Lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm da tiết bã ở mặt

Thứ tư, 25/12/2024 | 09:08

Viêm da tiết bã ở mặt là một tình trạng da liễu không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm giảm sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về các loại thuốc điều trị viêm da tiết bã hiệu quả.

01735092791.jpeg
Viêm da tiết bã ở mựt là tình trạng da liễu vừa gây khó chịu vừa gây mất thẫm mỹ

Tìm hiểu về viêm da tiết bã ở mặt

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, để lựa chọn thuốc điều trị viêm da tiết bã ở mặt hiệu quả, trước tiên cần hiểu rõ về căn bệnh này.

Viêm da tiết bã, còn gọi là viêm da dầu, xảy ra do tuyến bã nhờn hoạt động quá mức hoặc nhiễm nấm Malassezia, dẫn đến viêm nhiễm.

Bệnh thường xuất hiện ở các vùng như mặt, da đầu, lưng và có đặc điểm dai dẳng, khó chữa dứt điểm, dễ tái phát. Các nhóm tuổi dễ mắc bệnh nhất là trẻ sơ sinh và người từ 30 đến 70 tuổi.

Ngoài nguyên nhân chính từ tuyến bã nhờn và nấm, các nhóm có nguy cơ cao hơn bao gồm:

  • Gia đình có tiền sử bệnh.
  • Người bị rối loạn miễn dịch.
  • Da dầu hoặc có mụn.
  • Người mắc bệnh lý như vảy nến, động kinh, trầm cảm, HIV, hoặc Parkinson.
  • Người nghiện rượu.
  • Đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Sống trong môi trường lạnh khô, làm da mất nước.

Các triệu chứng của viêm da tiết bã

Người mắc viêm da tiết bã thường gặp các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện mảng da cứng, dày, bong tróc trên da đầu hoặc vùng chân tóc.
  • Da đỏ hoặc nổi ban hồng, kèm theo các mảng trắng, nâu, vàng và vảy da bong tróc.
  • Cảm giác nhờn rít trên da.

Mặc dù không lây nhiễm từ người này sang người khác, bệnh vẫn gây nhiều khó chịu. Đặc biệt, trẻ em mắc bệnh thường quấy khóc và mệt mỏi.

Dù viêm da tiết bã lành tính và hiếm gây biến chứng, nhưng nếu xuất hiện ở mặt, bệnh có thể làm tổn thương mí mắt hoặc gây nhiễm trùng kẽ mắt.

Các loại thuốc điều trị viêm da tiết bã

Như đã đề cập, viêm da tiết bã có thể xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể, nhưng khi xảy ra ở mặt, bệnh gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Vì vậy, việc lựa chọn thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt luôn được quan tâm.

11735092791.jpeg
Các loại thuốc điều trị viêm da tiết bã ở mặt

Thuốc bôi trị viêm da tiết bã ở mặt

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, các loại thuốc bôi thường được ưu tiên nhờ khả năng kiểm soát viêm, giảm tiết dầu mà không gây hại cho da:

  • Ketoconazole: Hiệu quả trong tiêu diệt nấm gây bệnh, giảm viêm, phù hợp với bệnh nhẹ, da khô và bong tróc.
  • Hydrocortisone 1%: Giảm viêm, thường dùng cho mẩn ngứa, mề đay, dị ứng.
  • Ciclopirox Cream: Kháng và diệt nấm, đặc biệt hiệu quả khi nguyên nhân là nấm.
  • Desonide 0,05%: Chứa corticoid, giúp giảm viêm, sưng, bảo vệ hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị dị ứng hoặc chàm.
  • Fucidin: Điều trị nhiễm trùng da do vi khuẩn hoặc nấm, hiệu quả trong các bệnh như viêm da tiết bã, chàm.

