Thuốc Acid Salicylic có tác dụng, thành phần, liều lượng và cách bảo quản như thế nào, các bạn hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thuốc Acid Salicylic
Thuốc Acid Salicylic có tác dụng, thành phần, liều lượng và cách bảo quản như thế nào, các bạn hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thuốc Acid Salicylic
Thuốc Acid Salicylic
Thuốc biệt dược mới: Diprosalic Oiment, Hoebeprosalic Ointment, Sastid bar, Sunmesacol…
Dạng thuốc: Dạng thuốc mỡ có hàm lượng : 1%, 2%, 5%, 25%, 40%, 60%.
Thành phần :
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Có chứa hoạt chất Acid Salicylic
Điều trị các triệu chứng trong các trường hợp sau:
Bôi tại chỗ ở niêm mạc da,mô mềm
Trong trường hợp, cần tiếp tục dùng thuốc có thể tới 12 tuần, cho đến khi tẩy được hạt cơm.
Liều lượng và cách dùng thuốc Acid Salicylic
Qúa liều :
Có những triệu chứng biểu hiện ngộ độc thường khác nhau tùy từng người như :
Thở sâu, nhanh, ù tai, điếc, giãn mạch, ra mồ hôi.
Dị ứng với các thành phần của thuốc trong chế phẩm..
Acid salicylic dễ dàng qua da.
Acid salicylic liên kết với protein huyết tương
Thể tích phân bố khoảng 170 ml/kg.
Tạo ra chất chuyển hóa chính là acid salicyluric và chất liên hợp glucuronid..
Acid salicylic bài tiết chậm qua nước tiểu , do vậy đã có trường hợp bị ngộ độc cấp salicylate sau khi dùng quá nhiều acid salicylic trên diện rộng của cơ thể.
Tránh bôi với các thuốc như:
Adapalene
Alitretinoin
Isotretinoin
Tretinoin
Bexarotene
Tazarotene
Trifarotene
Và acid salicylic ở cùng 1 vị trí vì tăng khả năng bị kích ứng hoặc khô da quá mức.
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.
Nếu sử dụng lâu ngày trên da với diện rộng với salicylic dễ sinh ra các triệu chứng: lú lẫn, chóng mặt, đau đầu nặng hoặc liên tục, thở nhanh, tiếng rung hoặc có tiếng vo vo trong tai liên tục. Điều trị các mụn cơm với thuốc nồng độ cao có thể gây ăn da, và do đó làm các mụn cơm dễ lan rộng. Thường gặp: kích ứng da nhẹ, cảm giác bị châm đốt. Ít gặp: kích ứng da, trung bình đến nặng. Loét hoặc ăn mòn da, đặc biệt khi dùng chế phẩm có acid salicylic nồng độ cao.
Tránh bôi vào miệng, mắt, niêm mạc. Bảo vệ vùng da xung quanh, tránh vùng da nứt nẻ,
Không nên bôi thuốc lên mặt, vùng hậu môn, hoặc trên niêm mạc diện rộng. Để hạn chế sự hấp thu acid salicylic, không nên dùng thời gan dài, nồng độ cao, bôi trên diện rộng hay bôi trên vùng da bị viêm hoặc nứt nẻ.
Nên cần thận trọng khi bôi trên các đầu chi người bệnh suy giảm tuần hoàn ngoại vi và người đái tháo đường.
Salicylic acid là thuốc làm tróc lớp sừng da, chống tiết bã nhờn, trị vảy nến, là chất ăn da.
Acid salicylic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da. ở nồng độ thấp, thuốc có tác dụng tạo hình lớp sừng; ở nồng độ cao (>1%), thuốc có tác dụng làm tróc lớp sừng.
Acid salicylic làm mềm và phá hủy lớp sừng bằng cách hydrat hóa nội sinh, có thể do làm giảm pH, làm cho lớp biểu mô bị sừng hóa phồng lên, sau đó bong tróc ra. Khi bôi quá nhiều, thuốc có thể gây hoại tử da bình thường. ở nồng độ cao : acid salicylic có tác dụng ăn mòn da. Môi trường ẩm là cần thiết để acid salicylic có tác dụng làm lợt và làm bong tróc mô biểu bì. Thuốc có tác dụng chống nấm yếu, nhờ làm bong lớp sừng ngăn chặn nấm phát triển và giúp cho các thuốc chống nấm thấm vào da. Khi phối hợp, acid salicylic và lưu huỳnh có tác dụng hợp lực làm tróc lớp sừng.
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Bảo quản nơi thoáng mát. Nhiệt độ dưới 25 độ C.
Bài viết và sưu tầm : DS CKI Lý Thanh Long
Nguồn sưu tầm và viết:
- https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/salicylic-acid-la-gi-va-cach-su-dung/.
- https://hellobacsi.com/thuoc/axit-salicylic/
- https://ykhoaphuocan.vn/thuvien/duoc-thu/Acid-salicylic