Lưu ý khi sử dụng kháng sinh nhóm Phenicol

Thứ bảy, 08/06/2024 | 15:03

Kháng sinh phenicol là nhóm kháng sinh phổ rộng từng được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, do kháng thuốc gia tăng và các tác dụng phụ nghiêm trọng, người bệnh cần thận trọng khi dùng phenicol để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

1. Kháng sinh Phenicol thuốc gì?

01717835297.jpeg

Chloramphenicol gây hội chứng xám nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết:

Phenicol là thuốc kháng sinh có phỗ tác dụng rộng trên cả chủng vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm. Các kháng sinh nhóm này hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn, từ đó ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Đích tác dụng của các kháng sinh nhóm này là tiểu đơn vị ribosome 50S của vi khuẩn. Các kháng sinh của nhóm gắn với tiểu phần này một cách thuận nghịch và ức chế sự hình thành liên kết peptide.

Chloramphenicol là kháng sinh đầu tiên của nhóm này, được phát hiện trong dịch chiết của chủng xạ khuẩn Streptomyces venezuelae. Cấu trúc hóa học của Chloramphenicol đơn giản đến nỗi, nên được các công ty dược phẩm sản xuất bằng cách tổng hợp hóa học toàn phần mà không cần phải sử dụng phương pháp lên men sinh học để sản xuất như các kháng sinh nhóm β-lactam.

Thiamphenicol là một dẫn xuất của Chloramphenicol. Mặc dù tác dụng không mong muốn ít nghiêm trọng hơn Chloramphenicol, nhưng hiện nay tại Hoa Kỳ, Anh và Việt Nam, Thiamphenicol không còn được sử dụng trên lâm sàng, còn Chloramphenicol được sử dụng theo đường tại chỗ là chủ yếu, rất ít khi sử dụng theo đường toàn thân. Bài viết sau đây sẽ tập trung chủ yếu vào Chloramphenicol.

2. Phổ tác dụng của kháng sinh nhóm Phenicol

Kháng sinh nhóm Phenicol có phổ tác dụng rộng, kìm khuẩn trên cả các vi khuẩn gram dương và chủng vi khuẩn gram âm, vi khuẩn kị khí và vi khuẩn không điển hình (không có vách tế bào và phải kí sinh nội bào bắt buộc).

Vi khuẩn gram dương: Liên cầu (Streptococcus spp.), tụ cầu (Staphylococcus spp.), cầu khuẩn ruột (Enterococcus spp.), trực khuẩn than (Bacillus anthraci).

Vi khuẩn gram âm: Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Neisseria meningitidis (não mô cầu), Salmonella spp. (vi khuẩn thương hàn), Shigella spp. (trực khuẩn lỵ), E.coli, Proteus mirabilis, Stenotrophomonas maltophilia.

Vi khuẩn kị khí: Listeria monocytogenes

Vi khuẩn không điển hình: Rickettsiae (gây bệnh sốt mò).

Thiamphenicol có hoạt tính kháng khuẩn thấp hơn Chloramphenicol, nhưng đồng thời độc tính cũng thấp hơn.

3. chế đề kháng của kháng sinh nhóm Phenicol

Một số cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn đối với nhóm Phenicol như sau:

Thay đổi đích tác dụng: Thay đổi cấu trúc của tiểu phân ribosome 50S có thể dẫn đến đề kháng với các kháng sinh nhóm này.

Sinh tổng hợp enzyme bất hoạt kháng sinh: Các kháng sinh nhóm Phenicol không có nhóm thế chứa nguyên tử fluor như Chloramphenicol và Thiamphenicol bị bất hoạt bởi một enzyme của vi khuẩn có tên gọi là Chloramphenicol O-acetyltransferases (CATs). Các enzyme CATs này có tác dụng chuyển nhóm acetyl (thường là từ acetyl-CoA) đến nhóm hydroxyl (-OH) ở nguyên tử C3 của Phenicol. Sau đó, nhóm acetyl ở vị trí C3 này được chuyển vị sang vị trí C1, rồi nhóm hydroxyl ở vị trí C3 lại tiếp tục bị acetyl hóa lần thứ hai. Cho dù là acetyl hóa 1 hay 2 lần thì phân tử kháng sinh sau khi bị acetyl hóa đều không còn hoạt tính kháng sinh.

Bơm tống thuốc (Efflux Pump): Bơm tống thuốc có tác dụng đưa kháng sinh từ nội bào ra ngoại bào trước khi nó có thể tiếp xúc với tiểu đơn vị ribosome 50S của vi khuẩn và ức chế quá trình tổng hợp protein.

4. Thuốc kháng sinh Phenicol được sử dụng cho những trường hợp nào?

Thuốc Phenicol được sử dụng cho các trường hợp nhiễm vi khuẩn nhạy cảm như:

  • Nhiễm trùng mắt (dạng thuốc nhỏ mắt).
  • Nhiễm trùng tai (dạng thuốc nhỏ tai).
  • Điều trị thay thế các kháng sinh khác trong: Bệnh thương hàn, viêm màng não, sốt mò.

5. Lưu ý sử dụng đúng cách các thuốc kháng sinh Phenicol?

Chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng dược tphcm cô Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm chia sẻ về lưu ý:

Với các chế phẩm nhỏ mắt hoặc nhỏ tai, liều dùng được tính theo giọt phụ thuộc vào khuyến cáo của nhà sản xuất và loại chế phẩm.

Người bệnh nên dùng thuốc nhóm Phenicol theo chỉ định của bác sĩ điều trị, đúng liều lượng, đúng thời gian, không tự ý tăng liều hoặc giảm liều hay ngừng giữa liệu trình khi chưa có sự cho phép của bác sĩ điều trị.

