Bồ công anh - Vị thuốc Y học cổ truyền nhiều công dụng

Thứ sáu, 12/05/2023 | 10:11

Bồ công anh trong Y học cổ truyền là một vị thuốc thường được sử dụng để điều trị các chứng viêm nhiễm, mụn nhọt, tắc tia sữa…

Nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng loại dược liệu này để đem lại hiệu quả, tránh được các tác dụng không tốt cho sức khỏe. Vậy đặc điểm của bồ công anh là gì, cách sử dụng và hiệu quả điều trị ra sao, hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu qua bài viết sau đây.

01683861587.jpeg

Bồ công anh – vị thuốc y học cổ truyền nhiều công dụng

Thông tin chung

Tên khác: phù công anh, bộc công anh, lục anh, cấu nậu thảo, thái nại, đại đinh thảo, thiệu kim bảo, bồ công định, cổ đính, ba ba đinh, bát tri nại, bạch cổ đinh, kim cổ thảo, bồ có, diếp dại, mũi cày…

Tên khoa học: Taraxacum offcinal Wig

Họ: Cúc (Compositae)

Mô tả

Bồ công anh là loài cây thân cỏ, rễ đơn, hình trụ dài. Lá xuất phát từ rễ, thuôn dài hình trái xoan ngược, rìa có khía răng. Hoa thì có màu nâu, quả có mỏ dài và bế 10 canh.

Phân bố

Bồ công anh mọc hoang nhiều ở Trung Quốc Thường. Ở Việt Nam, cây xuất hiện nhiều ở những vùng núi cao như Sa Pa, Đà Lạt, Tam Đảo,...

Thu hái – sơ chế

Bồ công anh thường được thu hoạch vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 5 hằng năm, đây là lúc bồ công anh có vị đắng và cho dược liệu có chất lượng tốt nhất. Chọn thu hái những cây nhỏ lá dài, thân và cành có màu tím. Sau đó phơi cho khô trong bóng râm.

Bào chế thuốc

Sau khi thu hoạch, cắt cây thành từng đoạn nhỏ, rồi phơi hoặc sấy khô. Bảo quản để dùng dần.

Bảo quản

Bảo quản ở những nơi khô thoáng, tránh mối mọt.

Thành phần hóa học

Glucose, Sucrose, Fructose, Inulin, Pectin, Choline, Taraxasrerol,...

Theo Y học cổ truyền

Tính vị

Vị ngọt, tính bình, không độc

Quy kinh

Quy kinh can, kinh vị

Công dụng và chủ trị của bồ công anh

Thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng tiêu ung

Dùng trong các trường hợp viêm nhiễm như nhiễm trùng đường tiểu, viêm nhiễm tuyến vú, u nhọt sưng tấy, viêm amidan cấp tính,…

Cách dùng và liều lượng

Liều khuyến cáo: 12-40gr/ngày. Dùng ngoài bằng cách giã và đắp lên vùng sưng đau. Dùng trong bằng cách sắc uống.

11683861587.jpeg

Vị thuốc bồ công anh

Bài thuốc sử dụng bồ công anh

1/ Tắc tia sữa

Theo tin tức y dược lá bồ công anh lấy khoảng 1 nắm, rửa sạch rồi giã nát. Đắp lên vùng vú khoảng 3-4 lần/ngày.

2/ Điều trị đinh nhọt

Lấy một nắm lá bồ công anh lấy khoảng 1 nắm, rửa sạch rồi giã nát. Nước cốt bồ công anh, trộn với 1 ít rượu trắng. Nấu lên uống 01 lần/ngày.

3/ Điều trị viêm kết mạc cấp tính

Bồ công anh tươi 80 gr, quả chi tử 7 quả. Sắc uống 2 lần/ngày.

Hoặc có thể nấu nước từ bồ công anh để xông mắt 01 lần/ngày.

