Hệ miễn dịch và những nhóm thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Thứ ba, 11/04/2023 | 10:34

Khi sức đề kháng của cơ thể kém, yếu tố từ bên ngoài môi trường, vi khuẩn, virus sẽ dễ dàng xâm nhập vào trong cơ thể gây bệnh. Đặc biệt, đối với những ai có sức đề kháng kém, virus sẽ dễ dàng gây ra những biến chứng nghiêm trọng

 Do đó, cần bổ sung nhóm thực phẩm nào cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

1. Sức đề kháng của cơ thể là gì?

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Sức đề kháng của cơ thể chính là khả năng cơ thể tự phòng vệ chống lại sự xâm nhập của những yếu tố gây hại như: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, thời tiết... Từ hệ thống miễn dịch với các tế bào miễn dịch đặc hiệu khác nhau để làm nhiệm vụ nhận biết và tiêu diệt các tác nhân lạ sẽ tạo thành sức đề kháng của cơ thể.

01681185155.jpeg

Hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các yếu tổ bất lợi gây bệnh

Theo Giảng viên Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Hệ miễn dịch của cơ thể được phân thành 3 loại: miễn dịch tự nhiên, miễn dịch thu nhận và miễn dịch thụ động. Dù là loại miễn dịch nào cũng quan trọng và cần thiết với cơ thể vì chúng đều có khả năng bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh.

Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu thì sức đề kháng sẽ giảm. Lúc này, cơ thể sẽ dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công và biến chứng bệnh cũng sẽ nghiêm trọng. Điển hình như trong đại dịch covid-19, người có hệ miễn dịch kém sẽ có tỉ lệ biến chứng và khả năng tử vong cao hơn so với người có hệ miễn dịch cao.

2. Nguyên nhân gây ra suy giảm hệ miễn dịch là gì?

  • Khả năng đề kháng của cơ thể có liên quan mật thiết với hệ miễn dịch, nguyên nhân khiến cơ thể dễ mắc bệnh chính là suy giảm hệ thống miễn dịch cơ thể. Những nguyên nhân có thể dẫn đến suy giảm hệ thống miễn dịch cơ thể bao gồm suy giảm miễn dịch tiên phát do những khiếm khuyết yếu tố di truyền và những rối loạn tế bào mầm,...suy giảm miễn dịch thứ phát do điều trị kìm tế bào, can thiệp phẫu thuật hay do tia bức xạ X, gặp phải chấn thương,...
  • Lượng nước uống trong ngày không đủ: nước có vai trò quan trọng trong việc ổn định thân nhiệt, làm mát, giúp thận loại bỏ độc tố. Khi cơ thể không được bổ sung đầy đủ nước thì sức khỏe dễ suy yếu và mắc bệnh.
  • Lạm dụng kháng sinh: các loại thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn gây nên tuy nhiên tác dụng phụ có thể gặp phải chính là rối loạn miễn dịch và bị suy giảm sức đề kháng. Vì thế, lạm dụng kháng sinh là cần cần tránh để bảo vệ cơ thể, tăng cường khả năng chống chịu với vi khuẩn gây bệnh.
11681185155.jpeg

Lạm dụng thuốc kháng sinh gây suy giảm hệ miễn dịch

  • Căng thẳng, stress kéo dài: căng thẳng thường xuyên và stress thời gian dài sẽ làm rối loạn nội tiết tố nhất ảnh hưởng đến hormon estrogen hay testosterone dẫn đến mất cân bằng và làm suy giảm hệ miễn dịch cơ thể.
  • Ô nhiễm không khí: Môi trường không khí bị ô nhiễm bởi khói bụi, hóa chất,... sẽ ảnh hưởng đến phổi hay hệ hô hấp, làm giảm sự tăng sinh của tế bào lympho T, tế bào lympho B. Trong đó, hai loại tế bào này đều có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch, khi bị thiếu hụt sẽ làm giảm sức đề kháng.
  • Theo tin tức y dược thức khuya thường xuyên: Giấc ngủ là yếu tố giúp cơ thể tái tạo lại năng lượng đã mất sau một ngày dài làm việc, giúp loại bỏ độc tố và các chất gây hại ra khỏi cơ thể. Thức khuya thường xuyên dẫn đến việc hạn chế sản xuất melatonin, hệ miễn dịch cũng bị suy giảm.

3. Nhóm thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng chúng ta cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất cần thiết như:

  • Vitamin A: đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch, trẻ em cần được bổ sung vitamin A đầy đủ để làm giảm tỉ lệ tử vong. Cơ thể khi bị thiếu hụt vitamin A sẽ gây rối loạn chức năng bảo vệ của hệ miễn dịch, làm giảm bài tiết, các yếu tố có hại dễ xâm nhập. Nhóm các loại thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: quả gấc, gan gà, rau ngót, rau dền,...
  • Vitamin E: có tác dụng bảo vệ tế bào, hạn chế virus, vi khuẩn tấn công, tăng cường chức năng của các tế bào thần kinh. Ngoài ra, vitamin E còn là chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa hoạt động gây hại của các gốc tự do, tham gia vào quá trình chuyển hóa của tế bào. Nhóm thực phẩm giàu vitamin E có thể kể đến như: dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu lạc, mầm lúa mạch, vừng lạc, giá đỗ và các loại rau màu xanh lá đậm.
  • Vitamin D: đây là thành phần giúp hệ xương phát triển chắc khỏe ngoài ra vitamin D còn liên quan đến chức năng của hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn hay hệ thần kinh,... Vitamin D mà cơ thể sử dụng chủ yếu đến từ quá trình tự tổng hợp từ ánh sáng mặt trời. Nhóm các loại thực phẩm giàu vitamin D bao gồm các loại hải sản, cá biển, gan cá, lòng đỏ trứng,...
  • Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Vitamin C: giúp tăng cường sức đề kháng, khi cơ thể được bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ giúp lượng globulin miễn dịch được tăng cường, số lượng bạch cầu hoạt động cũng đạt hiệu quả hơn. Ngược lại, khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin C sẽ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, da dễ bị lão hóa, dễ mắc phải bệnh cảm cúm. Nhóm các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: rau ngót, rau mồng tơi, rau đền, rau đay,... các loại trái cây như ổi, cóc, bưởi, quýt, cam, chanh, đu đủ,...
  • Ngoài vitamin thì các khoáng chất như sắt, kẽm, selen, canxi cũng rất cần thiết cho việc tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, đề kháng cho cơ thể.

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Đăng ký trực tuyến