Hồng xiêm - loại quả giàu dinh dưỡng và hương vị thơm ngon

Thứ ba, 04/04/2023 | 09:59

Là loại quả rất được ưa thích bởi vị thơm ngon đặc trưng và giàu dinh dưỡng mà đây còn là thảo dược được sử dụng trong y học để điều trị rối loạn tiêu hóa, lợi tiểu… rất hiệu quả.

Hãy cùng Giảng viên, Dược sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu nhiều hơn về loại trái cây tuyệt vời này nhé!. 

01680577734.jpeg

Cây và quả Hồng xiêm

1. Đặc điểm chung về cây Hồng Xiêm:

Tên gọi khác:  Tầm lức, Sapoche, Lồng mứt, Xa phô chê.

Tên khoa học: Manilkara zapota hoặc Achras sapota l.- Họ: Hồng xiêm (Sapotaceae)

1.1. Mô tả toàn cây Hồng xiêm

Là cây thân gỗ, to, cao khoảng 3-15 m, sống lâu năm, phân cành nhiều. vỏ thân có màu xám nâu, dày, xù xì, bên trong có chứa nhiều mủ trắng. Trên cành và lá non thường mọc chéo, lá và cành khi còn non thường được phủ lông tơ.

Lá nguyên, mọc so le, bóng, dày, tập trung đầu cành, dài 7–15 cm, với mép trơn. có mặt phía trên màu xanh, nhẵn bóng, còn mặt bên dưới nhạt hơn,lá cây có thường mọc tập trung ở ngọn cành.

Hoa trắng đơn độc, cuống hoa dài 1 – 2cm. đài hoa được phủ lông nâu và

Quả to mọng nước, hình trứng dẹt, màu nâu thẫm và bóng đường kính 4-7 cm,. Thịt quả có màu nâu ánh đỏ với hạt mịn như có cát. Trong quả có chứa từ 3 – 5 hạt màu đen, dẹp và bóng.

Mùa hoa tháng 5-8. Mùa quả tháng 9-11.

1.2. Nguồn gốc của Hồng xiêm

Hồng xiêm có xuất xứ từ Nam Mỹ, đặc biệt là ở Mexico. Được di thực khắp nơi trên thế giới, thường ở vùng nhiệt đới. Hiện nay, thấy ở nhiều quốc gia Châu Á như Thái Lan, Malaysia, Việt Nam…

Ở nước ta, chủ yếu được trồng ở miền Nam, chủ yếu để lấy quả ăn.

2. Bộ phận làm thuốc, bảo quản

Hạt, vỏ và quả xanh của cây được dùng để làm thuốc.

Quả có vị ngọt, thơm nên được dùng ăn như một loại trái cây thông thường hoặc được dùng để làm sinh tố. Ở Mexico, người ta thu hoạch nhựa của cây để làm kẹo chewing-gum.

Theo tin tức bảo quản: nhiệt độ phòng, thoáng mát,

3.Thành phần hóa học  

Thành phần hóa học của Hồng xiêm đa dạng bao gồm gồm các thành phần sau:

- Quả xanh và vỏ có 1,7% hydrat cacbon, 40% nhựa , 35% nước và một số chất khác.

- Vỏ cây còn non chứa saponin 12% và một ít ancaloit , vỏ cây già chứa tanin.

-  Quả chín có 0,44% protit, 9% gluxit, 2,3% xenluloza và 0,5% tro. Có Photpho,  Canxi, vitamin C…

- Hạt chứa axit xyanhydric và 23% dầu béo  

Đây là loại trái cây hàm lượng dinh dưỡng cao. nhiều chất chống oxy hóa,  

Cụ thể: Trong 100g quả chứa đạm 0.44 g, chất béo 1.10 g beta-carotene 60IU, sắt 0.8 mg, photpho 12mg, canxi 21 mg, vitamin B2 0.02 mg, B5 0.252 mg, B6 0.037 mg, và vitamin C 14.7 mg,…

4. Tác dụng của Hồng xiêm

*Theo Y học hiện đại

- Hỗ trợ chữa trị tăng huyết áp: do có Potassium nên có tác dụng hạ áp.

- Quả giàu dinh dưỡng,có tác dụng Chống oxy hóa cao, ngăn ngừa thiếu canxi và thiếu máu ở phụ nữ có thai. Bên cạnh đó, quả rất có ích cho thai nhi, do có chứa axit folic, canxi, giúp tái tạo tế bào hồng cầu mới giúp ngăn ngừa dị tất và thúc đẩy hệ thần kinh phát triển

- Hỗ trợ chữa trị  rối loạn tiêu hóa, giảm tiêu chảy: nhờ có polyphenol và tannin trong quả nên có khả năng điều hòa hoạt động của đường ruột.

