Dây Thìa canh – Vị thuốc quý cho người bệnh tiểu đường

Thứ ba, 09/04/2024 | 16:05

Dây Thìa canh, một loại thảo dược tự nhiên, được biết đến như là một phương pháp điều trị tiểu đường. Bạn đã từng nghe đến dây Thìa canh chưa? Công dụng dây thìa canh trong việc làm giảm đường huyết có thực sự như lời đồn không?

01712654024.png

Hình ảnh Dây Thìa canh

Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây:

1. Đặc điểm chung dược liệu

Tên gọi khác: Dây muôi, lõa ti rừng

Tên khoa học: Gymnema sylvestre - Apocynaceae. (Họ Trúc đào)

1.1 Mô tả thực vật:

Dây Thìa canh là loại thảo mộc leo có thân gỗ, có những chiếc lá rộng rủ xuống như chiếc thìa. Thân của cây có khả năng leo dài từ 6 đến 10 mét, và có một lớp mũ màu trắng đục. Đường kính của thân cây thìa canh khoảng 3mm.

Lá có dạng lá nhọn, có mũi, dài khoảng 6-7cm và rộng từ 2.5 đến 5cm, mặt dưới của lá thường có nhiều đường gân phụ.

Hoa của cây khá nhỏ, mỗi bông dài khoảng 8mm và rộng từ 12 đến 15mm, chúng thường mọc thành chùm dạng tán ở nách lá.

Quả Thìa canh được xem như quả dại, khi chín thường tách ra thành các phần giống như chiếc muôi, vì vậy mà nhiều nơi gọi nó là dây muôi.

Mùa ra hoa vào tháng 7 và kết quả vào cuối tháng 8.

1.2. Phân bố, sinh trưởng:

Dây Thìa canh có nguồn gốc từ Ấn Độ, Châu Phi và Úc, và được sử dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường từ cách đây 2000 năm. Vùng thung lũng ở miền Trung Nam của Ấn Độ được xem là môi trường thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng của dây thìa canh. Ngoài ra, Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam cũng đã ghi nhận sự hiện diện của dây thìa canh trên các vùng lãnh thổ của họ.

Ở Việt Nam, dây Thìa canh được phát hiện vào năm 2006. Hiện nay, loại cây này chủ yếu được phân bố ở các tỉnh như Hải Phòng, Hà Bắc, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định và Thái Nguyên.

Nhờ sự nắm bắt chính xác về giống loài và kiến thức uyên bác, Nhà Thực vật học TS Trần Văn Ơn đã đóng góp vào quá trình quy hoạch trồng dây thìa canh tại các khu vực Nam Định và Thái Nguyên. Điều này đã giúp thúc đẩy việc phát triển và sử dụng loài thảo mộc này một cách hiệu quả hơn.

2. Bộ phận dùng – và việc thu hái, chế biến

Toàn bộ cây thìa canh, bao gồm thân dây, lá, hoa và quả, đều được sử dụng để chế biến thuốc.

Thu hái các bộ phận của cây có thể thực hiện quanh năm, và chúng có thể được sử dụng tươi hoặc phơi khô.

Tuy nhiên, việc sử dụng dây Thìa canh khô thường được ưa chuộng hơn. Dây Thìa canh khô có thể được bảo quản nguyên hoặc được nghiền thành bột để sử dụng tiện lợi hơn.

11712654024.png

Dây Thìa canh khô

3. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chính của dây Thìa canh là hoạt chất GS4, còn được biết đến với tên khoa học là Gymnema Sylvestre kiềm hóa ở lần thứ 4. GS4 bao gồm một tổ hợp đa dạng các axit gymnemic, là thành phần có hoạt tính sinh học chính của cây.

Ngoài ra,dâyThìa canh cũng chứa các hợp chất khác như flavonoid, anthraquinone, hentriacontane, pentatriacontane, resins, α và β-chlorophylls, phytin, D-quercitol, axit butyric, axit formic, peptide gumarin, và tanin.

Những thành phần này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:

- Tăng cường sản sinh và độ nhạy cảm của insulin.

- Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào bị tổn thương.

- Hạn chế sự hấp thụ đường từ ruột vào huyết thanh.

- Giảm cấp độ triglyceride và cholesterol LDL trong cơ thể.

4. Tác dụng – công dụng của dây Thìa canh

Dây Thìa canh đã được y học Ấn Độ và Trung Quốc sử dụng từ hàng nghìn năm trước để điều trị bệnh "nước tiểu ngọt như mật". Tác dụng của nó trong điều trị tiểu đường đã được ghi nhận từ lâu, với các ghi chép y học từ Nam Trung nước Ấn. Loại thảo dược này được xem là có tác dụng dược lý mạnh mẽ đối với bệnh tiểu đường và được coi là bài thuốc hiệu quả. Dây thìa canh giúp kiểm soát đường huyết, tăng cường sản xuất và độ nhạy cảm của insulin, ngăn chặn tổn thương tế bào, tái tạo tế bào bị tổn thương, và giảm triglyceride và cholesterol LDL trong máu Cụ thể, với những tác dụng như sau:

4.1.Giúp hạ đường huyết, chữa tiểu đường

Acid Gymnemic có vai trò kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, giúp cân bằng lượng đường trong máu. Nó cũng khuyến khích sự phát triển của tế bào β trong tuyến tụy, tăng hiệu quả hoạt động của insulin, giúp cơ thể khôi phục khả năng tự điều chỉnh đường huyết. Đồng thời, nó làm giảm hoạt động của enzym tạo đường mới và đảo ngược quá trình biến đổi thể trạng ở gan trong giai đoạn tăng đường huyết. Ngoài ra, nó giảm sự tạo đường mới tại gan và tăng sự sử dụng đường ở các mô và cơ. Tất cả những hiệu ứng này đồng thời giúp giảm lượng đường trong máu và kiểm soát đường huyết ở mức an toàn.

21712654024.png

 

4.2.Giúp giảm chỉ số HbA1c, Ổn định đường huyết:

Dây thìa canh ổn định đường huyết và giảm chỉ số HbA1c, giúp kiểm soát bệnh tiểu Dây thìa canh ổn định đường huyết và giảm chỉ số HbA1c trong điều trị tiểu đường. Nó có khả năng hạ đường huyết bằng cách ức chế hấp thụ đường ở ruột sau bữa ăn.

Nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng axit gymnemic giúp giảm sự hấp thu glucose ở bệnh nhân tiểu đường. Các nghiên cứu khác cho thấy dây thìa canh cải thiện kiểm soát đường huyết ở người mắc tiểu đường tuýp 2 và giảm nguy cơ các biến chứng.

Sau 3-6 tháng sử dụng, chỉ số HbA1c giảm đáng kể, duy trì ở mức an toàn.

Tuy nhiên, người dùng thuốc hạ huyết áp nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng

31712654024.png

4.3.Giúp hạ lipid trong máu (giảm mỡ máu):

Dây Thìa canh giúp hạ lipid và giảm mỡ máu bằng cách tăng bài tiết cholesterol, LDL-c và triglyceride ra khỏi cơ thể qua đường phân, giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường và các bệnh về tim. Chiết xuất từ dây thìa canh cũng cải thiện mức cholesterol, giảm cân và ngăn chặn sự tích tụ mỡ gan, đồng thời giảm chất béo trung tính và LDL cholesterol, tăng cholesterol HDL, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.

4.4.Tăng sản xuất Insulin:

Dây Thìa canh kích thích sản xuất insulin trong tuyến tụy, giúp giảm lượng đường trong máu. Insulin được tổng hợp ở tế bào beta trong đảo tụy và có tác dụng làm giảm nồng độ glucose trong máu.

Dây Thìa canh thúc đẩy sự tái tạo của các tế bào đảo tụy sản xuất insulin, từ đó giúp kiểm soát đường huyết.

