Củ Sâm đất - Nhân Sâm của người nghèo

Thứ năm, 11/04/2024 | 15:56

Củ sâm đất, biết đến như "nhân sâm của người nghèo", giá rẻ nhưng giàu dinh dưỡng. Nhiều bà nội trợ sử dụng ăn trực tiếp, chế biến thành các món ăn ngon và bổ dưỡng, nhờ vào công dụng sâm đất với ích sức khỏe mà nó mang lại.

01712826641.png

Vậy ăn Sâm đất có tác dụng gì? Ai nên và không nên tiêu thụ loại sâm này? Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây:

1. Đặc điểm chung dược liệu

Tên gọi khác: Củ sâm đất, khoai sâm, địa tàng thiên, hoàng shin cô...

Tên khoa học: Boerhaavia diffusa L – Nyctaginaceae (họ hoa phấn)

1.1. Mô tả thực vật:

Sâm đất là một loại cây thân thảo, có thân cây đứng, nhẵn, thường được phân thành từng nhánh ở phía dưới, với chiều cao trung bình khoảng 60-70 cm. Rễ của cây phát triển thành củ có màu vàng nhạt và thường được sử dụng chủ yếu.

Các lá mọc so le nhau và có màu xanh mọng nước. Chúng có hình trái xoan, cuống rất ngắn, phiến lá dày, lá bóng, và phần mép lá hơi lượn sóng.

Hoa của cây sâm đất nhỏ và có màu hồng tím, thường mọc theo từng chùm với chiều dài chùm hoa khoảng 30 cm. Cây thường ra hoa vào mùa hè, từ tháng 6 đến tháng 7. Hoa có khả năng tự thụ phấn và có kích thước nhỏ, với màu sắc chủ yếu là hồng, đỏ tía hoặc màu cà.

Quả có hình tròn với đường kính chỉ khoảng 3-5 mm. Bên trong quả là những hạt đen bóng nhỏ chỉ có kích thước 1mm. Quả khi chín có màu đỏ nâu và thường được thu hoạch vào mùa thu, từ tháng 9 đến tháng 10.

Củ của cây sâm đất chính là phần rễ của cây phình to ra thành củ, có màu vàng nhạt.

11712826641.jpeg

Các bộ phận của cây Sâm đất

1.2. Phân bố và sinh trưởng:

Sâm đất có 2 nguồn gốc xuất xứ chính: thứ nhất là ở vùng Trung Mỹ, nơi được coi là một loại thực phẩm từ lâu. Thứ 2: Loại Ở Việt Nam, loại cây này được du nhập từ vùng Tân Cương, Trung Quốc, với tên gọi Hoàng Sin Cô. Cây sâm đất thường được phân bố các vùng miền núi, nơi có khí hậu nhiệt đới.

Sâm đất thích ẩm nhưng có thể sống ở những vị trí nhiều nắng. Đây là loại cây cũng dễ trồng và có thể thu hoạch quanh năm như một loại rau ăn hoặc phơi khô để sử dụng dần như một loại thuốc bổ. Cây sâm đất có thể trồng từ hạt, từ thân, hoặc từ củ giống (còn gọi là trồng từ hom), mỗi phương pháp trồng đều có cách chăm sóc riêng biệt.

2. Bộ phận dùng

Hầu hết các bộ phận của cây Sâm đất đều có thể được sử dụng. Đặc biệt là củ của nó.

Chồi non và lá cây có thể được dùng như một loại rau ăn hàng ngày và cũng có thể bổ sung dinh dưỡng. Chúng có thể được chế biến trong các món hầm, nấu soup, và đặc biệt có thể kết hợp với các loại rau củ khác để làm món salad.

3. Thành phần hóa học và dinh dưỡng

Sâm đất thường chứa một loại carbohydrate có vị ngọt được gọi là fructooligosaccarit, là dạng chất xơ không tan trong nước, giúp tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi.

Các nhà khoa học đã xác định rằng sâm đất chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như sắt, pectin, canxi, polysaccharide, fructooligosaccharide, protein, saponin, axit béo, cùng với các loại vitamin như A, C và nhiều khoáng chất khác. Tất cả những dưỡng chất này đều có lợi và có tác động tích cực đối với sức khỏe của người tiêu dùng.

