Hồng ngoại có tác dụng gì trong phục hồi chức năng?

Thứ tư, 11/01/2023 | 15:16

Các tác nhân vật lý cung cấp năng lượng dưới dạng bức xạ điện từ bao gồm các dạng khác nhau của ánh sáng nhìn thấy, không nhìn thấy. Tất cả các sinh vật sống liên tục tiếp xúc với bức xạ điện từ từ các nguồn tự nhiên và nhân tạo.

Bài viết này giới thiệu về ứng dụng bức xạ điện từ trong phục hồi chức năng và cung cấp thông tin cụ thể về ứng dụng điều trị của hồng ngoại, tử ngoại và laser, sóng ngắn và vi sóng.

1.Định nghĩa

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Hồng ngoại được phân loại là nhiệt nông, mặc dù nó là một phương thức năng lượng điện từ hơn là một phương thức dẫn truyền năng lượng. Bức xạ hồng ngoại có bước sóng từ 770nm đến 106nm, nằm giữa ánh sáng nhìn thấy và vi sóng trên phổ điện từ.

Các nguồn hồng ngoại được sử dụng trong phục hồi chức năng bao gồm ánh sáng mặt trời, đèn hồng ngoại.

01673426127.jpeg

Quang phổ tia hồng ngoại từ mặt trời

2.Tác dụng của hồng ngoại

- Huyết động: Tăng nhiệt độ trong mô thường liên quan đến giãn mạch, tăng tuần hoàn đến vùng đó.

- Trên thần kinh-cơ:

+ Nhiệt độ tăng làm tăng vận tốc dẫn truyền thần kinh.                                          

+ Tăng ngưỡng cảm giác đau.

+ Thay đổi sức mạnh cơ: sức mạnh và độ bền của cơ bắp giảm trong 30 phút đầu tiên sau khi sử dụng nhiệt   nóng, trong 2 giờ tiếp theo, sức mạnh cơ bắp dần dần hồi phục và sau đó tăng lên trên mứt trước đây.

- Trên mô liên kết: Tăng tính kéo giãn của các mô liên kết.

- Chuyển hóa: Tăng chuyển hóa.

3.Ứng dụng lâm sàng

Kiểm soát đau: Hồng ngoại có thể được sử dụng trên lâm sàng để kiểm soát đau. Tăng nhiệt độ da có thể làm giảm cảm giác đau bằng cách thay đổi dẫn truyền thần kinh. Ví dụ, giảm đau trong vùng phân bố cảm giác của dây thần kinh trụ (mặt trước và trong cẳng tay), khi bức xạ hồng ngoại được điều trị trên dây thần kinh trụ ở khuỷu tay, là do dẫn truyền dây thần kinh bị thay đổi. Mặc dù hồng ngoại có thể làm giảm đau từ bất kỳ nguồn gốc nào, nhưng nói chung không được khuyến cáo điều trị cho đau do viêm cấp tính vì sự gia tăng nhiệt độ mô có thể làm trầm trọng thêm các dấu hiệu và triệu chứng khác của viêm, bao gồm nóng, đỏ và phù nề.

Tăng tầm vận động khớp và giảm cứng khớp: Hồng ngoại có thể được sử dụng trên lâm sàng khi mục tiêu là tăng tầm vận động khớp và giảm cứng khớp. Cả hai tác dụng này là do tăng tính kéo giãn của mô mềm khi nhiệt độ mô mềm tăng lên.

Lành vết thương: Hồng ngoại có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành mô bằng cách tăng tuần hoàn và tốc độ hoạt    động của enzym và tăng khả năng cung cấp oxy cho các mô.

11673426127.jpeg

Hồng ngoại có nhiều tác dụng trên lâm sàng

4. Chống chỉ định và thận trọng

Chống chỉ định

  • Vùng da giảm hoặc mất cảm giác: Bệnh nhân có nguy cơ bỏng do không phân biệt nóng và lạnh.
  • Vùng đang xuất huyết hoặc có nguy cơ xuất huyết: Nhiệt nóng làm giãn mạch và tăng tốc độ dòng chảy của máu.
  • U ác tính: Nhiệt nóng có thể làm tăng tốc độ phát triển hoặc tốc độ di căn của mô ác tính bằng cách tăng tuần hoàn đến khu vực hoặc tăng tốc độ trao đổi chất.
  • Viêm tắc tĩnh mạch: Giãn mạch và tăng tốc độ tuần hoàn do nhiệt độ mô tăng lên có thể làm cục máu đông thoát ra khỏi khu vực được điều trị và di chuyển đến các mạch và tắc mạch các cơ quan quan trọng.
  • Chiếu tia hồng ngoại cho mắt: Nên tránh chiếu tia hồng ngoại vào mắt vì có thể gây tổn thương. Để tránh bị chiếu xạ vào mắt, bệnh nhân nên đeo kính cản hồng ngoại trong suốt quá trình điều trị bằng đèn chiếu tia hồng ngoại.