4.5. Giảm cảm giác thèm ăn đồ ngọt

Dây Thìa canh giúp giảm cảm giác thèm ăn đồ ngọt bằng axit gymnemic và hoạt chất Gurmarin, làm mất cảm giác vị ngọt và đắng tạm thời, từ đó ảnh hưởng đến các thụ thể đường trên vị giác.

4.6.Giảm viêm: Dây Thìa canh giảm viêm bằng cách giảm lượng đường dư thừa trong máu.

Nhờ Tannin và Saponin có trong dây Thìa canh cũng có tính chất chống viêm tốt, hỗ trợ việc điều chỉnh hệ thống miễn dịch và giảm viêm.

41712654024.jpeg

Dây thìa canh giúp giảm viêm

4.7.Một số công dụng khác từ dây thìa canh

Bên cạnh đó Dây Thìa canh còn có một số ứng dụng khác của bao gồm:

-  Khả năng điều trị vết thương do rắn độc cắn

- Kiểm soát các bệnh lý như viêm mạch máu, trĩ.

- Ngoài ra, dây Thìa canh cũng đã được chứng minh là giúp giảm cân an toàn. Nghiên cứu trên động vật và con người đã chỉ ra rằng sử dụng chiết xuất dây thìa canh có thể giảm cân và giảm cảm giác thèm ngọt

51712654024.jpeg

Thìa canh cũng giúp giảm cân an toàn

6. Một số bài thuốc hỗ trợ trị đái tháo đường từ dây Thìa canh

Bài 1: Dây Thìa canh 50g, nước sạch 1,5 lít. Đun sôi nhẹ trong 15 phút và chia ra 3 phần uống trong ngày. Uống sau bữa ăn 15-20 phút để hạ đường huyết tốt nhất.

Bài 2: Dây Thìa canh 24g, khổ qua 16g, giảo cổ lam 12g, nấm linh chi 08g, lá sen 04g, khương hoàng 04g, tảo spirulina 04g, hoài sơn 12g, ngũ vị tử 08g, mộc hương 08g. Sắc uống 01 thang/02 ngày (chia uống 03 lần/ngày trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ). Có thể sử dụng thường xuyên. Kiêng kỵ: Tránh đồ ăn cay nóng, sống lạnh, béo ngọt quá mức và các chất kích thích.

Bài 3: Dây Thìa canh 24g, khổ qua 16g, đinh lăng và rau sam mỗi vị 12g.

Sắc uống 01 thang/ngày. Chia 03 lần/ngày uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.

Kiêng kỵ: Tránh đồ ăn cay nóng, sống lạnh, béo ngọt quá mức và các chất kích thích.

61712654024.png

5. Cách dùng và Liều lượng

- Cách dùng: Theo y học cổ truyền, dây Thìa canh được sử dụng bằng cách pha trà, bột lá hoặc nhai lá trực tiếp. hoặc Sử dụng trực tiếp dây Thìa canh trong điều trị tiểu đường có thể thực hiện qua các cách sau:

Cách 1: Dùng Dây thìa canh khô 50g.Đem Rửa sạch dây Thìa canh, đặt vào nồi cùng 1,5 lít nước, đun sôi và duy trì lửa nhỏ trong khoảng 15 phút hoặc cho đến khi nước còn khoảng 700ml

Uống sau bữa ăn để hạ đường huyết và giảm kích ứng dạ dày.

Cách 2: Dùng 25g dây thìa canh, và 25g giảo cổ lam.

Đem sắc với 2 lít nước, đun sôi nhỏ lửa cho đến khi còn 800ml.

Uống trong ngày. Chia thành 3 lần/ngày

Đối với việc sử dụng trực tiếp dây thìa canh trong điều trị tiểu đường, nên duy trì đều đặn mỗi ngày để giúp ổn định đường huyết.

*Trong y học hiện đại, dây Thìa canh thường được dùng ở dạng chiết xuất viên nang hoặc viên nén, để kiểm soát và theo dõi liều lượng dễ dàng hơn.

Liều dùng được khuyến cáo dựa trên phương thức dùng và tình trạng bệnh lý:

Trà: Đun sôi lá trong khoảng 5 phút, sau đó ngâm trong 10 - 15 phút trước khi uống.

