Cây Sảng: Vị thuốc y học cổ truyền trị Bỏng, nhọt

Thứ sáu, 12/05/2023 | 10:22

Cây Sảng là loại cây được trồng phổ biến để làm cảnh. cây cũng là một dược liệu được sử dụng Y học cổ truyền, thường được dùng để chữa các bệnh như sưng tấy, mụn nhọt, áp xe .

Tuy nhiên trước khi sử dụng cây sảng  người dùng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hãy cùng, Giảng viên Dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đi tìm hiểu vì thuốc mang tên này nhé!

01683863059.jpeg

Cây sảng

1. Đặc điểm của cây sảng

Tên gọi khác: Sảng lá kiếm, Quả thang, Trôm thon, Trôm mề gà

Tên khoa học: Sterculia lanceolata Cay – Sterculiaceae. Thuộc họ Trôm

1.1. Mô tả thực vật:

Là cây thân gỗ, sống rất lâu năm ở các vùng rừng núi. Cao trung bình từ 3 -10m.

Thây cây hình trụ, cành khi còn non có lông, cành già nhẵn. có khía dọc, màu xám.

Lá mọc so le có hình bầu dục, dài 9 – 20cm, rộng 3 - 8cm

Hoa mọc ở kẽ lá thành chùm mảnh, có lông mềm hình sao. dài 4 – 5cm,  

Quả kép có 4 – 5 đại xếp thành hình sao, phủ lông nhung màu đỏ,. Khi chín quả mở, bên trong có hạt 4-9 đen bóng hình trứng dẹt, . 

Vào mùa đông Cây thường rụng lá, và ra lá non mọc vào mùa xuân,

Mùa ra hoa vào tháng 4 và tháng 7 và có Mùa quả tháng 8 - 10.

11683863059.jpeg

Hoa, quả và hạt cây Sảng

1.2. Phân bố - Thu hái:

Cây Sảng có xuất xứ từ Lào và Campuchia. Việt Nam, và Nam Trung Quốc.

Ở nước ta, Cây sảng là loài cây ưa ánh sáng, chúng sinh trường khỏe và phổ biến ở những khu rừng thứ sinh trải dài từ Hoà Bình, Quảng Ninh , Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Ninh Thuận….

Cây được trồng chủ yếu ở trong các khu rừng, trên các sườn đồi và vùng trung du Bắc Bộ.

Mùa đông Cây thường rụng lá hằng năm và ra lại lá non vào mùa xuân.

Cây Sảng là cây được trồng để che bóng mát và làm cây cảnh. Theo phong thủy, cây thảo dược này trồng trước cổng sẽ mang lại cho giả chủ cuộc sống no ấm, đủ đầy,phú quý, phát tài phát lộc. Bởi vậy, đây là cây được rất nhiều sự ưa chuộng từ nhiều người.

2. Bộ phận dùng;

Vỏ, lá và hạt là Dược liệu làm thuốc của cây.

Dược liệu được thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô đều được.

3. Thành phần hóa học:

Chưa có trong tài liệu nghiên cứu nào được ghi nhận cụ thể. Sơ bộ vỏ cây có chứa chất nhầy, tanin.

4. Tác dụng - Công dụng của cây sảng

*Theo kinh nghiệm dân gian ta, Cây Sảng là vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong y học dân gian, vỏ của cây thường được dùng dưới dạng tươi hay khô để chữa trị các bệnh như, sưng tấy, áp xe, mụn nhọt và bỏng da..

Liều dùng: dùng 20 – 30g/lần tươi, giã nát với muối đắp.

Ngoài ra, cây dược liệu này cũng được sử dụng để trị bạch đới nhiều,

* Ở Quảng Tây  – Trung Quốc: người dân họ thường dùng

- Vỏ cây còn được dùng để sắc uống chữa khí hư, bạch đới.

- Lá của cây Sảng còn tươi dùng giã đắp chữa dòn ngã tổn thương.

- Hạt của cây ăn được và được dùng để chữa bệnh hảo khát, nóng phổi.

Ngoài những công dụng chính trị bệnh, dược liệu này còn được trồng để làm cảnh và che bóng mát.

