Tìm hiểu bệnh vảy nến da đầu, nguyên nhân do đâu gây ra

Thứ hai, 20/02/2023 | 15:09

Bệnh vảy nến da đầu là hiện tượng xuất hiện các mảng da đỏ và tróc vảy màu trắng ở vùng da đầu. Đây là tình trạng viêm mạn tính có thể làm ảnh hưởng không tốt tới chất lượng cuộc sống và sự tự tin của người bệnh.

01676881268.jpeg

Tìm hiểu bệnh vảy nến da đầu

1. Thông tin bệnh vảy nến da đầu

Khi các tế bào da bị rối loạn sẽ dẫn đến tình trạng vảy nến, làm nổi các mảng vảy đỏ, có thể xuất hiện ở một vài vị trí hoặc bị lan ra toàn bộ vùng da đầu, vùng sau gáy, trên trán, sau vành tai hay ngay cả ở trong tai. Theo Giảng viên Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: tình trạng này bắt nguồn do những bất thường trong hệ miễn dịch dẫn đến các tế bào da bị tăng sinh với tốc độ nhanh chóng sau đó tích tụ lại trên da đầu tạo thành các mảng bám bong tróc. Ở mức độ nhẹ, bệnh vảy nến da đầu thường ít nhận thấy được triệu chứng rõ ràng nhưng giai đoạn nặng có thể làm dày và vỡ các mảng bám trên da làm cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, bị mất ngủ, có thể gây nhiễm trùng da hay rụng tóc nếu gãi quá nhiều.

2. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh vảy nến da đầu có thể kể đến như:

  • Do yếu tố di truyền: bệnh vảy nến da đầu có liên quan đến yếu tố di truyền nếu trong gia đình có người thân bị vảy nến da đầu thì rất có thể thế hệ sau cũng sẽ dễ mắc bệnh.
  • Bị rối loạn hệ miễn dịch: nguyên nhân vì vảy nến da đầu có mối liên hệ mật thiết với các tế bào lympho T - tế bào của hệ miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của những tác nhân gây bệnh. Khi hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn sẽ gây ảnh hưởng tới chức năng của tế bào lympho T làm nhận diện nhầm lẫn các tế bào da bình thường là tác nhân có hại. Do đó, thay vì bảo vệ cơ thể chúng sẽ quay sang tiêu diệt các tế bào da dẫn tới tình trạng viêm da mạn tính. 

Ngoài yếu tố di truyền và rối loạn hệ miễn dịch là 2 nguyên nhân điển hình. Bệnh vảy nến da đầu còn là hệ quả của những tình trạng như:

  • Viêm da, viêm họng, bị nhiễm khuẩn tiêu hóa hay nhiễm HIV
  • Bị chấn thương vùng da đầu
  • Cơ thể luôn trong trạng thái lo âu và căng thẳng
  • Bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của các thuốc chứa lithium, kháng sinh tetracycline, các thuốc điều trị sốt rét hay đang dùng corticoid
  • Chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt vitamin D
  • Nghiện thuốc lá, nghiện rượu
11676881268.jpeg

Thiếu hụt vitamin D gây tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến da đầu

Cần lưu ý rằng khi những yếu tố nêu trên tương tác và kết hợp với nhau sẽ trở thành tác nhân gây bệnh đồng thời dẫn đến các triệu chứng của vảy nến da đầu trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Dấu hiệu giúp nhận biết bệnh vảy nến da đầu

  • Vùng da đầu xuất hiện các mảng màu hình tròn hay đa cung có màu đỏ khác biệt so với vùng da bình thường xung quanh
  • Mảng da đỏ có nhiều vảy trắng, dễ bị bong tróc và bể vụn, các vảy xếp chồng lên nhau, có thể lan xuống gáy, trán hay mang tai, gây ngứa ngáy.
  • Những nơi có vết thương hay vùng da cọ xát xuất hiện nhiều các mảng vảy nến
  • Xuất hiện biểu hiện rụng tóc, sau khi điều trị tóc sẽ mọc lại

4. Phương pháp điều trị bệnh vảy nến da đầu

  • Điều trị tại chỗ:

Người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm trực tiếp lên da đầu như dầu gội dược phẩm, kem, gel, dầu, kem dưỡng, thuốc mỡ, xà phòng…. Những sản phẩm điều trị bệnh vảy nến da đầu thường chứa 1 trong 2 thành phần chính là Coal tar hoặc axit salicylic.

Trường hợp bệnh vảy nến da đầu ở mức độ nặng cần dùng những loại thuốc kê đơn như:

  • Thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm và vi khuẩn gây bệnh vảy nến da đầu
  • Dẫn xuất của vitamin A: Tazarotene
  • Dẫn xuất của vitamin D: Calcipotriene
  • Anthralin
  • Dạng Steroid dùng tại chỗ
  • Điều trị tại bệnh viện

Phương pháp thường được áp dụng cho những trường hợp vảy nến da đầu dạng nhẹ chính là tiêm steroid trực tiếp vào vùng da bị tổn thương. Khi các biện pháp điều trị tại chỗ không đem lại hiệu quả, có thể cân nhắc đến liệu pháp quang trị liệu bằng laser. Với tình trạng vảy nến da đầu từ mức độ trung bình đến nặng, bác sĩ sẽ kê một số thuốc như: Methotrexate, Cyclosporine, dẫn xuất vitamin A Soriatane, Corticosteroid… để uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Những thuốc này đem lại kết quả khả quan trong điều trị tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro ví dụ như tổn thương gan do đó khi sử dụng thuốc cần có sự theo dõi nghiêm ngặt của bác sĩ.

Gần đây, FDA đã phê duyệt nhóm thuốc sinh học ứng dụng trong điều trị bệnh vảy nến da đầu, có công dụng ngăn cản sự tăng sinh nhanh chóng của các tế bào da đầu như: Etanercept (Enbrel); Adalimumab (Humira); Infliximab (Remicade); Secukinumab (Cosentyx); Guselkumab (Tremfya); Ustekinumab (Stelara); Ixekizumab (Talz)…

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Tóm lại, điều trị một cách dứt điểm bệnh vảy nến da đầu là điều không dễ, chúng ta chỉ có các phương pháp giúp hỗ trợ kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa giúp bệnh không tái phát hay tiến triển nghiêm trọng hơn. 

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe

Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngưỡng đầu vào đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề sẽ có nhiều thay đổi đáng chú ý trong các phương thức tuyển sinh.
Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đăng ký trực tuyến