21712826641.png

4. Tác dụng – công dụng Củ sâm

Củ sâm đất được biết đến với biệt danh "sâm nhà nghèo", không chỉ ngon mà còn được cho là có nhiều tác dụng thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, giảm cân, giải rượu, và chứa hoạt chất chống oxy hóa, ung thư. Với mức giá rẻ từ 15.000-40.000 đồng/kg, củ sâm đất là lựa chọn phổ biến.

Củ Sâm đất từ lâu đã được coi là một vị thuốc quý, được sử dụng để phòng và chữa bệnh, cũng như nâng cao sức khỏe. Theo Đông y, sâm đất còn có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt cơ thể, hỗ trợ trị cao huyết áp và giảm lượng đường huyết trong máu.

Trong dân gian, củ sâm đất thường được sử dụng kết hợp với các dược liệu khác để chữa bệnh như táo bón, sỏi thận, tiểu đường, và mụn nhọt…

Không chỉ củ, mà lá, thân, và rễ cây sâm đất cũng có nhiều tác dụng.

Lá có thể được sử dụng để xào, nấu canh, hoặc phơi khô làm trà uống.

Thân và rễ cây có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng và độc đáo.

Dưới đây là những tác dụng cụ thể của củ Sâm đất:

. Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Củ Sâm đất đã được chứng minh có tác dụng thúc đẩy quá trình giảm cân. Việc tiêu thụ củ sâm đất giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, từ đó giảm lượng thức ăn tiêu thụ và tăng nhu động ruột, giúp đẩy nhanh quá trình bài tiết ra khỏi cơ thể. Với lượng calo thấp và không chứa tinh bột, củ sâm đất là lựa chọn lý tưởng cho việc giảm cân một cách lành mạnh.

. Cải thiện tốt cho người mắc bệnh đái đường

Fructooligosaccharides có trong củ sâm đất giúp giảm sự hấp thụ đường đơn, làm giảm đường huyết, giảm lượng đường trong gan và tăng cường hoạt động của insulin trong cơ thể. Do đó, củ sâm đất là lựa chọn phù hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường.

. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Nghiên cứu cho thấy thành phần fructooligosaccharides trong củ sâm đất có thể chuyển hóa thành carbohydrate dự trữ và polyphenol, giúp giảm lượng natri trong máu, ổn định đường huyết và chống oxy hóa. Điều này góp phần vào sức khỏe tim mạch luôn được duy trì ổn định.

31712826641.jpeg

Củ Sâm đất giúp sức khỏe tim mạch tốt hơn

. Kiểm soát cholesterol trong máu

Củ sâm đất chứa các thành phần giúp điều hòa lượng cholesterol trong máu, giảm hàm lượng lipid và ngăn ngừa tích tụ cholesterol xấu (LDL). Điều này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Ăn củ sâm đất thường xuyên có thể hỗ trợ giảm tích tụ cholesterol xấu và giảm lượng lipid trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

. Phòng ngừa ung thư

Củ sâm đất có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, đặc biệt là pectin, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Vitamin trong củ sâm cũng đóng vai trò chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm.

. Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Vitamin A, C và khoáng chất trong củ sâm đất giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng, giảm căng thẳng và suy nhược cơ thể. Bên canh đó, thành phần adaptogenic trong củ sâm cũng giúp cơ thể thích nghi với căng thẳng và mệt mỏi, cung cấp năng lượng và tăng cường sức đề kháng.

. Cải thiện hệ tiêu hóa

Fructooligosaccharide trong củ sâm đất kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong cơ thể, bảo vệ hệ tiêu hóa và giúp hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Chất xơ hòa tan cũng giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến tiêu hóa như đầy bụng, táo bón, ung thư ruột kết và viêm loét dạ dày..

. Hỗ trợ chữa trị một số bệnh về da:

Dùng nước sâm đất từ lá và rễ cây để uống và đắp bã lên vùng da bị tổn thương như ghẻ lở, hắc lào sẽ giúp da nhanh chóng phục hồi. Hạt sâm đất ngâm nước cho đến khi có dạng keo như thạch, sau đó đắp lên mụn nhọt và các vết thương hở cũng mang lại hiệu quả cải thiện, với liều lượng 10-25 gram khô/ngày.