Thuốc uống trị viêm da tiết bã ở mặt

Trong trường hợp bệnh nặng với các triệu chứng sưng, nhiễm trùng, hoặc đau rát, bác sĩ có thể kê thuốc uống kết hợp:

  • Kháng Histamin H1: Giảm đau ngứa và kiểm soát tổn thương, gồm Cetirizine, Clorpheniramin, Acrivastine, Promethazine.
  • Thuốc giảm đau: Chứa paracetamol, dùng khi đau nhiều, da sưng đỏ, bong tróc.
  • Thuốc chống viêm: Steroid hoặc non-steroid, giảm sưng viêm hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh: Kê khi nhiễm trùng nặng, phổ biến là penicillin và cephalosporin.

Ngoài thuốc tây, đông y cũng hỗ trợ điều trị viêm da tiết bã bằng các bài thuốc ngâm, rửa, bôi ngoài và uống.

Điều cần lưu ý khi điều trị viêm da tiết bã ở mặt

Để nâng cao hiệu quả điều trị viêm da tiết bã ở mặt, ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Tuân thủ chỉ định bác sĩ: Sử dụng đúng loại thuốc, liều lượng, và thời gian theo hướng dẫn. Tránh tự ý mua hoặc ngừng thuốc để ngăn kháng thuốc và đảm bảo an toàn sức khỏe.
  • Theo dõi tình trạng da thường xuyên: Quan sát kỹ các dấu hiệu bất thường như sưng, viêm nặng hơn, lan rộng hoặc không thuyên giảm, và thông báo kịp thời cho bác sĩ.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế thực phẩm dễ gây kích ứng, như đồ ngọt, nhiều muối, thức ăn nhanh, hay thực phẩm chế biến sẵn.
  • Bảo vệ da khỏi tác nhân bên ngoài: Che chắn kỹ khi ra ngoài để tránh ánh nắng, bụi bẩn và các yếu tố gây hại khác.
  • Chăm sóc da đúng cách: Làm sạch da hàng ngày với sản phẩm dịu nhẹ, không gây kích ứng, và bổ sung dưỡng chất cần thiết.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh thức khuya, và duy trì thói quen tập thể dục đều đặn để hỗ trợ phục hồi sức khỏe da.
  • Tránh gãi hoặc chạm vào vùng da bị tổn thương: Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và ngăn tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: viêm da tiết bã
Khám phá cây Mỏ Quạ: Vị thuốc quý trong Y Học Cổ Truyền

Khám phá cây Mỏ Quạ: Vị thuốc quý trong Y Học Cổ Truyền

Cây Mỏ quạ, còn gọi Xuyên phá thạch, là dược liệu quý trong y học cổ truyền, có vị đắng, tính mát. Cây này giúp phá ứ, khứ phong, giảm đau xương khớp, thanh nhiệt phế, được sử dụng lâu đời trong các bài thuốc dân gian Việt Nam.
Lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm da tiết bã ở mặt

Lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm da tiết bã ở mặt

Viêm da tiết bã ở mặt là một tình trạng da liễu không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm giảm sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về các loại thuốc điều trị viêm da tiết bã hiệu quả.
Lá tre gai: Lợi ích của lá tre gai đối với sức khoẻ

Lá tre gai: Lợi ích của lá tre gai đối với sức khoẻ

Lá tre gai có tác dụng thanh nhiệt thải độc, dùng trong các bài thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh như cảm sốt, ho, hen suyễn, ngăn ngừa hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch, làm dẻo dai các thành mạch máu phòng ngừa đột quỵ và tránh xơ vữa động mạch
Yếu tố gây sẹo thâm và các loại thuốc phổ biến

Yếu tố gây sẹo thâm và các loại thuốc phổ biến

Sẹo thâm gây tự ti vì làm da kém đều màu và mất thẩm mỹ. Để khắc phục, bạn có thể dùng thuốc trị sẹo thâm. Nhưng làm sao chọn được sản phẩm an toàn, hiệu quả giữa vô số lựa chọn trên thị trường?
Đăng ký trực tuyến