LINH CHI SÂM: Thuốc trị suy nhược cơ thể và những lưu ý khi sử dụng

Thứ ba, 04/04/2023 | 14:59

LINH CHI SÂM là thuốc có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, được sử dụng bổ khí, dưỡng huyết, dưỡng tâm an thần, tăng cường sức khỏe, tăng trí nhớ, tăng cường hệ thống miễn dịch, hạ cholesterol máu, giải độc gan và tăng cường chức năng gan.

01680595937.jpeg

Linh chi Sâm là thuốc trị suy nhược cơ thể

1. LINH CHI SÂM là thuốc gì?

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: LINH CHI SÂM là thuốc sản xuất từ thành phần thảo dược chính là Linh chi và Nhân sâm, có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, dưỡng tâm an thần, tăng cường sức khỏe, tăng trí nhớ, tăng cường hệ thống miễn dịch, hạ cholesterol máu, giải  độc gan và tăng cường chức năng gan. LINH CHI SÂM được dùng trong các trường hợp suy nhược cơ thể, mệt mỏi, kiệt sức, suy nhược thần kinh, tăng cholesterol máu, viêm gan và dùng cho người bệnh trong thời gian dưỡng bệnh.

Đặc tính dược lý của Linh Chi Sâm:

Linh chi: Là loại thuốc đông y rất quí hiếm có và được gọi là lọai thượng dược. Theo y học hiện đại đã xác định được nhiều thành phần hoạt chất có giá trị dược học như các Polysaccharides bao gồm beta 1,3-D-glucan, Ganoderiol F, adenosine, ganodosteron, ganoderans, germani. Linh chi còn có các peptidoglycans, acid amin, protein, saponin, các triterpenes và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như magie, natri, calci, đồng, sắt, kali, gemanium, vanadium, crôm.

Linh chi có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích tâm khí, bổ trung, tăng trí nhớ, trẻ lâu nên gọi là thuốc “Trường Sinh Bất Lão”. Linh chi còn có tác dụng tăng sự miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan, diệt virus, diệt tế bào ung thư, chống dị ứng, chống viêm, giảm cholesterol, chống xơ vữa động mạch. Linh chi được dùng trong các trường hợp suy nhược cơ thể, mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, giúp tiêu hóa, chống lão hóa, phòng các loại bệnh u bướu, ung thư, phòng viêm gan mãn, xơ gan, bệnh tim, bệnh dạ dày, trị các chứng viêm khớp, tăng cholesterol, ổn định huyết áp, chống tắc mạch, dưỡng nhan sắc đối với phụ nữ, làm da dẻ hồng hào và tăng tuổi thọ.

Nhân sâm: Là loại dược liệu quí được biết từ xưa đến nay, được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y như Sâm, Nhung, Quế, Phụ. Nhân sâm có chứa tới gần 30 saponin khác nhau, thành phần chính là saponin triterpenoid tetracyclic thuộc nhóm dammaran. Nhân sâm có tác dụng bổ ngũ tạng, ích huyết, định thần, sinh tân, tăng tuổi thọ. Nhân sâm được sử dụng điều trị cơ thể suy nhược, trị chứng chân khí suy kém, người gầy yếu, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản khí, đoản hơi, mạch yếu, chân tay lạnh, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, suy nhược thần kinh, căng thẳng, nóng trong người, háo khát, đái tháo, loạn nhịp tim, trẻ em gầy yếu, chậm lớn.

2. Dạng thuốc và hàm lượng của LINH CHI SÂM?

LINH CHI SÂM được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc viên nang cứng với quy cách là hộp 5 vỉ x 10 viên nang cứng.

Trong mỗi viên nang mềm LINH CHI SÂM có chứa thành phần chính là

Cao đặc Linh chi qui về khan…………………………………...........45mg

(Extractum Ganoderma)

Tương ứng với Nấm Linh chi (Ganoderma)…………….……….1000mg

Cao đặc Nhân sâm qui về khan……………………………..…........80mg

(Extractum Ginseng)

Tương ứng với Rễ Nhân sâm (Radix Ginseng)……..…………...250mg

3. LINH CHI SÂM được dùng cho những trường hợp nào?

LINH CHI SÂM được sử dụng cho các trường hợp sau:

- Điều trị cơ thể suy nhược, kiệt sức, mệt mỏi và người bệnh trong thời gian dưỡng bệnh.

