Hương nhu tía: Tác dụng – công dụng và những lưu ý khi dùng

Thứ hai, 02/01/2023 | 08:55

Hương nhu tía là thảo dược rất gần gũi với người dân, có mùi thơm đặc trưng, thường được sử dụng trong các bài thuốc YHCT: chữa cảm lạnh, tiêu chảy ở trẻ nhỏ. ho...

Vì vậy, rất nên trồng loại thảo dược này trong vườn nhà cũng như vườn thuốc Nam của cơ sở y tế để bảo vệ sức khỏe người dân khi bị một số bệnh thông thường.Hãy cùng Dược sĩ, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu rõ hơn về hương nhu tía, này nhé!

01672625394.jpeg

                                             Cây hương nhu tía                                 Hương nhu trắng                            

1. Đặc điểm chung Hương nhu:

 - Có 2 loại thuộc họ hoa môi (Lamiaceae).

Tên khác:  Hương nhu tía hay cây é, é rừng; Tên khoa học: (Ocimum sanctum L. Họ Lamiaceae).Hương nhu trắng: é lớn lá hay húng giồi . Tên khoa học: (Ocimum gratissimum L. Họ Lamiaceae)

1.1. Mô tả đặc điểm thực vật:

Hương nhu tía thuộc cây thân thảo, cao khoảng 1m, toàn thân và lá có màu đỏ tía, có lông mềm.

Lá màu tím hay nâu đỏ, mọc đối xứng, các mép lá có răng cưa, cả 2 mặt  lá đều có lông mềm.

Hoa có màu tím, mọc thành từng cụm, cuống dài, xếp thành từng vòng khoảng 6 – 8 hoa.

Hương nhu tía có mùi thơm đặc trưng, nhẹ.

Quả nhỏ, được bao bọc bởi các đài hoa

1.2. Phân bố

Cây mọc hoang ở khắp mọi nơi hoặc được trồng trong vườn để làm thảo dược chữa trị bệnh.

1.3. Thu hái, sơ chế

Thu hái: Hương nhu tía thường được thu hái khi đang vào mùa ra hoa khoảng tháng 5 – 6.

Chế biến: Cây thu hái về đem rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm để dùng dần.

Lưu ý Để tránh làm mất tinh dầu trong thuốc nên không phơi thuốc dưới ánh nắng trực tiếp.

1.4. Bảo quản

Dược liệu sau khi phơi hoặc sấy khô thì cho vào túi P.E, tránh hơi ẩm. ( độ ẩm dưới 12%)

2. Bộ phận dùng:

Toàn cây trên mặt đất: bao gồm cả thân, cành, hoa và lá.

3. Các thành phần hóa học

Trong Dược liệu hương nhu tía có chứa một số thành phần như:

70% tinh dầu eugenol, 11% tinh dầu methyl eugenol và β- caryophyllen

21% Elemen, 22,1% caryophylen, 0,6% elemol, 1,3% humulen, 0,7% caryophylen oxy

Các hợp chất thuộc nhóm flavonoid: luteolin, luteolin, apigenin, apigenin-7-glucuronid, luteolin-7-glucuronid,

Các hợp chất thuộc nhóm polyphenol: acid galic, acid galic methylester, galic ethylester,  protocatechic và acid rosmarinic.

4. Tác dụng dược lý

1. Tính vị; Dược liệu có vị cay, tính tán, ôn thông.

2. Quy kinh; đi vào 2 kinh Phế và Vị.

3. Có Tác dụng chữa trị các bệnh: nhức đầu, cảm nắng, đau bụng, đi ngoài, chuột rút, cước khí,…

Có Tác dụng chữa trị các bệnh: nhức đầu, cảm nắng, đau bụng, đi ngoài, chuột rút, cước khí,…

4.Theo Đông y, dược liệu có những công dụng:

  • Làm ra mồ hôi, giải cảm.
  • Chữa cảm nắng, nhức đầu.
  • Trừ hơi nắng, thời tiết nhiều ẩm thấp của mùa hè.
  • Trị đau bụng, đi ngoài.
  • Chữa tức ngực.
  • Chữa nôn mửa.
  • Trị chuột rút.
  • Trị phù thũng ứ nước.
  • Chữa hôi miệng.