. Giúp xương chắc khỏe:

Cây sâm đất chứa các thành phần giúp tăng hiệu quả hấp thụ canxi, magiê, photpho, góp phần vào việc làm cho xương khớp trở nên chắc khỏe, đặc biệt là ở người lớn tuổi, giảm nguy cơ loãng xương.

. Cải thiện chức năng sinh lý nam và giúp giảm nguy cơ vô sinh:

Nghiên cứu cho thấy cây sâm đất chứa các thành phần thúc đẩy sản xuất testosterone tự nhiên, giúp giảm nguy cơ suy sinh dục phát triển muộn và vô sinh ở nam giới một cách tốt nhất.

41712826641.png

Củ sâm đất tác dụng tốt với sức khỏe con người

5. Các bài thuốc từ cây sâm đất

Bài chữa trị sỏi thận, sỏi bàng quang:

Dùng 10-25 gram củ sâm đất khô/ngày để sắc thuốc hoặc tán bột uống.

Cũng có thể sử dụng 10 gram củ sâm đất trong 1 lít nước sôi để làm trà.

Hoặc pha rượu với 2-5 gram bột rễ mỗi ngày.

Bài nhuận tràng, trị táo bón, trĩ:

Sử dụng lá sâm đất, lá vông non, lá thiên lý non, rễ đinh lăng, và vừng đen rang,

mỗi loại 30 gram để nấu canh.

Bài trị ho, hen suyễn:

Đun 70 gram củ sâm đất tươi với 500ml nước, uống mỗi ngày vào buổi sáng.

Bài giải độc gan, mát gan:

Dùng 10 gram sâm đất khô sắc nước uống mỗi ngày hoặc nấu canh uống.

Cách ngâm rượu với củ sâm đất:

Nguyên liệu cần gồm: Củ sâm đất, rượu trắng nguyên chất, và bình ngâm rượu (bình sứ, thủy tinh).

Cách ngâm rượu:

Rửa sạch củ sâm đất và để ráo nước.

Xếp củ sâm vào bình sao cho rễ hướng xuống đáy bình và xếp gọn.

Đổ rượu vào bình đủ để ngập sâm đất và đậy kín nắm.

Đặt bình ở nơi khô ráo, thoáng mát và để ủ trong vòng 3 tháng trước khi sử dụng.

6. Một số món ăn chế biến từ củ sâm đất

6.1. Canh sâm đất hầm xương

51712826641.jpeg

Canh sườn heo sâm đất

Nguyên liệu: 2 củ sâm đất, xương heo, 1 củ cà rốt, gia vị nêm nếm, hành tím và tỏi băm nhỏ.

Cách làm: Chuẩn bị xương heo, ướp gia vị, sau đó xào cho săn. Hầm xương với nước lọc hoặc nước dừa tươi, sau đó thêm khoai sâm đất và cà rốt cắt khúc. Nêm nếm và trang trí với hành lá.

6.2.Sâm đất xào thịt bò

61712826641.jpeg

Củ Sâm đất xào thịt bò

Nguyên liệu: 2 củ sâm đất, thịt bò, gia vị nêm nếm, hành lá, hành tím, tỏi, ớt băm nhuyễn.

Cách làm: Ướp thịt bò, sau đó xào với củ sâm đất.

6.3. Món Nộm Sâm đất

71712826641.jpeg

Nộm sâm đất

Nguyên liệu: 2 củ sâm đất bào sợi, 1 củ cà rốt bào sợi, ớt tỏi băm nhỏ, gia vị nêm nếm, đậu phộng, ngò rí, nước cốt chanh, thịt gà xé sợi, tôm.

Cách làm: Thái sơi sâm đất và cà rốt, ngâm nước đá, sau đó trộn với gia vị và thịt gà.

7.Đối tượng nào nên sử dụng cây sâm đất?

Cây sâm đất là một loại thuốc quý thường được sử dụng trong y học và dinh dưỡng tốt cho bữa ăn Nhưng đối tượng nên sử dụng cây sâm đất gồm:

- Người muốn tăng cường sức đề kháng và năng lượng: Sâm đất giúp cơ thể chống lại bệnh tật và viêm nhiễm, cũng như khôi phục hệ miễn dịch.

