Xét nghiệm tỉ lệ ALBUMIN/GLOBULIN nói lên điều gì?

Thứ sáu, 13/01/2023 | 10:00

Protein được coi là một thành phần quan trọng góp phần vào nhiều hoạt động chức năng của cơ thể. Protein trong máu bao gồm 3 thành phần chính đó là albumin, globulin và lượng nhỏ fibrinogen

Trong đó albumin cũng như globulin được tạo thành chủ yếu nhờ gan vậy nên xét nghiệm tỷ lệ Albumin/Globulin được dùng đánh giá chức năng gan. Một số bệnh lý ở gan có thể tác động làm thay đổi nồng độ albumin hay globulin trong máu, do đó mà tỷ lệ của hai chỉ số này cũng sẽ thay đổi nhờ đó có thể phản ánh được tình trạng và chức năng của gan.

01673579662.jpeg

Xét nghiệm tỷ lệ albumin/globulin giúp đánh giá chức năng gan

1.Tỷ lệ albumin/globulin là gì?

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Protein huyết tương được tổng hợp chủ yếu tại gan. Khi cơ thể mang bệnh lý, nồng độ protein toàn phần cũng như tỷ lệ phần trăm sẽ thay đổi một cách đáng kể so với giá trị bình thường.

Protein trong máu bao gồm 2 thành phần chính đó là albumin và globulin, cùng lượng nhỏ fibrinogen. Trong đó, tế bào gan chính là nơi duy nhất tổng hợp albumin và fibrinogen, còn globulin sẽ được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch như tủy xương, lách, tế bào lympho,...

Protein được cấu tạo từ hơn 20 loại acid amin, chúng tham gia cấu tạo và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cấu thành các tế bào và các mô, giúp cho cơ thể tăng trưởng cũng như phát triển, tham gia vào điều hòa các hoạt động của cơ thể với vai trò là hormone và enzyme, tham gia duy trì cân bằng độ pH cho máu. Ta có thể xét nghiệm protein toàn phần hay đo lường lượng albumin và globulin trong máu. Trong đó, ta có thể tính tỷ lệ albumin/globulin trong xét nghiệm.

Sự thay đổi lượng protein huyết tương có thể do thay đổi tỷ lệ của một số thành phần protein trong huyết tương. Tỷ lệ Albumin/Globulin thường được dùng như chỉ số phân bố của phần Albumin và Globulin và tỷ lệ này thay đổi đáng kể trong các bệnh lý như xơ gan, viêm cầu thận, hội chứng thận, viêm gan cấp, lupus ban đỏ cũng như trong một số bệnh lý viêm cấp hay mạn.

Albumin là một protein có trọng lượng phân tử nhỏ và gồm nhiều acid amin, chúng chiếm khoảng 55‐65 % tổng số protein trong máu. Albumin được tổng hợp tại tế bào gan và đảm bảo các hoạt động chức năng của cơ thể như:

  • Tham gia quá trình duy trì áp lực keo trong huyết tương, giúp ổn định quá trình trao đổi muối nước.
  • Chúng liên kết cũng như giúp hòa tan nhiều chất khác nhau, ví dụ như bilirubin, calci và các acid béo mạch dài, chúng sẽ được gắn với albumin và được lưu hành trong máu.
  • Chúng giúp vận chuyển và dự trữ các ion phân tử các chất khác nhau và chúng là một nguồn acid amin nội sinh.
  • Albumin còn có khả năng liên kết cùng các kim loại nặng, độc và nhiều loại dược phẩm, nên khi nồng độ albumin trong máu thấp sẽ ảnh hưởng đến dược động học của thuốc.

Trong cơ thể chúng ta có 3 loại globulin chính bao gồm: alpha globulin, beta globulin và gamma globulin. Globulin gồm các phân tử khác nhau về trọng lượng, kích thước và cả chức năng. Trong số đó, các alpha và beta globulin được tổng hợp ở gan, còn gamma globulin là các kháng thể có bản chất là glycoprotein giúp nhận biết và chống lại các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. Globulin có các chức năng như sau:

  • Tham gia vào quá trình duy trì cân bằng acid-base
  • Tham gia đáp ứng phản ứng viêm của cơ thể
  • Sản xuất  kháng thể nhằm giúp đáp ứng miễn dịch, nhận biết và bảo vệ trước các tác nhân lạ.
  • Tham gia vào quá trình tiêu sợi fibrin cũng như điều hòa đông máu

2.Ý nghĩa của tỷ lệ albumin/globulin

Trong xét nghiệm, tỷ lệ Albumin/Globulin sẽ góp phần trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân, và chỉ số này có thể giúp chẩn đoán đến các bệnh lý về gan, thận cũng như đánh giá chức năng gan. Tỷ lệ albumin/globulin ở người bệnh thường sẽ dao động từ 1-1,5 và nồng độ albumin trong máu bình thường sẽ cao hơn so với nồng độ globulin. Tuy vậy, nồng độ albumin, globulin cũng như tỷ lệ A/G trong máu sẽ thay đổi phụ thuộc vào từng bệnh mắc phải. Dựa vào tỷ lệ đó bác sĩ lâm sàng có thể tìm nguyên nhân bệnh lý

Vài yếu tố có thể làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm như là:

  • Trong quá trình lấy máu xét nghiệm thời gian bạn buộc garo quá lâu có thể khiến albumin tăng cao.
  • Khi ăn chế độ ăn có nhiều protein.
  • Bệnh nhân đang sử dụng một số loại thuốc làm giảm protein  như: estrogen, thuốc tránh thai,....

Theo giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm cho biết: Khi xét nghiệm ra tỷ lệ albumin/globulin tăng hay giảm có thể gợi ý cho bạn một số bệnh lý có thể mắc phải bao gồm:

  • Khi tỷ lệ albumin/globulin giảm có thể cho bạn biết tình trạng tăng sản xuất globulin và giảm sản xuất albumin, tình trạng này thường gặp trong một số bệnh như là: xơ gan, viêm gan (giảm sản xuất albumin), đa u tủy xương, các bệnh lý về tự miễn, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng thận hư (mất albumin ra nước tiểu)
11673579662.jpeg

Tỷ lệ albumin/globulin giảm khi bị xơ gan

  • Khi tỷ lệ albumin/globulin tăng phản ánh tình trạng globulin miễn dịch không được sản xuất đủ gặp trong các bệnh lý như: Bệnh u lympho, leukemia, ung thư tủy xương, không có Globulin máu, giảm gamma globulin máu, tình trạng nhịn ăn, đói,…

3.Khi nào thì bạn cần xét nghiệm tỷ lệ albumin/globulin?

Xét nghiệm protein toàn phần thường được thực hiện trong các đợt khám sức khỏe định kỳ. Chúng được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cơ thể hoặc để chẩn đoán các bệnh liên quan đến thận, gan và tiêu hóa,... Ngoài ra, khi cảm thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường như: cảm thấy ăn không ngon, sút cân đột ngột, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, ăn uống khó tiêu hóa, thiếu dinh dưỡng, phù chân, tay, mặt,... khi có xuất hiện những triệu chứng đó ta cần đi làm xét nghiệm chỉ số này để kiểm tra kịp thời và phát hiện sớm để đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Những trường hợp được miễn thi tất cả các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Những trường hợp được miễn thi tất cả các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Theo Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành theo Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT, có ba trường hợp được miễn thi toàn bộ các môn trong kỳ thi này.
Tìm hiểu về thuốc giảm đau bụng kinh và cách sử dụng

Tìm hiểu về thuốc giảm đau bụng kinh và cách sử dụng

Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt. Một số người trải qua cơn đau dữ dội, kéo dài, buộc phải dùng thuốc giảm đau. Vậy, loại thuốc giảm đau bụng kinh nào an toàn và cần lưu ý gì khi sử dụng?
Lợi ích của cây Húng quế đối với sức khoẻ

Lợi ích của cây Húng quế đối với sức khoẻ

Húng quế là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, không chỉ là loại rau thơm rất giàu dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích với sức khoẻ húng quế còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền.
Hướng dẫn sử dụng thuốc chữa nhiệt miệng hiệu quả

Hướng dẫn sử dụng thuốc chữa nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng gây đau rát, ảnh hưởng đến ăn uống và chất lượng cuộc sống. Dùng thuốc chữa nhiệt miệng có thể giảm triệu chứng khó chịu. Bài viết dưới đây giới thiệu các loại thuốc phổ biến và cách sử dụng hiệu quả.
Đăng ký trực tuyến