Đảng sâm loại sâm quý dành cho người nghèo

Thứ sáu, 23/12/2022 | 15:17

Đẳng sâm hay đảng sâm không chỉ được biết đến tại Việt Nam rất nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng nghiên cứu về thảo dược này.Dược liệu có công dụng chữa thiếu máu, làm thuốc bổ, chữa vàng da, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận,chữa kém ăn, ho, đau dạ dày, thiếu sữa

Với nhiều công dụng, giá thành lại rẻ hơn nhân sâm, nên nó được ví là Nhân Sâm của người nghèo.Hãy cùng chúng tôi, Dược sĩ -Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về vị thuốc này nhé!

01671784197.jpeg

Cây đảng sâm

1.Mô tả đặc điểm chung về dược liệu

Tên gọi khác: Phòng đảng sâm, Lộ đảng sâm, Xuyên đảng sâm, rầy cáy, mần cáy.

Tên khoa học: Codonopsis sp    họ Hoa chuông (Campanulaceae)

1.1 Mô tả cây thuốc

Là cây thảo sống lâu năm.

Thân nhỏ mọc bò hay leo. Có màu hồng tía hoặc tím sẫm,mặt thân được bao phủ bởi lớp lông tơ trắng, ngắn nhưng thưa thớt. Rễ dài hình trụ, trên có các vết nhăn ngang dọc.

Lá hình tim hoặc hình mũi mác, mép nguyên hoặc có răng cưa mặt trên lá màu xanh nhạt, mặt dưới trắng.

Hoa màu xanh nhạt, ngả vàng rất đẹp mắt. mọc đơn lẻ từ các nách lá. Đài hoa to, có hình chuông,

Quả có màu xanh đậm, hình chùy, kích thước nhỏ bằng đốt ngón tay, đài ngắn. Bên trong có chứa nhiều hạt bóng, nhẵn có màu nâu đậm.

Củ mọc sâu dưới lòng đất khoảng 40 – 70cm, nhẵn, có màu nâu nhạt và nhìn giống như củ nhân sâm. Đây chính là bộ phận được dùng làm thuốc trong Đông y. 

Mùa hoa nở: tháng 7-8. Mùa quả tháng 9-10.

1.2. Phân bố

Cây thuốc được trồng nhiều ở các nơi : Trung Quốc và ở Hàn Quốc.

Ở Việt Nam, Đảng sâm thường mọc hoang được ở những nơi có bóng râm, hoặc ở thung lũng rậm rạp. trên các vùng núi cao. Ở các tỉnh như: Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Nam, Kontum..

Được trồng bằng hạt. Cây ưa những nơi đất có nhiều mùn.

2. Thu hái - chế biến Đảng sâm

2.1. Thu hái

Mùa đông là mù Thu hoạch, lúc này lá đã úa vàng, rụng lá hoặc tới đầu xuân năm sau lúc cây chưa đâm chồi nảy lộc. Khi thu hái, phải đào cả rễ sâu trên 0,6m và không được làm trầy xát.

Đào lấy rễ củ, rửa sạch đất, ủ qua 1 đêm, cần phân loại củ to nhỏ, để riêng, xâu dây vào, phơi khô.

2.2. Bào chế

Thái phiến: Lấy dược liệu chưa ủ mềm qua 1 đêm , rồi thái phiến dày, phơi khô.

Sao: Có thể đem sao Đảng sâm cùng với gạo để dùng.

11671784197.jpeg

Đảng sâm phiến

3. Thành phần hoá học

Chủ yếu là phenylpropanoids, polyacetylen, alkaloids, glucoside, syringin ,triterpenoids và polysacarit…

Ngoài ra còn có tìm thấy các acid hữu cơ, tinh dầu và nhiều hợp chất khác. có đến 126 hợp chất tìm thấy

Và mặc dù được dùng thay thế cho Nhân sâm trong nhiều trường hợp,Nhưng cho đến nay, hoạt chất chủ yếu của nó không phải là saponin như của Nhân sâm.

4. Tác dụng – Công dụng

*Theo Đông y:

Dược liệu có vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và phế.