- Người muốn cải thiện tình trạng tâm thần: Sâm đất giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện tư duy.

- Người muốn nâng cao sức khỏe tình dục: Sâm đất có thể hỗ trợ tăng ham muốn và chức năng sinh dục ở nam giới, tốt cho người muốn nâng cao sức khỏe tình dục.

- Người đang mắc mệt mỏi và suy nhược cơ thể: Sâm đất bổ sung năng lượng và giảm tình trạng mệt mỏi.

- Người muốn cải thiện tình trạng tim mạch: Sâm đất ổn định huyết áp, giảm cholesterol và cải thiện chức năng hệ tim mạch.

- Người muốn chống lão hóa: Sâm đất ngăn ngừa việc oxy hóa tự do và ức chế sự lão hóa.

8. Những lưu ý khi sử dụng

Mặc dù củ Sâm đất là thực phẩm bổ dưỡng và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá thường xuyên trong thời gian dài có thể gây ngộ độc cơ thể.

Triệu chứng của ngộ độc củ sâm đất có thể bao gồm buồn nôn, toát mồ hôi, tiêu chảy, mất ngủ, dễ kích động, và nổi mề đay.

- Tránh sử dụng quá mức và quá thường xuyên để tránh ngộ độc cơ thể.

- Không nên sử dụng củ sâm đất đối với người mắc viêm gan, viêm túi mật hoặc rối loạn chức năng thận.

- Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai cũng nên tránh sử dụng sâm đất để đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi.

- Cân nhắc với bác sĩ trước khi sử dụng sâm đất nếu bạn đang dùng thuốc tây hoặc có vấn đề về hệ tiêu hóa.

Kết lại, Củ Sâm đất là một thực phẩm bổ dưỡng và hỗ trợ sức khỏe, nhưng không thể thay thế được thuốc chữa bệnh. Việc sử dụng Củ Sâm đất cần được thực hiện cẩn thận để tránh nguy cơ ngộ độc. Đối với những người có bệnh lý hoặc đang sử dụng thuốc điều trị, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng là rất quan trọng. Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng cũng cần lưu ý không sử dụng củ sâm đất một cách bừa bãi và không kiểm soát.

Hi vọng thông tin này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách sử dụng củ sâm đất để bảo vệ sức khỏe một cách an toàn và hiệu quả./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Bạch đầu ông – Vị thuốc dân dã chữa trị nhiều bệnh

Bạch đầu ông – Vị thuốc dân dã chữa trị nhiều bệnh

Trong mùa đông lạnh giá, nhiều người phải đối mặt với ho, sổ mũi và cảm lạnh. Bạch đầu ông có khả năng ức chế vi khuẩn và amip, thường được dùng để trị các bệnh như ho, sổ mũi, cảm lạnh, viêm gan cấp, viêm ruột và tiêu chảy.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn kênh canxi trong điều trị cao huyết áp

Lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn kênh canxi trong điều trị cao huyết áp

Thuốc chẹn kênh canxi được chỉ định sử dụng rất phổ biến trên lâm sàng trong điều trị bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, đau thắt ngực. Bên cạnh đó, cần lưu ý cách sử dụng và những tác dụng phụ có thể mắc phải khi dùng nhóm thuốc này.
Bệnh cúm: Nguy cơ và triệu chứng cần lưu ý

Bệnh cúm: Nguy cơ và triệu chứng cần lưu ý

Bệnh cúm, bao gồm A, B, và C, do virus Influenza gây ra, là bệnh nhiễm khuẩn ở đường hô hấp. Triệu chứng thường gặp: hắt hơi, sổ mũi, ho,... thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không kiểm soát cẩn thận.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị virrus Herpes

Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị virrus Herpes

Virrus Herpes thường gây nhiễm trùng tái phát trên da, miệng, môi, mắt và bộ phận sinh dục. Sử dụng thuốc kháng virus herpes từ sớm có thể hữu ích, ngăn chặn biến chứng và ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể người bệnh.
Đăng ký trực tuyến