Lưu ý cần theo dõi công thức máu toàn bộ trên tất cả các bệnh nhân phải dùng thuốc kháng sinh Phenicol theo đường toàn thân. Do thuốc gây rối loạn hệ tạo máu nghiêm trọng có thể gây tử vong.

Nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ và Anh, đã cấm sử dụng Chloramphenicol đường uống.

Lưu ý không sử dụng kháng sinh nhóm Phenicol cho các nhiễm trùng thông thường và cũng không được sử dụng trong dự phòng nhiễm trùng.

Lưu ý các phản ứng nghiêm trọng gây tử vong có thể xảy ra ở người bệnh dùng Chloramphenicol.

Lưu ý khi kiểm tra thấy giảm chỉ số bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu lưới, thiếu máu hoặc các chứng huyết học bất thường khác, thì cần ngừng sử dụng ngay thuốc Chloramphenicol.

Ngừng dùng thuốc Chloramphenicol nếu xảy ra viêm dây thần kinh thị giác hoặc ngoại biên.

Thận trọng dùng thuốc Chloramphenicol cho người bị suy giảm chức năng thận hoặc suy giảm chức năng gan.

11717835297.jpeg

Phenicol được sử dụng cho người bệnh với sự chỉ định của bác sĩ

6. Chống chỉ định cần lưu ý của thuốc kháng sinh Phenicol?

Người bệnh có tiền sử phản ứng dị ứng với các kháng sinh Phenicol hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ mang thai.

Phụ nữ đang cho con bú.

Người bị suy giảm chức năng gan.

Người bị suy giảm chức năng thận.

7. Những tác dụng phụ cần lưu ý của thuốc kháng sinh Phenicol?

  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Phản ứng dị ứng: Phát ban.
  • Đau đầu, ác mộng.
  • Rối loạn hệ tạo máu: Ức chế tủy xương, thiếu máu bất sản trầm trọng.
  • Viêm dây thần kinh thị giác.
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên.
  • Hội chứng xám (Gray Baby Syndrome) ở trẻ sơ sinh (nhất là trẻ đẻ non), gây tím tái, truỵ mạch, có thể tử vong.

Hiện kháng sinh Phenicol ít được sử dụng do nguy cơ gây bất sản tuỷ có thể gặp ở mọi mức liều, tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, dễ gây tử vong.

8. Những tương tác thuốc cần lưu ý của thuốc kháng sinh Phenicol?

Enzym Cytochrom P450: Chloramphenicol phá hủy enzym Cytochrom P450 ở gan là enzyme chuyển hóa của nhiều thuốc như Aprepitant, Avanafil, Bromocriptine, Eletriptan, Eplerenone, Lurasidone, Naloxegol, Nisoldipine và Triazolam, làm cho các thuốc dùng chung không được chuyển hoá và làm tăng nồng độ các thuốc đó. Cần thận trọng và chỉnh liều các thuốc khi dùng chung.

Phenytoin, Tolbutamide, Dicumarol: Khi dùng chung với Chloramphenicol, gây ức chế hoạt tính các men của microsome, làm chậm chuyển hóa của các thuốc này, từ đó làm tăng nồng độ và tác dụng của những thuốc này.

Phenobarbital: Dùng đồng thời với Chloramphenicol, làm giảm nồng độ thuốc kháng sinh trong huyết tương, do Phenobarbital gây cảm ứng enzym Cytochrom P450, làm tăng chuyển hoá Chloramphenicol.

Sắt, vitamin B12, acid Folic: Khi dùng đồng thời với Chloramphenicol, làm chậm đáp ứng những chế phẩm sắt, vitamin B12 hoặc acid Folic.

Rifampicin: Khi dùng đồng thời với Chloramphenicol, sẽ làm giảm nồng độ Chloramphenicol trong huyết tương.

Các loại thuốc gây suy giảm tủy xương: Tránh dùng đồng thời Chloramphenicol

Kháng sinh diệt khuẩn (β-lactam, Glycopeptide, Aminoside, Quinolone): Không nên phối hợp Chloramphenicol, do chúng có đối kháng dược lực học.

Tóm lại, Phenicol là nhóm kháng sinh kìm khuẩn, trước đây thường được chỉ định sử dụng phổ biến trên lâm sàng, tuy nhiên do sự đề kháng thuốc và tác dụng phụ nghiêm trong, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả trong điều trị.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: Kháng sinh phenicol
Thêm 4 trường đại học Y Dược công bố điểm sàn xét tuyển

Thêm 4 trường đại học Y Dược công bố điểm sàn xét tuyển

Sáng 23/7, một số trường đại học đào tạo ngành Y Dược đã công bố ngưỡng điểm sàn để nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.
Nhận biết các dấu hiệu của tiểu đường giai đoạn đầu

Nhận biết các dấu hiệu của tiểu đường giai đoạn đầu

Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ điều trị thành công sẽ tăng lên, nguy cơ tiến triển bệnh sẽ được ngăn chặn, và chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của bệnh nhân sẽ được cải thiện. Vậy các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?
Những dấu hiệu nhận biết viêm amidan ở trẻ em

Những dấu hiệu nhận biết viêm amidan ở trẻ em

Viêm amidan là một bệnh lý phổ biến ở mọi độ tuổi, bao gồm cả trẻ nhỏ. Nếu viêm amidan ở trẻ em không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Methotrexat: Thuốc điều trị ung thư và những lưu ý khi sử dụng

Methotrexat: Thuốc điều trị ung thư và những lưu ý khi sử dụng

Methotrexat là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị ung thư bao gồm ung thư bạch cầu, ung thư phổi, ung thư vú,…và một số bệnh tự miễn như bệnh vẩy nến, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn.
Đăng ký trực tuyến