4/ Điều trị mụn nhọt

Bồ công anh, cây vòi voi, liên kiều, ké đầu ngựa mỗi vị 12gr; Kinh giới, cỏ mần trầu, hạ khô thảo, kim ngân hoa mỗi vị 10gr.

với 400ml nước đến khi còn 100ml. 01 thang chia 2 lần uống/ngày.

5/ Chữa đau dạ dày

Lá bồ công anh 20 gr, lá khôi 15gr, lá khổ sâm 10gr

Tất cả các vị trên nấu với 300ml nước, đun sôi trong 15 phút. Chia 3 lần uống/ngày.

Sử dụng trong 10 ngày liên tục, rồi ngưng trong 3 ngày sau đó tiếp tục lặp lại chu kì 10 ngày như trên.

6/ Chữa táo bón

Bồ công anh 10gr.

7/ Chữa viêm ruột thừa

Bồ công anh 40 gr; kim ngân hoa, đại hoàng, xuyên luyện tử 20gr, xích thược 16gr, đào nhân, cam thảo 12gr.

Tất cả các vị trên sắc nước uống 2 lần/ngày.

8/ Trị viêm gan cấp tính

Chuẩn bị nguyên liệu: Bồ công anh, nhân trần, thổ phục linh, bạch mao căn mỗi vị 20gr.

Tất cả các vị trên sắc nước uống 2 lần/ngày

9/ Trị vết bỏng nhiễm trùng

Sử dụng khoảng 1 nắm lá bồ công anh, rửa sạch rồi giã nát. Trộn với cồn 75 độ rồi đắp lên vết bỏng.

10/ Điều trị bệnh quai bị

Bồ công anh 30gr, lòng trắng trứng, đường phèn

Bồ công anh rửa thật sạch, giã nát, trộn với lòng trắng trứng và đường phèn.

Đắp lên vùng bị quai bị.

11/ Trị viêm bàng quang

Bồ công anh 40gr, quất bì 24 gr, sa nhân 12 gr

Tất cả các vị trên đem phơi khô, tán thành bột.

Pha 2gr hỗn hợp trên với nguyên liệu nước rồi uống. Dùng 3 lần/ngày.

12/ Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, ung thư vú.

Bồ công anh, kim ngân hoa, hạ khô thảo mỗi vị 20gr.

Tất cả các vị trên đem sắc với 600ml nước đến khi còn 300ml. Uống 2-3 lần/ngày.

Kiêng kỵ khi sử dụng vị thuốc bồ công anh

Những nhóm đối tượng sau không sử dụng bồ công anh:

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ em.
  • Người mẫn cảm với bồ công anh.
  • Người cao huyết áp, suy tim, đái tháo đường….
  • Người bị tắc nghẽn ống mật, tắc ruột, hội chứng ruột kích thích, dị ứng nhựa cao su.

Theo giảng viên Cao đẳng Dược bồ công anh là dược liệu với rất nhiều công dụng tốt trogn việc điều trị bệnh, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra một vài tác dụng không mong muốn như nôn mửa, viêm túi mật, viêm da…Vì vậy người dùng phải thật sự thận trọng trong quá trình sử dụng.

Năm 2025, thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT

Năm 2025, thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển đại học sau khi có kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Các thí sinh có thể đăng ký vào nhiều ngành học và nhiều trường đại học khác nhau.
Có nên sử dụng viên uống bổ mắt? Những điều cần biết

Có nên sử dụng viên uống bổ mắt? Những điều cần biết

Để bảo vệ mắt và ngăn ngừa các vấn đề về thị lực, nhiều người lựa chọn sử dụng viên uống bổ mắt. Để nắm vững công dụng và cách sử dụng sản phẩm hiệu quả, đừng bỏ qua những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe

Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngưỡng đầu vào đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề sẽ có nhiều thay đổi đáng chú ý trong các phương thức tuyển sinh.
Đăng ký trực tuyến