Thận trọng

  • Chấn thương cấp và viêm cấp: vì nhiệt độ mô tăng lên có thể làm tăng phù nề và chảy máu do giãn mạch và tăng lưu lượng máu. Không nên điều trị nhiệt nóng trong vòng 48 đến 72 giờ đầu tiên sau khi bị chấn thương.
  • Thai kỳ: Thai nhi có thể bị tổn thương do mẹ tăng thân nhiệt. Không khuyến khích sử dụng hồng ngoại ở vùng thắt lưng, bụng cho phụ nữ mang thai, mặc dù tình trạng tăng thân nhiệt chưa được chứng minh.
  • Suy giảm tuần hoàn và kém điều hòa thân nhiệt: Các khu vực bị suy giảm tuần hoàn và bệnh nhân có điều hòa thân nhiệt kém có thể không giãn mạch ở mức độ bình thường để đáp ứng với sự gia tăng nhiệt độ của mô và do đó có thể không đủ lưu lượng máu khi nhiệt độ mô tăng để bảo vệ mô khỏi bị bỏng.
  • Vùng đang sưng nề: Làm tăng sưng nề. Hiệu ứng này được cho là kết quả của sự giãn mạch và tăng cường tuần hoàn xảy ra khi nhiệt độ mô tăng lên và gia tăng tình trạng viêm do tăng tốc độ trao đổi chất.
  • Suy tim: Nhiệt nóng có thể gây giãn mạch cục bộ và toàn thân, góp phần làm tăng nhu cầu tim.
  • Vùng đã dùng thuốc giảm đau dạng mỡ hoặc kem: Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết thuốc giảm đau tại chỗ là thuốc mỡ hoặc kem gây cảm giác nóng khi bôi lên da.
  • Thần kinh mất myelin: Các bệnh liên quan đến mất myelin của dây thần kinh ngoại vi bao gồm hội chứng ống cổ tay và chèn ép thần kinh trụ. Thận trọng khi sử dụng hồng ngoại ở những vùng này vì có thể gây ra tắc nghẽn dẫn truyền thần kinh.

Những tai biến có thể gặp khi sử dụng hồng ngoại

  • Bỏng
  • Ngất
  • Chảy máu
  • Tổn thương da và mắt

Kỹ thuật điều trị bằng đèn hồng ngoại

Chuẩn bị thiết bị: đèn hồng ngoại, mắt kính cản tia hồng ngoại, thước dây để do khoảng cách từ đèn đến vùng điều   trị và khăn.

Phương pháp điều trị

  • Bộc lộ và kiểm tra vùng điều trị.
  • Thầy thuốc và bệnh nhân mang kính mắt cản tia hồng ngoại.
  • Bật đèn trước 5-10 phút để đèn đạt công suất ổn định.
  • Tư thế bệnh nhân thoải mái, đèn hồng ngoại vuông góc với vùng điều trị và cách vùng điều trị khoảng 40-60cm, Điều chỉnh khoảng cách và công suất của đèn để bệnh nhân cảm thấy độ ấm áp dễ chịu. Đo và ghi lại khoảng cách của đèn và vùng điều trị.
  • Cung cấp cho bệnh nhân phương tiện để gọi hỗ trợ, và hướng dẫn bệnh nhân gọi nếu cảm thấy khó chịu.
  • Hướng dẫn bệnh nhân tránh di chuyển đến gần hoặc xa đèn và tránh chạm vào đèn vì chuyển động gần hoặc xa đèn sẽ làm thay đổi lượng nhiệt đến bệnh nhân.
  • Thời gian điều trị từ 15 đến 30 phút. Nói chung, thời gian điều trị khoảng 15 phút được sử dụng cho các tình trạng bán cấp và 30 phút cho các tình trạng mạn tính.
  • Theo dõi phản ứng của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Có thể di chuyển đèn ra xa hơn nếu bệnh nhân cảm thấy quá nóng. Hãy thận trọng khi di chuyển đèn đến gần nếu bệnh nhân cho biết không đủ ấm vì bệnh nhân có thể đã thích ứng với cảm giác này và có thể không đánh giá chính xác mức nhiệt khi đã ấm.
  • Khi điều trị hoàn tất, tắt đèn và lau khô mồ hôi vùng điều trị
21673426127.jpeg

Sử dụng đèn hồng ngoại trong điều trị bệnh 

Sưu tầm bởi: BS. Trần Bảo Linh

Nguồn tham khảo:

Tài liệu Bồi dưỡng chuyên khoa Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng

Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Macrolid

Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Macrolid

Macrolid là nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trên lâm sàng hiện nay tại Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu và trang bị cho mình kiến thức sử dụng thuốc kháng sinh nhóm Macrolid một cách hợp lý, an toàn và tránh được sự kháng thuốc, gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Thức khuya và những nguy cơ cho sức khỏe

Thức khuya và những nguy cơ cho sức khỏe

Sau một ngày làm việc hay học tập căng thẳng, giấc ngủ đêm là thời gian quan trọng để cơ thể phục hồi. Thức khuya thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe, dưới đây là một số ảnh hưởng tiêu biểu.
 Lưu ý khi sử dụng Serratiopeptidase trong điều trị viêm

 Lưu ý khi sử dụng Serratiopeptidase trong điều trị viêm

Thuốc Serratiopeptidase được các chuyên gia y tế sử dụng cho người bệnh để giảm viêm trong các bệnh lý viêm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm bàng quang, viêm xoang, viêm răng lợi,…Bên cạnh đó, cần lưu ý cách sử dụng và các tác dụng không mong muốn của thuốc này.
Hiểu rõ hơn về bệnh viêm da cơ địa

Hiểu rõ hơn về bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh da viêm gây ngứa kéo dài, thường đi kèm với các vấn đề sức khỏe như hen suyễn, dị ứng phổi, hoặc viêm mũi dị ứng. Triệu chứng thường từ khi còn nhỏ, có thể kéo dài suốt cuộc đời hoặc phát triển vào bất kỳ thời điểm nào.
Đăng ký trực tuyến