Cây Sâm Ấn Độ (Ashwagandha): Dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh

Thứ ba, 12/11/2024 | 10:59

Ashwagandha, hay còn gọi là Sâm Ấn Độ, là một loại thảo dược quan trọng trong nền y học Ayurvedic (y học cổ truyền Ấn Độ) với lịch sử hơn 4000 năm. Đây là một thảo dược được đánh giá cao nhờ vào nhiều lợi ích sức khỏe...

Ashwagandha, hay còn gọi là Sâm Ấn Độ, là một loại thảo dược quan trọng trong nền y học Ayurvedic (y học cổ truyền Ấn Độ) với lịch sử hơn 4000 năm. Đây là một thảo dược được đánh giá cao nhờ vào nhiều lợi ích sức khỏe như giảm căng thẳng, lo lắng, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, phòng ngừa ung thư, hỗ trợ giấc ngủ và làm dịu triệu chứng viêm khớp…

Hãy cùng trường Cao đẳng Y Dược TPHCM khám phá những công dụng tuyệt vời của cây Sâm Ấn Độ này nhé!

01731385690.jpeg

Hính ảnh hoa và quả của cây Ashwagandha ( Nhân sâm Ấn độ)

1. Đặc điểm chung của dược liệu

Tên gọi khác: Nhân sâm Ấn Độ, anh đào mùa đông

Tên khoa học: Withania somnifera (hay: Ashwagandha)- Solanaceae  (họ Cà )

Sâm Ấn Độ còn được gọi là Ashwagandha, có nghĩa là "mùi của ngựa," do rễ cây phát ra mùi giống mùi mồ hôi ngựa.

1.1 Mô tả thực vật:

Ashwagandha là cây bụi sống lâu năm, chủ yếu mọc ở Ấn Độ, Trung Đông và một số khu vực châu Phi. Đây là loại thảo mộc quan trọng trong y học Ayurvedic, một trong những hệ thống y học lâu đời nhất thế giới.

Cây có kích thước nhỏ, thường mọc thẳng hoặc tỏa rộng, cao từ 60 cm đến khoảng 100-200 cm. Các nhánh non dày đặc, mọc từ thân chính và được phủ lông ngắn hình sao.

Rễ cây to, thịt dày, có màu nâu nhạt; phần thân bên dưới cứng và phân nhánh với nhiều rễ phụ.

Lá đơn, mọc cách, màu xanh trắng nhạt; các lá trên thường mọc đối, không có lá kèm, cuống lá dài từ 0,5 - 3,5 cm, phiến lá hình trứng hoặc obovale ở phần dưới.

Hoa mọc thành chùm ở nách lá, có từ 2 - 8 hoa nhỏ. Hoa lưỡng tính, hình chuông, màu vàng nhạt đến trắng xanh. Cuống hoa dài 2 - 5 mm. Đài hoa hình chuông, dài 3 - 5,5 mm, với các thùy hình tam giác dài 1 - 3 mm, phủ lông hình sao dày. Vành hoa dài 5 - 8 mm, có lông dày, thùy hình tam giác dài 2 - 2,5 mm. Nhụy hoa dài 2,5 - 3 mm.

Quả mọng hình cầu, đường kính 5 - 7 mm, khi chín có màu cam đến đỏ tươi. Bên trong chứa nhiều hạt hình thận, kích thước 2 - 2,5 mm × 1,5 - 2 mm, màu cam đến đỏ tươi hoặc nâu nhạt với các nếp nhăn dạng lưới.

1.2. Phân bố, thu hái, chế biến

Cây Sâm Ấn Độ có nguồn gốc từ Ấn Độ và phát triển mạnh ở các vùng khô. Loại cây này có khả năng chịu được biên độ nhiệt lớn, từ 10°C đến 40°C.

Rễ Sâm Ấn Độ thường được thu hoạch vào mùa thu, sau đó đem sấy khô để bảo quản và sử dụng lâu dài.

1.3. Bộ phận sử dụng

Phần chính được sử dụng của cây Sâm Ấn Độ là rễ.

Ngoài rễ, hạt và hoa của cây cũng có thể được dùng cho mục đích y học.

