Gà tần thuốc bắc là một dược thiện kết hợp giữa thịt gà giàu dưỡng chất cùng với thang dưỡng sinh gồm nhiều dược liệu bồi bổ cơ thể. Sự kết hợp này khiến gà tần thuốc bắc trở thành món ngon độc đáo rất phù hợp cho việc bồi bổ cho người bệnh.
Gà tần thuốc bắc là một dược thiện kết hợp giữa thịt gà giàu dưỡng chất cùng với thang dưỡng sinh gồm nhiều dược liệu bồi bổ cơ thể. Sự kết hợp này khiến gà tần thuốc bắc trở thành món ngon độc đáo rất phù hợp cho việc bồi bổ cho người bệnh.
Theo giảng viên bộ môn Dược học cổ truyền - khoa Dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Gà tần thuốc Bắc là một trong những lựa chọn món ăn hàng đầu thích hợp cho người bệnh trong quá trình hồi phục cơ thể. Đặc biệt hiệu nghiệm với các trường hợp: người bệnh suy nhược, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người đang hồi phục sau các đợt ốm nặng và kể cả tất cả những người khỏe mạnh.
Gà tần thuốc bắc
Gà tần thuốc bắc mang tới một hương vị thơm ngon, khơi dậy cảm giác thèm ăn. Từ ngàn đời nay đây là món ăn được cả người lớn và trẻ em ưa thích. Sau đây là hướng dẫn chế biến món gà tần thuốc bắc từ giảng viên bộ môn Dinh dưỡng - Khoa Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Cùng theo dõi và áp dụng ngay bây giờ nhé!
(Nguyên liệu dùng cho 4 người ăn)
Trong thanh hầm gà thường gồm: đông trùng hạ thảo, đảng sâm, ngọc trúc, đương quy, kỷ tử, hoài sơn, liên nhục, thục địa hoàng, xuyên khung, hồng táo. Đây đều là những vị thuốc có tác dụng tốt cho cơ thể, sử dụng thời gian dài sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, góp phần cải thiện khả năng miễn dịch cơ thể.
Rửa sạch thang hầm gà.
Nếu không mua được thang hầm gà có sẵn, bạn hoàn toàn có thể mua từng thành phần dễ dàng tại tiệm thuốc bắc. Các dược liệu này cần rửa sạch, thái lát phù hợp với việc chế biến.
Nhổ sạch lông, xát muối và rửa sạch đùi gà. Việc xát muối sẽ giúp giảm mùi của thịt gà. Có thể thay đùi gà bằng các loại thịt gà khác hoặc gà ác, bồ câu…
Thái lát mỏng gừng tươi, nghệ tươi.
Nhặt rau ngải cứu, chọn phần non, bỏ phần cuống già, rửa sạch để ráo nước.
Bước 1: Thấm sạch nước trên thịt gà. Nướng sơ trên lửa cho phần da gà săn lại. Cách làm này giúp món gà tần sau khi chế biến xong phần da sẽ dai, không bị nát, thơm hơn.
Bước 2: Sử dụng một nồi gốm chuyên dụng. Cho gà và thang hầm gà vào trong nồi cùng gia vị, tẩm ướp trong khoảng 20 tới 30 phút. Sau đó cho thêm ngải cứu, nghệ, gừng.
Bước 3: Sử dụng một gang lớn hoặc nồi nhôm lớn, cho vào khoảng nửa lít nước sạch, bỏ nồi gốm chứa gà vào bên trong, đậy kín nắp và hầm cách thủy trong 1 giờ. Sau 1 giờ, mở nồi lấy đũa gỗ xăm lên đùi gà, nếu đũa xuyên qua được nghĩa là đã đạt yêu cầu.
Bước 4. Bày gà ra bát, bày thêm các loại rau củ ăn kèm nếu muốn. Thưởng thức món gà tần thuốc bắc kèm gia vị chấm tùy thích. (muối tiêu chanh, mắm ớt…). Gà tần có thể ăn riêng, ăn kèm với cơm, bún, bánh mì hoặc chế biến tiếp thành các món như mì gà tần.
Thang hầm gà
Các bạn có thể sử dụng nồi áp suất thay cho nồi gốm. Khi sử dụng nồi áp suất chỉ nên nấu trong khoảng 30 phút. Ngược lại bạn cũng có thể sử dụng duy nhất một nồi gang để nấu nhưng nên kéo dài thời gian nấu trong khoảng 90 phút.
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Bạn cũng có thể sử dụng hạt ý dĩ và gạo nếp trong món gà tần. Nếu sử dụng ý dĩ hoặc gạo nếp nên cho nhiều nước hơn khi hầm để tránh ý dĩ hút hết nước cốt gà.
Trên đây là hướng dẫn chế biến món gà tần thuốc bắc được giảng viên bộ môn dinh dưỡng trường cao đẳng Y dược Pasteur giới thiệu tới các bạn.
Chúc các bạn thành công với món ăn và thưởng thức thành quả cùng gia đình!