Hiểu rõ hơn về tình trạng thiếu máu ở cơ thể

Thứ bảy, 24/12/2022 | 14:43

Khi cơ thể rơi vào tình trạng thiếu máu sẽ khiến các cơ quan hoạt động kém, sức khỏe bị suy giảm nên người bệnh thường thấy mệt mỏi, yếu ớt và dễ nhiễm bệnh. Vậy người bị thiếu máu cần làm gì hay bổ sung thực phẩm gì để cải thiện được tình trạng bệnh?

01671868437.jpeg

Thiếu máu gây ảnh hưởng tới sức khỏe

Thiếu máu là gì

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Thiếu máu là hiện tượng lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi bị giảm dẫn đến thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Nói cách khác thiếu máu là tình trạng máu không đủ số lượng hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan.

Những đối tượng dễ bị thiếu máu

  • Nếu chế độ ăn hằng ngày cung cấp không đủ chất sắt thì trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ thiếu máu cao.
  • Phụ nữ do có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hay thời kỳ thai kỳ... 2 yếu tố này có khả năng ảnh hưởng và làm thay đổi lượng máu trong cơ thể.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như bệnh gan, bệnh thận… có thể bị thiếu máu do suy giảm sản xuất hồng cầu.
  • Trẻ em ở độ tuổi vị thành niên vẫn có nguy cơ bị thiếu máu. Đặc biệt ở những trẻ phát triển quá nhanh thể chất nhưng chế độ dinh dưỡng không được đáp ứng đầy đủ các nhóm chất. Điều này khiến cơ thể dễ thiếu hụt các nguyên liệu tạo máu.

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu

  • Thiếu máu thiếu sắt: những bệnh lý như giun móc, viêm loét dạ dày, cường kinh, rong huyết ở phụ nữ, u chảy máu trĩ... sẽ gây ra tình trạng mất máu
  • Thiếu máu do thiếu acid folic (vitamin B9): nguyên nhân này thường gặp ở những bệnh nhân nghiện rượu, người kém hấp thu, phụ nữ đang sử dụng thuốc ngừa thai ...
  • Thiếu máu do thiếu vitamin B12: do cắt đoạn dạ dày, viêm hay cắt đoạn hồi tràng, người thiểu năng tuyến tụy…
  • Thiếu máu do nguyên nhân giảm sản xuất máu tại tủy xương.
  • Do bất thường về di truyền: chuỗi Hemoglobin hồng cầu có cấu tạo bất thường dẫn đến thời gian sống của hồng cầu bị rút ngắn.
  • Thiếu máu do tán huyết miễn dịch: trong cơ thể tồn tại kháng thể bất thường chống lại hồng cầu điều này làm hồng cầu bị vỡ gây nên tình trạng thiếu máu.
  • Thiếu máu do suy tủy xương: do nhiễm trùng, nhiễm hóa chất, tia phóng xạ, yếu tố di truyền, tình trạng tủy xương không sản xuất đủ tế bào máu cần thiết để đáp ứng cho cơ thể ...
  • Thiếu máu do suy thận mạn tính: suy thận mạn tính gây ra tình trạng giảm tế bào cạnh cầu thận dẫn đến lượng Erythropoietin bị giảm thấp.

Dấu hiệu thiếu máu

Người bị thiếu máu sẽ gặp phải những dấu hiệu như sau:

  • Bị ù tai, hoa mắt, cảm thấy chóng mặt thường xuyên, khi thay đổi tư thế hay khi gắng sức có thể bị ngất nhất là khi cơ thể thiếu máu nhiều.
  • Nhức đầu, suy giảm trí nhớ, bị mất ngủ, thay đổi tính tình dễ bị cáu gắt, tê tay chân, sức lao động bị giảm.
  • Cảm thấy hồi hộp đánh trống ngực và khó thở, khi bị thiếu máu cơ tim có thể gây đau vùng trước tim.
  • Chán ăn, bị đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy hay táo bón.
  • Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, nếu thiếu máu huyết tán có thể kèm theo vàng da, nếu thiếu máu do rối loạn chuyển hoá sắt có thể kèm theo sạm da.Đặc biệt có thể quan sát rõ biểu hiện ở những vị trí da mỏng, trắng như mặt, lòng bàn tay, niêm mạc mắt, môi, lưỡi, vòm miệng...
  • Trong thiếu máu huyết tán: lưỡi có màu nhợt hay có thể nhợt vàng; trong thiếu máu do nhiễm khuẩn: lưỡi bự bẩn; trong thiếu máu Biermer: lưỡi đỏ lừ và dày lên; trong thiếu máu mạn và nhược sắc: gai lưỡi mòn hay mất làm lưỡi nhẵn bóng, có thể có vết ấn răng.
  • Tóc rụng, móng tay giòn và dễ gãy, chân móng bẹt hoặc lõm, có màu đục, có khía, bở và dễ gãy …
  • Khi cơ thể thiếu máu, tim sẽ đập nhanh và có thể có tiếng thổi tâm thu thiếu máu. Nếu tình trạng thiếu máu lâu mà không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim.
11671868437.jpeg

Dấu hiệu thiếu máu

Những loại thực phẩm cần được bổ sung khi bị thiếu máu

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Người bị thiếu máu có thể thực hiện chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất để bổ sung bao gồm:

  • Chất sắt: Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt bò và các loại thịt khác, các loại đậu, ngũ cốc tăng cường chất sắt, rau lá có màu xanh đậm và trái cây sấy khô.
  • Folate: Được tìm thấy trong trái cây và nước ép trái cây, rau lá xanh đậm, đậu phộng, đậu xanh và các sản phẩm ngũ cốc như bánh mì, mì ống, ngũ cốc và gạo.
  • Vitamin C: Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây nhất là ổi, nước ép cam quýt, ớt, bông cải xanh, cà chua, dưa và dâu tây…
  • Vitamin B12: Thực phẩm giàu vitamin B-12 bao gồm thịt, các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm ngũ cốc, đậu nành tăng cường.

Những thực phẩm kể trên sẽ giúp tăng hấp thu sắt và hỗ trợ làm giảm tình trạng thiếu máu

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe

Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngưỡng đầu vào đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề sẽ có nhiều thay đổi đáng chú ý trong các phương thức tuyển sinh.
Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đăng ký trực tuyến