Ở Việt Nam, cây trứng cá là loài cây dễ mọc và vô cùng quen thuộc, và đôi khi vì quá gần gũi nên cũng ít ai để ý đến những tác dụng tuyệt vời của chúng.
Ở Việt Nam, cây trứng cá là loài cây dễ mọc và vô cùng quen thuộc, và đôi khi vì quá gần gũi nên cũng ít ai để ý đến những tác dụng tuyệt vời của chúng.
Không chỉ là loài cây làm cảnh, tạo bóng mát trong vườn nhà, mà nó còn giá trị về dinh dưỡng và tác dụng dược lý, có công dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta. … mà chúng ta ít ai biết đến hết.
Hãy cùng chúng tôi, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về loài cây này nhé!
Cây trứng cá
Tên khác: Cây mật sâm.
Tên khoa học: Muntingia calabura.- Thuộc họ Trứng cá-Muntingiaceae.
Thuộc loại cây nhỏ hoặc nhỡ, cành nằm ngang, xếp chồng nhau, hơi cong rủ về phía dưới, có long mịn bao phủ trên bề mặt . Chiều cao của cây tối đa khoảng 10 -12m.
Lá mọc đơn,lá hình trái xoan Phiến lá có răng cưa không đều ở mép, kích thước dài 7 – 12 cm, rộng 2 – 4 cm, đầu nhọn. lá có long cả 2 mặt, mặt dưới màu trắng xám nhạt hơn, gân lá rõ. Cuống lá dài 3-5cm, có lá kèm gấp khúc như sợi chỉ..
Hoa nhỏ, mọc đơn, có 2-3 bông tụ lại ở kẽ lá, có cuống dài, 5 cánh màu trắng. có lông bao phủ dày ở hai mặt ở đài hoa. Tràng hoa hình bầu dục, 5 cánh. Nhiều nhị đính quanh tạo thành 1 đĩa, chỉ nhị mảnh. chứa nhiều noãn.
Quả hình cầu to khoảng đầu ngón tay, căng nhẵn, đường kính khoảng 1 cm. Lúc còn non vỏ quả mỏng có màu xanh, khi chin chuyển dần màu vàng hoặc đỏ Bên trong quả, có chứa nhiều hạt giống trứng cả, có màu vàng. Quả có vị ngọt dịu, mọng nước, mùi thơm đặc trưng.
Theo nhiều tài liệu, Cây có nguồn gốc có thể bắt nguồn từ vùng nhiệt đới châu Mỹ như Mexico, Brazil, Peru,…Ngày nay, loài cây này phân bố rộng rãi khắp trên thế giới … với nhiều mục đích dùng khác nhau. Tại Việt Nam, chỉ một loài duy nhất của chi Muntingia, mọc rải rác ở hầu hết các tỉnh miền Nam. ở ngoài Bắc cũng có nhưng ít hơn..
Là loại cây ưa sáng, thân gỗ nhỏ, có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ và chống chịu với sự khắc nghiệt của môi trường tốt. Cây thích nghi hầu hết trên mọi loại đất trồng, kể cả vùng ven biển, đất cát thô. Cây mọc nhiều ở vườn nhà, ven đường, … tạo bóng mát, chắn gió, lấy gỗ, làm thực phẩm…
Cây mọc tự nhiên bằng hạt khá mạnh, sau khoảng hơn 1 năm trồng, cây bắt đầu ra hoa tạo quả, riêng phần quả có thể ăn được. Quả chín ăn được, đồng thời đây cũng là nguồn thức ăn của nhiều loại dơi, chim và sóc.
Rễ, lá. và quả
Theo nhiều tài liệu, cây có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú:
Cứ 100g quả trứng cá có chứa: 78kcal; 0.324g đạm, Chất béo 1.56g chất béo, 4.6g chất xơ, 124.6mg Calcium, 84.0mg Phosphorus, 1.18mg Sắt, 0.019mg Carotene, 0.065mg Thiamine, 0.037mg Riboflavine, 0.554mg Niacin, d 80.5mg Ascorbic aci.
Quả và lá chứa nhiều chất chống oxy hóa, với hơn 24 hợp chất flavonoid và phenolic giống như loại được tìm thấy trong trà xanh ...Cộng với các hợp chất saponin.