Bột lá: Bắt đầu với 2 gam, có thể tăng lên 4 gam nếu không gặp phản ứng phụ.

Viên nang: 100 mg, dùng 3 - 4 lần mỗi ngày.

71712654024.jpeg

6. Những Lưu ý khi sử dụng

Mặc dù Dây thìa canh trong điều trị bệnh lý có cho ra kết quả tích cực và cũng tương đối an toàn. Trong việc sử dụng loại cây này cần lưu ý và đề phòng các tác dụng phụ đối với sức khỏe:

- Dây Thìa canh được đánh giá là an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng không nên dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, cũng như người có dự định mang thai.

- Nước nấu từ Dây thìa canh không được để qua đêm.

- Hạn chế sử dụng quá liều lượng (không quá 50g/ngày).

- Tránh uống Dây thìa canh khi đói để tránh hạ đường huyết đột ngột.

- Ngừng sử dụng ngay nếu gặp các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, khó thở và run tay chân.

- Không nên kết hợp dùng dây Thìa canh với Aspirin vì điều này có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết

- Ngoài ra, dù có hiệu quả trong điều chỉnh lượng đường trong máu, dây Thìa canh không thể thay thế cho các loại thuốc trị tiểu đường.

81712654024.jpeg

Phụ nữ mang thai và Trẻ em không nên sử dụng dây Thìa canh

Tóm lại, Dây Thìa canh không chỉ là một loại thảo dược truyền thống mà còn là một phương pháp điều trị tiểu đường hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của dây Thìa canh, nhưng vẫn cần phải nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng. Do dây Thìa canh được đánh giá có nhiều tác dụng tích cực, nên tình trạng làm giả cũng khá phổ biến, và việc phân biệt dây Thìa canh giả thật trên thị trường không dễ dàng. Do đó, cần phải cẩn trọng khi mua sản phẩm và tìm nguồn cung cấp đáng tin cậy là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Medrol là thuốc gì? Tác dụng ta sao?

Medrol là thuốc gì? Tác dụng ta sao?

Thuốc Medrol, chứa hoạt chất methylprednisolone, được sử dụng rộng rãi trong điều trị nhiều vấn đề như viêm khớp, dị ứng nặng, rối loạn máu, bệnh da, mắt, hệ miễn dịch và ung thư. Bác sĩ thường chỉ định thuốc này để giảm viêm, dị ứng và điều chỉnh phản ứng miễn dịch.
Tìm hiểu về cây nhãn và công dụng dược liệu

Tìm hiểu về cây nhãn và công dụng dược liệu

Long nhãn là một loại dược liệu phổ biến trong Đông y, đa dạng về thành phần và tác dụng dược lý, long nhãn dùng điều trị bệnh nhiều loại. Với khả năng an thần, có thể tăng cường sức khỏe, long nhãn đã được chứng minh là mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc.
5 LỢI ÍCH SỨC KHOẺ TIỀM NĂNG CỦA GỪNG

5 LỢI ÍCH SỨC KHOẺ TIỀM NĂNG CỦA GỪNG

Từ nguồn gốc ở Đông Nam Á cho đến hương vị hiện diện trong các món ăn yêu thích của bạn, gừng không chỉ là một loại gia vị mà còn là một thần dược chữa bệnh. Gừng là một loại cây có gia vị phổ biến trong thực phẩm được tìm thấy ở rễ của nó, nhưng bạn có biết chúng cũng có thể giúp tăng cường sức khỏe không? Hôm nay hãy cùng trường Cao đẳng y dược Pastuer tìm hiểu về chủ đề này nhé!
Cây Xô thơm – Vị thuốc tốt sức khỏe, giá trị dinh dưỡng

Cây Xô thơm – Vị thuốc tốt sức khỏe, giá trị dinh dưỡng

Cây Xô thơm không chỉ là một nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực với hương vị đặc trưng, mà còn được biết đến với giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe đáng kể. Loài cây này đã có mặt từ thời cổ đại và vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Đăng ký trực tuyến