- An thần: có tác dụng làm dịu và giảm áp lực lên não. giúp tình trạng mất ngủ thường xuyên, hay lo lắng…

*Tác dụng Y học cổ truyền

Quả Hồng xiêm có Vị ngọt, tính mát. Qui vào kinh: chưa rõ

Nên có Tác dụng:

- Vỏ và quả xanh có thể hỗ trợ rối loạn tiêu hóa chữa trị được tiêu chảy, tả, lỵ…

- Quả xanh giúp giải độc khi uống thuốc xổ quá liều, tiêu chảy.

- Hạt: hỗ trợ  tốt cho bí tiểu tiện, phát sốt…

Dầu chiết xuất từ hạt được thoa lên tóc nhằm duy trì độ mềm mượt, giảm rụng tóc.

Quả: có tác dụng sinh tân dịch, bổ mát, nhuận tràng, trị táo bón…

Nhựa cây: trong công nghiệp được khai thác chế biến kẹo cao su…

Ngoài ra, ở một số địa phương có thể lấy quả và lá non của cây giã nát và đắp lên vết chó, mèo cắn để giảm sưng đau.

11680577734.jpeg

Sinh tố Hồng xiêm là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng cao

Cách sử dụng Hồng xiêm

Tùy vào mục đích sử dụng mà có thể dùng vị thuốc với nhiều dạng sắc uống, tán bột hoặc dùng ăn trực tiếp.

Liều dùng:

- Quả chín: trị táo bón. Ăn 3 – 5 quả/ ngày,

- Quả xanh: hỗ trợ trị tiêu chảy.dùng 15-20 g/ ngày,

- Vỏ cây: 15 – 20 g/ ngày. trị tiêu chảy và sốt dưới dạng thuốc sắc 6-12 g.

- Hạt: Tác dụng giảm sốt, lợi tiểu  

Cẩn thận vì khi dùng hạt ở liều cao có thể gây độc

(Mỗi lần 6 hạt nghiền thành bột uống nước chín hoặc với rượu).

5. Một số bài thuốc từ Hồng xiêm

1. Chữa trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy

Quả xanh 15 – 20 g, 200 ml nước,

Sắc nhỏ lửa còn lại 100 ml, chia uống 2 lần trong ngày.

Uống sau ăn 15 phút. Uống liên tiếp 3 – 5 ngày.

Hoặc vỏ thân cây 6-10 g rửa sạch, sắc với 250 ml nước, còn 100 ml nước, chia 2 lần uống /ngày.

2. Chữa trị táo bón, ăn kém, kiện tỳ:

Quả Hồng xiêm chín, ngày ăn 2 lần, mỗi lần 2 quả, liên tục trong vài ngày.

Trường hợp táo bón nặng, có thể ăn từ 2 – 5 quả/ ngày, có thể dùng dưới dạng sinh tố hay trực tiếp …

Hoặc lá Hồng xiêm 20 g, Trần bì 10 g, Thủy xương bồ 5 g,

Đem săc 400 ml nước sắc còn 150 ml, một thang/ngày, uống chia 2 lần. Dùng liên tục 5 ngày.

3. Chữa Lợi niệu, giảm sốt

Hạt Hồng xiêm 5 g . sắc uống,

Sau đó, cho 450 ml nước sắc còn 150 ml nước, , uống lúc còn nóng. chia ngày 2 lần

4. Chữa trị sâu răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng

Chuẩn bị: Dùng Lá sapoche.

Đem rửa sạch, sắc với nước trong vòng 10 phút rồi để nguội.

Dùng súc miệng bằng nước này để giảm viêm và hỗ trợ điều trị sâu răng.

5. Chữa trị vết thương

Dùng Lá sapoche non.

Đem rửa sạch, giã nát với 1 ít muối sống rồi đắp bó lên vết thương.

6. Những lưu ý khi sử dụng:

- Người bị Dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong vị thuốc không nên dùng.

- Không nên ăn quá nhiều quả còn xanh do hoạt chất tannin trong quả có thể gây táo bón.

- Đương trong Hồng xiêm khá cao, vì vậy người bị tiểu đường nên thận trọng khi bổ sung loại quả này.

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Không chỉ là loại trái cây bổ dưỡng, thơm ngon Hồng xiêm còn có nhiều tác dụng quý báu trong y học chữa trị được nhiều bệnh. Tuy nhiên, để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn,  để có thể phát huy hết giá trị của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn,./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe

Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngưỡng đầu vào đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề sẽ có nhiều thay đổi đáng chú ý trong các phương thức tuyển sinh.
Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đăng ký trực tuyến