11731385690.jpeg

Rẽ là bộ phận dùng chủ yếu cây Ashwagandha

2. Thành phần hóa học

Cây Sâm Ấn Độ chứa hơn 40 loại withanolides (lactone triterpene), khoảng 12 alcaloid và nhiều sitoindoside. Thành phần hóa học chính bao gồm:

Các alcaloid thuộc loại piperidine và pyrrolidine:

  • Anaferine
  • Anahygrine
  • Isopelletierine
  • Cuscohygrine
  • Các alcaloid thuộc loại tropane:
  • Pseudotropine
  • Tropine và các dẫn xuất của nó
  • Các withanolides:
  • Withanone
  • Withaferin A
  • Withanolides A, D, và G
  • Các sitoindosides IX, X, VII và VIII

3. Tác dụng - Công dụng

Chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng Dược TPHCM gồm:

*Theo y học cổ truyền

Sâm Ấn Độ có vai trò rất quan trọng trong y học phương Đông, đặc biệt trong hệ thống y học cổ truyền Ấn Độ, hay Ayurveda. Trong nhiều thế kỷ, rễ và quả đỏ cam của cây Ashwagandha đã được sử dụng cho nhiều mục đích y học khác nhau.

Trong y học Ayurvedic, Ashwagandha thường được dùng như một loại thảo dược giúp duy trì tuổi thanh xuân, cả về thể chất lẫn tinh thần. Cây Sâm Ấn Độ có đặc tính phục hồi sức khỏe và được sử dụng như một phương thuốc để: chống viêm, điều trị vẩy nến, viêm phế quản, hen suyễn, tăng huyết áp và nhiễm trùng đường ruột.

*Theo y học hiện đại

Nghiên cứu khoa học cho thấy Sâm Ấn Độ (Ashwagandha) có tác dụng bảo vệ thần kinh, chống viêm và giảm stress, giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hiện nay, thảo dược này được dùng để hỗ trợ điều trị các vấn đề như lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, đau nhức, tiểu đường, viêm khớp, động kinh, chứng mất ngủ, viêm khí quản, và một số bệnh ung thư.

Ashwagandha còn có khả năng chống oxy hóa, an thần, cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng cường năng lượng và nâng cao tuổi thọ. Nghiên cứu gần đây tại Nhật Bản chỉ ra rằng lá của cây có thể ức chế tế bào ung thư, và thảo dược này có thể làm chậm quá trình suy giảm chức năng não trong các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson.

*Liều dùng & cách dùng

Có nghiên cứu dùng liều từ 125 – 1250 mg. Có dùng liều cấp tính là từ 300 đến 500 mg, liều tối ưu là 6000 mg/ngày (uống 3 lần).

Sâm Ấn Độ có thể dùng dưới dạng bột, trà, sắc uống, dầu xoa, hoặc thuốc dán đắp ngoài da.

Hiện nay Sâm Ấn Độ còn được điều chế dưới dạng viên nang trong các thực phẩm sức khỏe để uống.

4. Bài thuốc từ Ashwagandha đem lại sức khỏe tuyệt vời

21731385690.png

4.1. Làm dịu căng thẳng và lo âu – Hỗ trợ giấc ngủ tốt:

Ashwagandha được dùng như một loại thuốc an thần tự nhiên, có tác dụng làm dịu căng thẳng và lo âu tương tự như thuốc Lorazepam. Một nghiên cứu gần đây cho thấy dùng 240 mg Ashwagandha mỗi ngày có thể giảm đáng kể nồng độ cortisol, hormone gây căng thẳng.

4.2. Cải thiện viêm khớp:

Ashwagandha có tác dụng giảm đau tự nhiên, giúp ức chế các tín hiệu đau trong hệ thần kinh trung ương và hỗ trợ điều trị các dạng viêm khớp, bao gồm viêm khớp dạng thấp, nhờ vào đặc tính chống viêm hiệu quả.

4.3. Cải thiện hệ tim mạch

Ashwagandha thường được dùng ở dạng bột để hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Thảo dược này có khả năng:

Giảm huyết áp cao

Giảm cholesterol máu

Giảm đau tức ngực

Ngăn ngừa bệnh tim

4.4. Điều trị bệnh Alzheimer:

Nghiên cứu cho thấy Ashwagandha có thể làm chậm và ngăn ngừa suy giảm chức năng não trong các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer, Huntington và Parkinson. Các bệnh này ảnh hưởng đến não và làm suy giảm trí nhớ cùng các chức năng khác.

4.5. Ngăn ngừa ung thư:

Một đánh giá vào năm 2011 cho thấy Ashwagandha có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, nên Ashwagandha có tác dụng chống lại nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư vú, ruột kết, phổi, tuyến tiền liệt và máu đặc biệt là ung thư phổi.