 *ở Tại vùng Vân Nam - Trung Quốc, cây này còn được dùng khô làm thuốc thanh phế nhiệt giúp thải độc, mát gan. Ngoài ra, hạt của cây dược liệu cũng ăn được nhờ có hương vị rất ngon.

Ngoài công dụng chữa trị bệnh, cây sảng đến màu ra hoa và quả có màu sắc bắt mắt còn được trồng làm cảnh. Được người dân tận dụng các sợi vỏ của cây để dùng làm giấy và túi xách phục vụ trong đời sống,

5. Một số bài thuốc sử dụng cây sảng 

Theo tin tức y dược hiệu quả trong việc dùng làm thuốc để chữa trị bệnh chủ yếu từ Vỏ cây Sảng được ghi nhận có các bệnh như bỏng, chữa sưng tấy và mụn nhọt. Cách điều chế thuốc như sau:

1. Bài thuốc chữa trị sưng tấy, mụn nhọt:

Dùng vỏ cây Sảng chừng 20 – 30g, đem rửa sạch bụi bẩn rồi giã với muối.

Đem Đắp trực tiếp lên vết thương (vết thương hở, lở loét, vết thương chảy dịch mủ không dùng ),

Rồi dùng băng gạc cố định lại. vết thương sưng đau có thể dùng để làm giảm sưng đau

2. Bài thuốc chữa trị bỏng ngoài da

Trong cuộc sống hàng ngày. Bỏng là chấn thương cũng rất thường gặp. Dùng vỏ của cây để chữa trị nhưng cần chú ý xử trí đúng để tránh nhiễm trùng hoặc làm nặng thêm vết bỏng.

3. Bài thuốc giúp giảm đau

Vỏ cây sảng tươi rửa sạch. Đem giã nát cùng với một ít nước nóng và 1 thìa muối , chắt lấy nước đem bôi lên vùng da bị sưng đau do chấn thương. (vết thương hở không dùng )

Làm mỗi từ 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả giảm đau tốt.

6. Lưu ý khi dùng cây Sảng làm thuốc

- Với người bị viêm da có mủ hoặc các vết thương hở, không được dùng trực tiếp vỏ cây sảng đắp lên da

- Những trường hợp tổn thương đau nhức Sử dụng cây sảng trong điều trị chỉ đáp ứng tốt cho chứ không có tác dụng chữa viêm loét. Và nó có thể gây nhiễm trùng, dễ dẫn tới hoại tử.

- Không được dùng vỏ cây sảng điều chế các thuốc qua đường uống.

Theo giảng viên Cao đẳng Dược từ những công dụng mà Cây Sảng  đã đem là hiệu quả tốt và được y học dân gian chứng minh trong chữa trị các bệnh như bỏng, chữa sưng tấy và mụn nhọt. Tuy nhiên cũng như các vị thuốc khác, người dùng cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng dược liệu để có hiệu quả tốt nhất. /.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Từ khóa: Cây sảng sảng
Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Mất nước và uống quá nhiều cũng đều gây hại. Thừa nước khi uống nhiều nước hơn mức cần có thể gây tác động tiêu cực, như làm loãng natri máu, gánh nặng cho thận, và rối loạn điện giải.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ, và có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Mặc dù có thể chữa khỏi, nhưng nguy cơ tái phát cao. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay phổ biến gây đau và tê bì ở một hoặc cả hai bàn tay. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh bị nén tại ống cổ tay, có thể trở nên nghiêm trọng. Nhận biết và điều trị kịp thời giúp để giảm triệu chứng và phục hồi chức năng.
Nha đảm tử – Vị thuốc quý chữa kiết lỵ, sốt rét

Nha đảm tử – Vị thuốc quý chữa kiết lỵ, sốt rét

Nha đảm tử là một loại thảo dược quý có vị đắng và tính hàn. Đặc tính này giúp ức chế hoạt động của tế bào ung thư và ngăn chặn sự lan rộng của bệnh. Ngoài ra, nó còn có thể điều trị sốt rét, bệnh lỵ, và tiêu chảy kéo dài.
Đăng ký trực tuyến