Cây nhàu - Dược liệu quý nhân gian dành cho sức khoẻ

Thứ ba, 31/01/2023 | 15:06

Cây nhàu là loại dược liệu mà hầu như tất cả các bộ phận của cây đều có thể điều chế thành thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh và giúp cải thiện sức khỏe. Cây nhàu đã được chứng minh về khả năng tăng cường chức năng xương khớp, kiểm soát

Hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về loại dược liệu quý nhân gian này nhé!

01675152942.jpeg

Cây nhàu - Dược liệu quý nhân gian dành cho sức khoẻ

1. Mô tả thực vật cây nhàu

Cây nhàu có tên khoa học Morinda Citrifolia, thuộc họ Rubiaceae (cà phê). Loài thực vật này phát triển chủ yếu ở vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Ở Việt Nam, cây nhàu thường sinh trưởng và phát triển nhiều tại môi trường ẩm thấp như mọc dọc khu vực ao hồ, sông suối. Khu vực Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên là nơi cây nhàu tập trung phổ biến nhất.

Có thể dễ dàng phân biệt cây nhàu với những cây khác thông qua những đặc điểm bên ngoài như sau: 

  • Phần thân: thân cây có chiều cao trung bình khoảng từ 4 - 8m. Tùy theo độ tuổi, thân sẽ có màu xanh lục hoặc màu nâu nhạt. Thân cây phân nhánh thành tán nhỏ có 4 cạnh tương đối rõ ràng. 
  • Phần lá: mọc theo hướng đối xứng, lá có hình bầu dục uốn lượn, độ dài từ 12 - 30cm, chiều rộng từ 6 - 15cm. Mặt lá phía trên màu xanh đậm, bề mặt lá có nhiều gân lông chim rõ nét, mặt lá phía dưới là các gân nổi. 
  • Phần hoa: hoa mọc thành từng cụm, phần đầu hoa hình tròn. Hoa nhàu là loại hoa lưỡng tính, màu trắng, có từ 5 – 6 cánh, mỗi cánh hoa khá đồng đều. Hoa mọc quanh trục, trục hoa có hình dạng tương tự hình trụ, phần trục hoa dài từ 1 – 2 cm, có màu xanh, bề mặt nhẵn.
  • Phần quả: quả là sự kết hợp của phần đầu noãn và thân lá, phát triển thành quả dạng hạch kép. Quả nhàu bề ngoài có nhiều mắt, tương ứng với từng mắt chính là phần hoa đã được mọc ra trước đó. Khi quả còn non có màu xanh nhạt, chiều dài quả trung bình từ 5 - 7cm, đường kính từ 3 - 4cm. Khi quả già sẽ chuyển dần sang màu vàng, quả mềm chứa phần thịt vàng, có thể ăn được. 
  • Phần hạt: hạt có kích thước nhỏ, hình bầu dục, phần đầu nhọn, màu nâu đen.
  • Phần rễ: rễ cọc, mọc sâu xuống lòng đất. Rễ nhàu thường được thu hoạch nhiều vào mùa đông, đem phơi khô rễ sau đó bào thành từng miếng mỏng.

2. Công dụng đối với sức khỏe của cây nhàu

Quả nhàu là bộ phận được dùng phổ biến nhất. Quả thường được ép lấy nước hoặc cũng có thể dùng ngâm rượu. Theo Giảng viên Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, những công dụng nổi bật đối với sức khỏe của cây nhàu có thể kể đến như:

  • Bảo vệ tim mạch

Nước ép nhàu có chứa các thành phần dưỡng chất tốt cho tim mạch, giúp hỗ trợ khả năng lưu thông máu và ngăn chặn máu đông, góp phần hạn chế biến chứng đột quỵ. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỗi ngày đều sử dụng nước ép nhàu sẽ giúp giảm bớt được lượng cholesterol xấu. Bên cạnh đó, nước ép nhàu còn giúp kích thích các phản ứng trong cơ thể và duy trì khả năng hoạt động.

  • Xương khớp được cải thiện chức năng

Ngoài tác dụng tốt trên tim mạch, nước ép nhàu còn rất tốt cho xương khớp. Những người đang bị viêm khớp có thể dùng thử nước ép này. Tác dụng cải thiện chức năng xương khớp của nước ép trái nhàu thậm chí không hề thua kém các loại thuốc giảm đau chuyên dụng khác.

11675152942.jpeg

Quả nhàu có thể được dùng ngâm rượu hoặc ép nước uống

  • Kiểm soát đường huyết

Nước ép từ quả nhàu rất tốt cho người bị tiểu đường, lượng glycosylated hemoglobin cùng huyết thanh và cholesterol lipoprotein sẽ được điều chỉnh về mức phù hợp. Ngoài ra, dưỡng chất từ quả nhàu giúp kích thích độ nhạy của Insulin, tăng khả năng hấp thu đường glucose. 

  • Tăng cường cải thiện trí nhớ

Thành phần dưỡng chất trong quả giúp thúc đẩy khả năng truyền máu lên não từ đó trí nhớ cũng dần cải thiện, khả năng tập trung được nâng cao.

  • Đẹp da

Quả nhàu chứa hoạt chất giúp kích thích sản sinh Collagen giúp tăng độ đàn hồi da tự nhiên. Dùng nước ép nhàu mỗi ngày chính là cách đơn giản chăm sóc da. Bên cạnh đó, quả nhàu còn chứa các chất chống viêm giúp điều trị và làm giảm tình trạng mụn viêm.

  • Hỗ trợ điều trị ung thư 

Hoạt chất Damnacanthal có trong quả nhàu giúp kích thích chống lại quá trình phát triển của tế bào ung thư ác tính. Kèm theo đó giúp ngăn ngừa không cho máu truyền đến khối u và kìm hãm tốc độ lây lan của khối u sang những cơ quan khác. 

3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây nhàu

Liều lượng được khuyến cáo sử dụng cho từng đối tượng như sau:

  • Người trẻ và không gặp vấn đề gì về sức khỏe: Uống 30ml nước ép nhàu/ngày. 
  • Người đang bị chấn thương hay phẫu thuật: Uống 90 - 120ml/ngày. 
  • Người cao tuổi: Uống 60ml/ngày, chia làm 2 lần uống. 
  • Người điều trị tiểu đường hay ung thư: Uống 180 - 240ml/ngày. 

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Tóm lại, cây nhàu ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong phòng và điều trị nhiều bệnh. Đặc biệt quả nhàu chứa hàm lượng dưỡng chất cao, rất tốt cho người bị ung thư, người bị tiểu đường… Hy vọng bài chia sẻ trên đây từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã cung cấp được những thông tin hữu ích đến bạn! 

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Điểm sàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 18 - 23 điểm

Điểm sàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 18 - 23 điểm

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) đã công bố điểm sàn xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2024 với 4 mức điểm.
Đăng ký trực tuyến