5. Cách dùng, liều lượng

Cách dùng: Sắc lấy nước uống:

Liều dùng: Dùng 6 – 12g/ngày (tùy vào trạng thái nguyên liệu tươi hoặc khô).

Dùng dạng lá xông: Khoảng 60 – 100g lá tươi.

11672625394.jpeg

Dược liệu hương nhu tía đã phơi khô

5.Một sô bài thuốc chữa bệnh từ hương nhu tía

1. Chữa trị chứng tiêu chảy, lạnh bụng

Dùng hương nhu tía,  tía tô (bao gồm lá và cành) mỗi vị khoảng 12g, 9g mộc qua đem đi sắc với 3 bát nước. Sắc còn khoảng 1 bát thì dùng để uống sau bữa ăn sáng. Uống Chia thành 2 hoặc 3 lần uống trong ngày.

2.Chữa trị nóng sốt do mắc mưa, nắng, gió lạnh, người sốt không có mồ hôi

Hương nhu tía , Hoắc hương, Củ sắn dây, Lá tre gai , Quả dành dành (sao vàng) mỗi vị 12g. Đậu ván trắng 16g, 

Đem Sắc uống mỗi 1 thang/ngày.

3.Chữa trị ho nhiều đờm đặc, ăn ít, người gầy yếu

Hương nhu tía, Vỏ quýt, Rễ cam vàng mỗi vị 8g.

Đem sao vàng các dược liệu, sắc với Thuốc dòi tía 8g.

Uống mỗi 1 thang/ngày.

4. Chữa trị chậm mọc tóc

Bài 1: Hương nhu tía sắc đặc với mỡ lợn bôi hàng ngày.

Bài 2: Lá bưởi hoặc vỏ bưởi, hương nhu tía, bồ kết mỗi vị 10g

Đem đi nướng sơ trên than, rồi đem nấu với 3 lít nước.

Pha nước cho ấm rồi dùng để gội đầu mỗi ngày. Mỗi tuần gội tầm 2 – 3 lần.

5. Chữa chứng hôi miệng

Dùng 10g lá  hương nhu tía sắc với 200ml nước, sắc còn khoảng 100ml thì dùng.

Dùng dung dịch dược liệu sắc này để ngậm và súc miệng mỗi ngày.

Kiên trì thực hiện cách này khoảng 2 – 4 tuần để cải thiện triệu chứng hôi miệng.

Nên súc miệng vào buổi sáng hoặc tối để thuốc phát huy được tác dụng tối ưu.

6. Những lưu ý khi sử dụng:

  • Không nên dùng Hương nhu tía cho những người hay ra nhiều mồ hôi
  • Người âm hư và khí hư
  • Tuyệt đối không sử dụng hương nhu tía choNgười bị ho lao
  • Phụ nữ mang thai cho con bú nên thận trọng trước khi sử dụng hương nhu tía.
  • Trước khi phẫu thuật, nên ngưng sử dụng khoảng 2 tuần.
  • Cần dùng đúng dược liệu hương nhu tía.( nên phân biệt hương nhu trắng và tía)

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Hương nhu tía là vị thuốc nam dễ trồng, dễ dùng. Và đã được chứng minh nhiều lợi ích trong y học. Hương nhu được dùng làm thuốc và giúp thư giãn cơ thể trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng thảo dược này một cách hợp lý. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng để tránh những rủi ro không đáng có có thể xãy ra./.

DsCKI.Nguyễn Quốc Trung

Bệnh giời leo có lây không và điều trị như thế nào?

Bệnh giời leo có lây không và điều trị như thế nào?

Bệnh giời leo (Zona thần kinh) không quá nguy hiểm nhưng nếu chậm điều trị có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến cuộc sống. Bệnh có dấu hiệu gì, có lây không và cách điều trị ra sao?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh là nỗi lo của nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu có con. Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.
VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

Vitamin B12 (cobalamin) là vitamin nhóm B tan trong nước, thiết yếu cho hệ thần kinh, tạo máu và chuyển hóa cơ thể. Nó có nhiều trong thực phẩm động vật và không thể tự tổng hợp trong cơ thể.
Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Viêm họng liên cầu là một dạng nhiễm trùng phổ biến ở đường hô hấp, do vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sẽ giúp chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý hiệu quả.
Đăng ký trực tuyến