31731385690.jpeg

Ashwagandha đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch

4.6. Ngăn ngừa lão hóa sớm do căng thẳng:

Các chất chống oxy hóa trong Sâm Ấn Độ giúp chống lại gốc tự do, làm dịu và sáng da, tăng năng lượng cho tế bào da khi bôi tại chỗ. Ngoài ra, với hàm lượng collagen cao và dầu tự nhiên, nó giúp da mềm mại và giảm lo âu, trầm cảm, hỗ trợ quá trình phục hồi da.

4.7. Cải thiện sức khỏe tế bào da:

Chiết xuất từ rễ Ashwagandha thúc đẩy hoạt động telomerase, kéo dài tuổi thọ tế bào da và ngăn ngừa lão hóa. Các chất chống oxy hóa giúp giảm nếp nhăn, đốm đen và tăng sản xuất hyaluronan, cung cấp độ ẩm sâu cho da, làm da săn chắc và mềm mại..

8. Ashwagandha giúp tăng cường sinh lý:

 Ashwagandha được chứng minh có khả năng cải thiện sinh lý ở cả nam và nữ bằng cách thúc đẩy tự nhiên hormone testosterone và estrogen.

Một nghiên cứu trên 43 nam giới thừa cân cho thấy sau 8 tuần sử dụng viên uống Ashwagandha, mức testosterone tăng 14,7% và DHEA tăng 18% so với nhóm giả dược. Bên cạnh đó, Ashwagandha còn làm tăng số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng ở cả nam giới yếu sinh lý và bình thường.

Đối với phụ nữ, một nghiên cứu trên 91 người trong thời kỳ tiền mãn kinh cho thấy sau 8 tuần dùng 600mg chiết xuất Ashwagandha, mức estrogen tăng lên và các triệu chứng như bốc hỏa, cáu gắt, khô âm đạo, khó ngủ được cải thiện.

* Liều dùng và cách sử dụng:

Liều lượng Ashwagandha phụ thuộc vào mục đích điều trị và không có liều tiêu chuẩn.

Nghiên cứu cho thấy 250 đến 600 mg mỗi ngày có thể giảm căng thẳng.

Dạng dùng: Ashwagandha có dạng viên nang (250 – 1.500 mg), bột và chiết xuất lỏng.

Liều cao có thể gây tác dụng phụ, vì vậy hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn và xác định liều lượng phù hợp.

6. Lưu ý khi sử dụng Ashwagandha

41731385690.png

- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Không nên sử dụng Ashwagandha do thiếu thông tin về độ an toàn và nguy cơ gây sảy thai.

- Người mắc bệnh tự miễn: Ashwagandha có thể tăng cường hệ miễn dịch, làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh tự miễn như đa xơ cứng và lupus ban đỏ.

- Người bị rối loạn tuyến giáp: Ashwagandha có thể làm tăng nồng độ hormone tuyến giáp, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

- Người sắp phẫu thuật: Nên ngừng sử dụng Ashwagandha ít nhất 2 tuần trước phẫu thuật.

- Chất ô nhiễm: Ashwagandha có thể chứa kim loại nặng như thủy ngân, chì và asen. Nên chọn sản phẩm từ nhà sản xuất uy tín và được FDA chứng nhận về an toàn.

- Tác dụng phụ: Có thể gây khó chịu dạ dày, tiêu chảy và nôn mửa, đặc biệt với liều cao. Nên khởi đầu với liều thấp và tăng dần.

- Tham khảo ý kiến: Nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Tóm lại, Ashwagandha là thảo dược quý trong y học Ayurvedic của Ấn Độ, với nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm lo âu, căng thẳng, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ giấc ngủ và giảm triệu chứng viêm khớp. Người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: Sâm Ấn Độ
Các loại thực phẩm nên ăn và tránh khi bị viêm gan

Các loại thực phẩm nên ăn và tránh khi bị viêm gan

Viêm gan là một tình trạng ảnh hưởng đến chức năng gan, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan và giúp cải thiện sức khỏe gan.
Cường Phế – Sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng hô hấp

Cường Phế – Sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng hô hấp

Cường Phế, chiết xuất từ Xương sông và dược liệu quý, hỗ trợ cải thiện hô hấp hiệu quả. Sản phẩm giảm ho, đau họng, viêm phế quản, nhận phản hồi tích cực từ người dùng, khẳng định rõ rệt hiệu quả trong giảm triệu chứng hô hấp và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Đăng ký trực tuyến