Lá cây: Chứa flavonoid gồm flavanone, flavane, muntingone… các dihydrochalcones,
Rễ cây: Nhiều flavonoids loại 7,8-di-O-flavanes, biflavanes và flavones, saponin…
Một số tài liệu cho thấy, nhờ hợp chất flavonoid trong cây làm giảm và ngăn ngừa các bệnh lý ung thư, ức chế vi sinh vật gây bệnh. Các hoạt chất này làm ức chế các enzym kích hoạt chất gây ung thư, hạn chế khả năng lây lan của bệnh và làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào xấu. Không chỉ như vậy, ở những người bị suy giảm trí nhớ, mắc bệnh thoái hóa thần kinh hợp chất này có tác dụng rất hiệu quả.
Là cây dược liệu giúp làm giãn mạch máu, bảo vệ tim mạch, giảm cholesterol xấu, kiểm soát huyết áp, với các bệnh lý như đột quỵ, thiếu máu cơ tim và có tác dụng ổn định nhịp tim, …
Một số nghiên cứu đã cho thấy quả cây trứng cá, có thể làm giảm lượng đường trong máu. do đó nó là thức ăn tuyệt vời cho những người bị bệnh tiểu đường.Như vậy, loại cât này khá thân thiện với những người cần ăn kiêng, bệnh nhân đái tháo đường…
Quả loài này có chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn mạnh, đặc biệt tốt cho chữa trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn, S. epidermidis, C. diphtheriae P. vulgaris, K. Rhizophila, và các vi khuẩn khác. hiện nay có nhiều vi khuẩn đã kháng kháng sinh. Nên đây là điều quan trọng trong điệu trị nhiễm trùng
Có nhiều quốc gia, qua nhiều thế kỷ đã biết sử dụng quả trứng cá để ngăn chặn cơn đau liên quan với bệnh gout, ăn 10-12 quả , ăn ba lần trong ngày có tác dụng tốt cho điều trị cơn đau gout.
Vitamin C trong quả trứng cá có chứa một số lượng cao, Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại cảm lạnh, ống khói, và thậm chí cả bệnh tim mạch. Chỉ cần 100 gram quả trứng cá thì có chứa đến 150 mg Vitamin C ..
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Lá cây này có một tác nhân đối kháng thụ thể tốt tương tự gần giống như thuốc phiện. Nên dùng lá cây dược liệu này hãm uống như nước trà, đây là thức uống tuyệt vời để giảm đau vì chúng chặn thụ thể đau ...
Cây trứng cá kiểm soát được bệnh đái tháo đường
Ngoài ra, theo YHCT , loài thực vật này có vị ngọt, hơi thé. Kinh nghiêm trong dân gian, rễ cây và lá chữa trị bệnh gan, lợi mật, điều hòa kinh nguyệt.
Tùy mục đích dùng. Có thể dùng cây dược liệu này với nhiều cách và liều lượng khác nhau.
Như dùng lá nấu nước trà uống hằng ngày, quả có thể ăn trực tiếp, làm mứt, rượu…mùi thơm, vị ngọt dịu đặc trưng.
Cây dược liệu này tại mỗi một số quốc gia đều có nhiều tác dụng quý:
Ở Campuchia: Rễ cây hỗ trợ chữa các bệnh lý gan mật, giúp điều hòa kinh nguyệt
Ở Philippines: Chiết xuất từ hoa hỗ trợ tiêu hóa, cảm lạnh, giảm nhức đầu, giảm stress…
Ở Mexico: Dùng để hỗ trợ trị mụn mủ, đau dạ dày, bệnh sởi, …
Ở Ấn độ: Dùng hãm hoa trứng cá được dùng trị nhức đầu và cảm lạnh. Quả ngọt và có vị ngon ăn được,. Nước hãm lá được dùng uống như nước chè
Ở Brazin : Dùng lá hãm lấy nước uống, theo kinh nghiệm cổ truyền để làm cho thai dễ ra
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Đã từ lâu, cây trứng cá không chỉ gắn liền với tuổi thơ của nhiều người dân Việt Nam, Quả từ loại cây này giàu chất oxy hóa, có khả năng hỗ trợ chữa trị cho người ung thư khá tốt và lá, rễ của nó cũng được dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau…rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên trước khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến từ người có chuyên môn, các y bác sĩ để hiểu rõ hơn cũng như tránh những tác dụng không mong muốn của cây Dược liệu này nhé./.
DsCKI. Nguyễn Quốc Trung