- Điều trị suy nhược thần kinh, tăng cholesterol máu.

- Phòng và chống viêm gan.

11680595937.jpeg

Nhức đầu, khó ngủ, chán ăn, buồn nôn là những dấu hiệu của suy nhược cơ thể

4. Cách dùng - Liều lượng của LINH CHI SÂM?

Cách dùng: Theo tin tức y dược LINH CHI SÂM được dùng đường uống trước bữa ăn.

Liều dùng: Uống 1 - 2 viên/lần, ngày uống 2 - 3 lần

Lưu ý không uống LINH CHI SÂM trước khi đi ngủ.

Tóm lại, tuỳ theo tuổi và mức độ của bệnh, người bệnh cần dùng theo chỉ định của bác sĩ điều trị hoặc hướng dẫn của dược sĩ tư vấn về liều dùng, thời gian điều trị để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả.

5. Cách xử lý nếu quên liều LINH CHI SÂM?

Nếu người bệnh quên một liều LINH CHI SÂM nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ uống của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng giờ đã lên kế hoạch điều trị.

6. Cách xử lý khi dùng quá liều LINH CHI SÂM?

Hiện này, chưa có dữ liệu lâm sàng báo cáo về người bệnh dùng quá liều LINH CHI SÂM. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào do dùng thuốc LINH CHI SÂM quá liều, phải ngừng thuốc ngay và cần đưa đến bệnh viện gần nhất để được điều trị triệu chứng. Dùng than hoạt để loại thuốc LINH CHI SÂM ra khỏi đường tiêu hoá.

7. Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc LINH CHI SÂM?

1. LINH CHI SÂM chống chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Người có tiền sử mẫn cảm với LINH CHI SÂM hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ cho con bú.

2. Thận trọng khi sử dụng LINH CHI SÂM cho những trường hợp sau:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc LINH CHI SÂM cho người bệnh cao huyết áp, trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Lưu ý thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc LINH CHI SÂM.
  • Lưu ý với phụ nữ có thai, chưa có dữ liệu nghiên cứu đầy đủ khi dùng LINH CHI SÂM trên người trong thời kỳ mang thai. Chống chỉ định dùng LINH CHI SÂM cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
  • Lưu ý với phụ nữ cho con bú, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh dùng LINH CHI SÂM gây hại cho trẻ bú sữa mẹ. Chống chỉ định dùng LINH CHI SÂM cho người mẹ đang cho con bú.
  • Lưu ý với người đang lái xe tàu và người vận hành máy móc. LINH CHI SÂM có thể sử dụng cho đối tượng này.
21680595937.jpeg

Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng LINH CHI SÂM

8. LINH CHI SÂM gây ra các tác dụng phụ nào?

Hiện chưa có dữ liệu báo cáo về tác dụng phụ của LINH CHI SÂM. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng LINH CHI SÂM người bệnh có thể gặp những tác dụng không mong muốn hiếm gặp như rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nổi ban da.

Tóm lại, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc LINH CHI SÂM thì cần xin ý kiến hướng dẫn của hoặc bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn để xử trí kịp thời.

9. LINH CHI SÂM tương tác với các thuốc nào?

Trên lâm sàng, hiện nay chưa có dữ liệu về tương tác thuốc khi dùng LINH CHI SÂM chung với các thuốc khác. Tuy nhiên, LINH CHI SÂM có thể xảy ra tương tác với các thuốc hoá dược khác, thuốc dược liệu khác, thực phẩm chức năng hay thực phẩm. Khi tương tác thuốc xảy ra có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tăng nặng hơn. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trước khi dùng hoặc báo cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn biết những loại thuốc đang dùng, giúp sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

10. Bảo quản LINH CHI SÂM như thế nào?

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: LINH CHI SÂM được bảo quản theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ bảo quản dưới 30°C, nơi khô mát, tránh ánh sáng để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để thuốc LINH CHI SÂM tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn tham khảo:

1. opcpharma.com: https://opcpharma.com/san-pham/tim-mach-tao-mau/linh-chi-sam.html

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Đăng ký trực tuyến