Có tác dụng :

  • Bổ tỳ, sinh tân, ích khí, và chữa chỉ khát.
  • Khí huyết suy yếu, Trị tỳ vị hư, kiết lị, thoát giang.
  • Ích phế khí.Thanh phế, trị phế hư,
  • Chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu., tiêu chảy do tỳ hư, vàng da do huyết hư, rong kinh,

*Theo y học hiện đại

Đẳng sâm có một số dược tính quan trong đối với sức khỏe con người được kể đến như:

  • Các loại đường: Glucose, sucrose, furctose, galactose, mannose…
  • Các nguyên tố vi lượng: Ca, Mg, Zn, Fe…
  • Các acid amin: Methionin, threonin, arginine…

Một số thành phần khác như: Inulin, alcaloid, glucoside, syringin, cp1, cp2, cp3, cp4, choline,  tangshenoside, hexyl, sterol, chất béo. Nên Đảng sâm có tác dụng:

  • Chống mỏi mệt và tăng cường sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường nhiệt độ cao.
  • Tăng cường cường độ co bóp càng tăng nếu tăng nồng độ thuốc. trương lực của hồi tràng
  • Tăng lượng máu cho não, chân và nội tạng. Giúp tăng cường độ co bóp của tim,
  • Tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, làm tăng nhanh máu đông khô mà không có tác dụng tán huyết. làm giảm số lượng bạch cầu,

Ngoài ra, Dược liệu này có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, hạ huyết áp, tăng cường miễn dịch của cơ thể,hóa đàm, giảm ho, …

5.2. Cách dùng - Liều dùng:

Cách dùng: thường dạng thuốc sắc, thuốc hoàn hay bột.

Liều dùng:  9 – 30 g/ ngày,

6. Phương thuốc kinh nghiệm

6.1. Chữa trị cơ thể mệt mỏi yếu sức, Ăn uống không tiêu, nôn hoặc tiêu chảy

Bài Sâm linh bạch truật tán:

Nhân sâm hoặc Đảng sâm, Thạch liên nhục Phục linh, Sơn dược, Bạch truật, Bạch biển đậu, Cát cánh, Sa nhân, Dĩ mễ, Cam thảo, tán thành bột nhỏ mịn,

Đem sắc với nước để uống. Ngày dùng 1 thang

6.2. Chữa trị tử xung xuất huyết cơ năng

Độc vị Đảng sâm 30-60g,

Đem sắc với nước, Uống trong ngày ,chia làm 2 lần uống. Dùng liền 5 ngày trong thời kỳ kinh nguyệt.

6.3. Chữa trị người gầy suy kiệt, ho

Đảng sâm 16g, Ý dĩ nhân 6g, Hoài sơn 12g, Khoản đông hoa 6g, Xa tiền tử 6g. Cam thảo 2g

Đem Sắc với nước, Uống trong ngày,chia làm 3 lần uống.

6.4. Người già suy yếu lâu ngày

Đảng sâm 40g, Ngưu tất, Mạch môn, Long nhãn, Đương quy, mỗi thứ  đồng lượng 12g.

Sắc uống ngày 1 thang. Bệnh nặng nguy cấp có thể thêm Nhân sâm 4-8g. 

Có thể dùng cho người làm việc lao động chân tay hoặc trí óc nhiều, mệt tim, ê ẩm.

7. Lưu ý khi sử dụng

Khi sử dùng cần chú ý sau:

  • Không dùng cho người bị Khí trệ, phẫn nộ, hỏa vượng.
  • Không dùng Đẳng sâm phối hợp chung với Lê lô.
  • Đảng sâm nếu dùng mỗi liều quá 63g sẽ gây khó chịu vùng trước tim và nhịp tim không đều, ngưng thuốc thì hết.
  • Không nên dùng cho Phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
  • Không nên dùng dược liệu kèm với củ cải, hải sản,trà xanh.

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Đảng sâm là vị thuốc thông dụng, Đảng sâm có dùng thay thế Nhân sâm trong hầu hết các bài thuốc, chỉ cần tăng liều lên gấp 2-3 lần. nhưng khi dùng thuốc cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc có kinh nghiệm, không tùy tiện sử dụng, nhất là trong việc thay nó cho nhân sâm (có ý nghĩa giảm giá thành thang thuốc, tăng hiệu quả điều trị)./.

Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến