Giảo Cổ Lam – Dược liệu quý với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Thứ hai, 09/12/2024 | 14:57

Giảo cổ lam, hay còn được gọi là "cỏ Trường thọ," là một dược liệu cổ truyền quý giá với nhiều công dụng tuyệt vời. Ngày nay, giá trị của loài cây này đã được khoa học hiện đại chứng minh, trở thành một báu vật trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam.

Hãy cùng DsCKI, giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cùng tìm hiểu chi tiết về loại thảo dược đặc biệt này nhé!

giảo cổ lam

Hình ảnh cây Giảo cổ lam 5 lá

1. Tổng quan về Giảo cổ lam

Tên gọi khác: Cỏ Trường thọ, Cổ yếm, Thư tràng năm lá, dây lõa hùng, trường sinh thảo, thất diệp đảm , thất diệp sâm, ngũ diệp sâm…

Tên khoa hoc: Gynostemma pentaphyllum – Họ bầu bí Cucurbitaceae

1.1. Đặc điểm thực vật

Giảo cổ lam là một loài cây thảo leo có thân mảnh, sử dụng tua cuốn đơn tại nách lá để bám vào các vật xung quanh. Cây có hoa đơn tính khác gốc, tức là cây đực và cây cái mọc riêng biệt.

Lá của cây xẻ rất sâu theo dạng chân vịt, nhìn giống như lá kép.

Cụm hoa có dạng chùy, mang nhiều bông hoa nhỏ màu trắng, với cánh hoa rời nhau tạo hình sao. Bao phấn của hoa dính thành một đĩa, trong khi bầu có ba vòi nhụy.

Quả của cây hình cầu, có đường kính từ 5 đến 9mm, khi chín chuyển sang màu đen.

1.2. Phân bố và sinh trưởng

Giảo cổ lam phát triển tốt ở những khu vực có độ cao khoảng 2.000m, khí hậu mát mẻ, rừng ẩm. Loài cây này xuất hiện tại nhiều quốc gia như Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc và vùng núi phía Bắc Việt Nam, đặc biệt ở Quảng Nam (núi Ngọc Linh).

2. Bộ phận sử dụng và thành phần hóa học

  • Bộ phận sử dụng chính: Lá.
  • Thành phần hóa học: Chứa hơn 100 hoạt chất saponin giống nhân sâm, flavonoid, cùng các vi chất như kẽm, sắt, mangan, phốt pho, (Loại 5 lá)
  • Loại giảo cổ lam 7 lá chứa hàm lượng saponin cao nhất, gấp 3-4 lần nhân sâm.

3. Các loại Giảo cổ lam

Hiện có 3 loại chính:

Giảo cổ lam loại 3 lá, 5 lá, 7 lá.

Trong đó, giảo cổ lam 5 lá (ngũ diệp sâm) là loại được đánh giá cao nhất về tác dụng.

4. Tác dung - Công dụng nổi bật của Giảo cổ lam

11733731882.png
4.1. Hỗ trợ giảm cholesterol và ngăn ngừa xơ vữa mạch

Năm 1999, nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và các cộng sự đã ghi nhận tác dụng nổi bật của giảo cổ lam trong việc giảm cholesterol toàn phần. Sau 30 ngày sử dụng, mức cholesterol giảm tới 71% so với nhóm đối chứng. Kết quả này được công bố trên Tạp chí Dược liệu, khẳng định tiềm năng của loài cây này trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, các hoạt chất trong giảo cổ lam còn được chứng minh có khả năng ngăn chặn hình thành mảng xơ vữa động mạch, giảm triglycerid và nồng độ nitrat trong máu, góp phần hiệu quả vào việc bảo vệ và duy trì chức năng tim mạch ổn định. Nhiều công trình nghiên cứu quốc tế cũng đã công nhận lợi ích này, đặc biệt ở những người bị rối loạn lipid máu.

21733731882.jpeg
Bài viết Nghiên cứu tác dụng của Giảo cổ lam trên bệnh mỡ máu

4.2. Ổn định đường huyết

Hoạt chất phanosid, được phát hiện bởi Viện Dược liệu Trung ương và Viện Karolinska (Thụy Điển) vào năm 2004, có khả năng hỗ trợ điều trị tiểu đường type 2, giúp ổn định lượng đường máu.

31733731882.jpeg

Bài báo cáo Nghiên cứu tác dụng ổn định lượng đường của Giảo cổ lam

4.3. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Adenosin, một hoạt chất đặc biệt trong giảo cổ lam 5 lá, hỗ trợ lưu thông máu, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.

4.4. Hỗ trợ chống oxy hóa và phòng ngừa ung thư

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra giảo cổ lam có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư ở vú, đại tràng, phổi, tử cung nhờ các saponin mới (gypenosid VN 01–07).

Hiện nay, các chế phẩm từ cây dược liệu này đã được nhiều quốc gia như Mỹ, Đức, Nga…sử dụng chính thức trong hỗ trợ điều trị ung thư tại

4.5. Các lợi ích khác

  • Hỗ trợ giảm cân: Tăng cường chuyển hóa đường và chất béo.
  • Kháng khuẩn: Ức chế enzyme α-glucosidase, hỗ trợ điều trị tiểu đường.

5. Đối tượng nào nên sử dụng?

*Nên sử dụng:

  • Người bị cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường type 2.
  • Người béo phì, căng thẳng, khó ngủ.
  • Người muốn tăng cường sức đề kháng hoặc dùng thay trà hàng ngày.

*Không nên sử dụng:

  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Người bị chứng hư hàn hoặc đang dùng thuốc chống thải ghép.

6. Những lưu ý khi sử dụng

  • Không uống trà giảo cổ lam đã để qua đêm để tránh đầy bụng.
  • Dùng đúng liều lượng (15-30g/ngày) để tránh hạ huyết áp đột ngột.

Kết luận

Giảo cổ lam là một trong những dược liệu quý giá không chỉ của Việt Nam mà còn được công nhận trên toàn thế giới. Với nhiều lợi ích vượt trội như hỗ trợ điều hòa cholesterol, ổn định đường huyết, bảo vệ tim mạch, tăng cường miễn dịch, và ngăn ngừa các bệnh lý nghiêm trọng như tiểu đường hay ung thư, giảo cổ lam đã khẳng định vị trí quan trọng trong kho tàng y học cổ truyền và hiện đại.

Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả của loài thảo dược này, việc sử dụng đúng cách, tuân thủ liều lượng và hướng dẫn từ các chuyên gia là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, không nên xem giảo cổ lam là "thần dược" mà bỏ qua các yếu tố như lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng cân đối.

Với vai trò không chỉ là nguồn nguyên liệu y học quý báu, giảo cổ lam còn là biểu tượng cho sự phong phú và tiềm năng của thiên nhiên Việt Nam. Vì vậy, bảo tồn, phát triển, và nhân giống loài cây này là nhiệm vụ không chỉ của ngành y học mà còn của toàn xã hội, để nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt này tiếp tục mang lại lợi ích cho sức khỏe con người trong tương lai../.

DsCKI.Nguyễn Quốc Trung

Từ khóa: giảo cổ lam
Những lợi ích của gạo lứt đối với sức khoẻ con người

Những lợi ích của gạo lứt đối với sức khoẻ con người

Gạo lứt không chỉ là một thực phẩm lành mạnh mà còn là một lựa chọn tốt mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, táo bón, loãng xương, ung thư,….Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của gạo lứt đối với sức khoẻ nhé.!
Hy thiêm – Vị thuốc quý chữa bệnh xương khớp

Hy thiêm – Vị thuốc quý chữa bệnh xương khớp

Trong xu hướng ưa chuộng phương pháp chữa trị tự nhiên, dược liệu ngày càng được dùng rộng rãi để chăm sóc sức khỏe, nhất là trong điều trị bệnh xương khớp. Cây hy thiêm – loại thảo dược quen thuộc – hiện thu hút sự quan tâm nhờ tác dụng đáng kể của nó.
Rau thì là trong y học cổ truyền: Thảo dược hỗ trợ tiêu hóa tự nhiên

Rau thì là trong y học cổ truyền: Thảo dược hỗ trợ tiêu hóa tự nhiên

Trong y học cổ truyền, rau thì là không chỉ được biết đến như một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực mà còn là một thảo dược quý rau thì là với nhiều công dụng chữa bệnh.
Giảo Cổ Lam – Dược liệu quý với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Giảo Cổ Lam – Dược liệu quý với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Giảo cổ lam, hay còn được gọi là "cỏ Trường thọ," là một dược liệu cổ truyền quý giá với nhiều công dụng tuyệt vời. Ngày nay, giá trị của loài cây này đã được khoa học hiện đại chứng minh, trở thành một báu vật trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam.
Đăng ký trực tuyến