Nguồn gốc dược liệu trộn tân dược

1. Khó nhận biết  bằng mắt thường

Theo thống kê trong năm 2016 từ tổ chức y tế Thế Giới WHO nghiên cứu cho thấy, có khoảng 83% dân số thế giới sử dụng thuốc có nguồn gốc từ Dược liệu. Ở các nước phương Đông trong đó có Việt Nam, dược liệu học trở thành một phần rất quan trọng trong nền Y học cổ truyền từ xưa đến nay

Các loại thuốc Đông dược có trộn thêm thuốc tân dược với mắt thường, ta rất khó phát hiện Thuốc Tân dược có thể được tán thành bột, trộn vào Đông dược rồi chế thành thành phẩm ở dạng viên dạng thuốc phiến hay dạng cao lỏng .

Tình trạng này đã tồn tại từ lâu, không phải mới xuất hiện. Tuy nhiên, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) các cơ quan quản lý Nhà nước cũng của ngành Y tế chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Hơn nữa, việc trộn các tân dược vào Đông dược rất khó phát hiện,, ngay cả khi đem kiểm nghiệm, vì trong thuốc Đông dược có rất nhiều thành phần, đòi hỏi kiểm nghiệm cần có, qui trình, có phương tiện kiểm nghiệm hiện đại và tốn nhiều chi phí…

Cục Quản lý Dược, mới đây, đã có văn bản yêu cầu thu hồi trên toàn quốc thuốc Trong đó phải kể đến thuốc tân dược paracetamol được pha trong thuốc đông dược trị cảm sốt; thuốc đông dược trị khớp, hen, ăn uống kém có trộn thuốc corticoid trộn trong ; thuốc đông dược chữa tiểu đường; có trộn Glibenclamid và Metformin, Thuốc đông dược có tác dụng bổ dương, tăng cường sinh lực dùng cho nam giới có trộn Sidenafil …

Điển hình như Cơ sở thuốc gia truyền lương y Dương Ngô Hiếu (Bắc Giang) thuốc Giải biểu hoàn sản xuất, vì có chứa hoạt chất Paracetamol với hàm lượng 20,4 mg/liều uống. Với tác dụng giảm đau, hạ sốt. nếu dùng paracetamol quá liều sẽ gây độc cho gan. Nếu người người có men gan cao, người đang say rượu, người bị dị ứng với Paracethamol này khi uống sẽ nguy hiểm.

Không chỉ có loại thuốc hạ sốt giải cảm, nói trên mà rất nhiều thuốc YHCT khác như thuốc hoàn tán chữa các loại bệnh đái tháo đường, sỏi thận, tiêu hóa, đau mắt,.. cũng bị trộn thêm các hoạt chất tân dược vào. Các tân dược thường được pha chế trong các loại thuốc Đông dược như: các thuốc trị bệnh về khớp trộn các thuốc chống viêm corticoid như prednisolone, dexamethasone, thêm thuốc chống viêm không corticoid như: diclofenac, ibuprofen, mefenamic acid…

Hiện tượng một số thầy lang vô tâm, thậm chí còn không có giấy phép hành nghề bào chế thủ công thành các loại viên hoàn Đông y có trộn lẫn thuốc tân dược lừa bán cho bệnh nhân. Một số loại thuốc sắc thì được bán kèm theo những gói bột đóng trong túi P.E không có nhãn mác, hàm lượng và được cho uống kèm thuốc sắc theo chỉ dẫn của họ. Đây chính là các hoạt chất thuốc tân dược được các thầy lang mua từ Nhà thuốc Tây về nghiền nhỏ ra rồi đóng túi để bán kèm cho người bệnh

11676627133.jpeg

Sẽ gây rất nhiều tai biến do thuốc Đông y bị trộn tân dược  

2. Gây nhiều hậu quả khó lường

Theo nhận định của các chuyên gia y học cổ truyền, đánh vào tâm lý thích dùng thuốc đông y với hy vọng lành tính, ít tác dụng phụ, giá thành lại rẻ nhưng lại muốn mau khỏi bệnh của người dân, Không ít những thầy lang, bác sĩ YHCT đã trộn tân dược vào đông y để tăng tác dụng điều trị. Có những loại đông dược trộn 2-4 loại tân dược.

Với thuốc tân dược cần phải có kê đơn của bác sĩ đúng theo qui chế, đúng liều lượng, đúng bệnh và được khuyến cáo, theo dõi những tác dụng phụ. Nếu người bệnh uống YHCT có trộn tân dược có thể gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng. Đáng ngại nhất là người bệnh vừa chữa trị tân dược, vừa thích uống YHCT bổ sung. Việc này dẫn đến quá liều lượng, hoặc gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn.

Việc dùng thuốc Đông y trộn tân dược sẽ gây hậu quả của rất trầm trọng và khó lường trước được, vì người bệnh cứ tin chắc rằng đang uống thuốc có nguồn gốc dược liệu, cây cỏ nên an toàn và uống kéo dài. Chỉ đến khi nào bị những tác dụng có hại gây ra rất trầm trọng mới đến bệnh viện thì nhiều khi đó đã muộn. Các tác dụng có hại như: suy gan (đối với paracetamol); loét dạ dày, phù, tăng huyết áp, gây xốp xương, (nếu thuốc Đông y có các hoạt chất corticoid), loét đường tiêu hóa, xuất huyết, dị ứng, buồn ngủ, khô miệng (đối với cyproheptadin), sildenafil gây nhức đầu, chóng mặt, khó chịu ở dạ dày, nếu dùng chung với thuốc nhóm nitrate - thuốc trị đau thắt ngực sẽ gây tụt huyết áp, trụy tim mạch...

Một số thầy lang còn ranh ma hơn khi trong quá trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như: đái tháo đường, cao huyết áp... dựa vào người bệnh đã kể lại các loại thuốc tân dược mình từng uống, có mang lại những kết quả nhất định trong việc chữa trị bệnh rồi cố tình trộn loại tân dược đó trộn vào trước khi tìm đến thuốc Đông y..

 Ví dụ như thuốc Thận khí hoàn chữa đái tháo đường được quảng cáo, maketing rất kêu là thuốc đặc trị đái tháo đường, được sản xuất từ thảo dược không có kháng sinh. Uống không có tác dụng phụ, lượng đường huyết xuống nhanh khi đang điều trị. Thật ra, mỗi viên thuốc Thận khí hoàn chứa tân dược glibenclamid với hàm lượng 0,044mg, đây là một loại thuốc chữa đái tháo đường khá phổ biến có rất nhiều biệt dược trên thị trường.

3. Nguy cơ vẫn còn rình rập

21676627133.jpeg

Nguy cơ vẫn còn rình rập thuốc Đông dược không được an toàn

Việc dùng thuốc Đông dược không được an toàn như nhiều người lầm tưởng. Công tác quản lý kinh doanh, sản xuất thuốc Đông dược, dược liệu Y học cổ truyền hiện nay còn nhiều bất cập. Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết, hiện dược liệu dùng cho sản xuất thuốc tại Việt Nam vẫn còn chưa đảm bảo chất lượng. Hơn 80% trong số gần 70.000 dược liệu sử dụng mỗi năm tại Việt Nam là nhập khẩu từ Trung Quốc, đa số lại nhập theo con đường tiểu ngạch, với khoảng 200 - 400 tấn mỗi tuần, trong đó có những dược liệu chỉ là nông sản không đảm bảo chất lượng. Khi đó, các dược liệu lại được nhập như nông sản hoặc đăng ký sản xuất mỹ phẩm nên khó đạt tiêu chuẩn để làm thuốc.

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Thuốc nhập theo đường này thường được xử lý chống mốc, chống ẩm bằng hóa chất không rõ nguồn gốc nên đã có trường hợp dùng thuốc Đông y bị dị ứng nặng dẫn đến tử vong. Trong khi đó, cả nước hiện nay chỉ có Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương , Trung tâm kiểm nghiệm (tỉnh, thành) mới có phương tiện kiểm nghiệm.

Tuy nhiên, không thể kiểm nghiệm hết các loại thuốc Đông được đang lưu hành trên thị trường. Vì vậy, nguy cơ gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người bệnh dùng thuốc Đông y vẫn còn hiện hữu. Người bệnh cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc Đông y vì không hẳn cứ là thuốc Đông y thì an toàn và ít tác dụng phụ hơn thuốc Tây y.

Do đó người bệnh không tự ý dùng dược liệu tùy tiện mà cần phải thamvaans ý kiến của thầy thuốc chuyên môn, được chẩn đoán đúng bệnh, đúng liều để tránh “rước họa vào thân”./.

DsCKI.Nguyễn Quốc Trung

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Đăng ký trực tuyến