Mebeser 24mg: Thuốc trị chóng mặt và những lưu ý khi sử dụng

Thứ bảy, 02/11/2024 | 15:39

Mebeser  24mg là thuốc được sử dụng điều trị hội chứng Meniere của rối loạn ở tai trong với các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, mất thính lực, nghe kém, buồn nôn.

1. Mebeser 24 mg là thuốc gì?

01730536992.png

Mebeser 24mg là thuốc trị chóng mặt

Mebeser 24mg là thuốc có chứa hoạt chất Betahistine, có tác dụng giảm chóng mặt, làm tăng tuần hoàn máu đến vùng ốc tai cũng như đến toàn bộ não bộ, cải thiện tuần hoàn máu ở vân mạch của tai trong, có thể do làm giãn cơ vòng trước mao mạch của vi tuần hoàn tai trong. Betahistine có cả hai vai trò như một phần đối kháng ở thụ thể histamine H1 cũng như đối kháng ở thụ thể histamine H3 ở mô thần kinh và có hoạt tính không đáng kể thụ thể H2.

Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết về Thuốc Mebeser 24mg trị chóng mặt và những lưu ý khi sử dụng

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Mebeser 24mg?

Mebeser sản xuất trên thị trường với dạng thuốc viên nén bao phim và hàm lượng Betahistin dihydroclorid 24 mg.

3. Mebeser 24mg được sử dụng cho những trường hợp nào?

Điều trị hội chứng Meniere của rối loạn ở tai trong với các triệu chứng có thể gặp bao gồm chóng mặt, ù tai, mất thính lực, nghe kém, buồn nôn.

4. Cách dùng - Liều dùng của Mebeser 24mg?

Cách dùng:  Mebeser 24mg dùng đường uống sau bữa ăn.

Liều dùng cho người lớn:

  • Người lớn: Uống 24 mg/lần x 2 lần/ngày. Hoặc dùng một liều 48 mg/lần/ngày.
  • Không dùng Mebeser 24mg cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi vì thiếu dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả.

Tóm lại, tuỳ theo tuổi, mức độ bệnh, người bệnh cần thực hiện theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ về liều dùng và liệu trình điều trị để đảm bảo đạt hiệu quả

5. Xử lý khi dùng quên liều thuốc Mebeser 24mg?

Nếu người bệnh quên một liều Mebeser 24mg nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ dùng của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần uống liều tiếp theo vào đúng giờ trong kế hoạch điều trị.   

6. Xử lý nếu dùng quá liều thuốc Mebeser 24mg?

Khi người bệnh dùng quá liều Mebeser 24mg gây ra triệu chứng từ nhẹ tới trung bình như buồn nôn, buồn ngủ và đau bụng khi uống các liều tới 640mg. Những biến chứng nghiêm trọng hơn bao gồm, co giật và các biến chứng về phổi và tim có gặp trong các trường hợp uống quá liều có chủ ý khi dùng phối hợp với các thuốc khác cũng dùng quá liều.

Xử trí quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào do quá liều, nên ngừng thuốc ngay và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng. Rửa dạ dày, gây nôn để loại thuốc Betahistin ra khỏi đường tiêu hoá. Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn như nhịp tim, chức năng hô hấp. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.

7. Chống chỉ định, thận trọng khi sử dụng thuốc Mebeser 24mg?

Lưu ý với sinh viên Cao đẳng Dược trong sử dụng - Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm:

Chống chỉ định của thuốc Mebeser 24mg:

  • Người bệnh có tiền sử dị ứng, mẫn cảm với hoạt chất Betahistin hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ đang có thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Người bệnh u tủy thượng thận vì betahistin là histamin tổng hợp và có thể cảm ứng quá trình phóng thich catecholamin từ khối u gây tăng huyết áp nghiêm trọng.

Thận trọng lưu ý khi dùng Mebeser 24mg cho những trường hợp sau:

Lưu ý thận trọng ở người bệnh có tiền sử loét đường tiêu hóa.

Lưu ý trên lâm sàng, thấy có sự không dung nạp betahistine ở một vài người bệnh hen phế quản, thận trọng khi dùng betahistine cho các bệnh nhân này.

Lưu ý sử dụng betahistine ở người bệnh bị hen phế quản, cần theo dõi cẩn thận trong điều trị với betahistine.

Lưu ý thận trọng trong điều trị betahistine cho người bệnh bị mày đay, phát ban hoặc viêm mũi dị ứng vì có khả năng tăng nặng các triệu chứng này.

Lưu ý thận trọng với người bệnh bị hạ huyết áp nặng.

Lưu ý với người bệnh có vấn đề về dung nạp lactose di truyền, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose–galactose không nên sử dụng thuốc này.

Lưu ý với người đang vận hành máy móc hay người đang lái tàu, lái xe. Betahistine không ảnh hưởng hoặc có ảnh hưởng không đáng kể đến các dối tượng này.

11730536992.jpeg

Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng Mebeser 24mg

8. Tác dụng phụ của Mebeser 24mg?

Thường gặp:

Buồn nôn, khó tiêu, đau đầu.

Không rõ tần suất:

Khó chịu ở đường tiêu hóa (nôn mửa, đau dạ dày-ruột, căng phồng bụng), phản ứng quá mẫn dưới da hoặc trên da, mày đay, phát ban, ngứa, phản ứng phản vệ.

Tóm lại, trong quá trình sử dụng Mebeser, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào do dùng Mebeser cần tham khảo ý kiến hướng dẫn của bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

9. Mebeser 24mg tương tác với các thuốc nào?

Thuốc ức chế MAO (gồm MAO B): Dùng đồng thời với betahistin, MAO ức chế chuyển hóa betahistin, Thận trọng khi sử dụng đồng thời.

Thuốc kháng histamine: Betahistine có cấu trúc tương tự nhự histamine, tương tác thuốc giữa betahistine và kháng histamine có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của một trong số các thuốc này.

Tóm lại, tương tác thuốc xảy ra làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tăng nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ kê đơn biết các thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp sử dụng thuốc Mebeser 24mg  một cách hợp lý, an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: Mebeser  24mg
Các loại “kháng sinh tự nhiên” giúp chữa lành bệnh phổi

Các loại “kháng sinh tự nhiên” giúp chữa lành bệnh phổi

Các thảo dược như hành tím, tỏi, gừng, mật ong và giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, giúp ức chế vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp.
Hoa thiên lý: Thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hoa thiên lý: Thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Ít ai biết rằng, đằng sau vẻ đẹp giản dị ấy, công dụng của hoa thiên lý tuyệt vời đối với sức khỏe. Từ việc hỗ trợ giấc ngủ, thanh nhiệt, đến cải thiện tiêu hóa, loài hoa này xứng đáng được coi là một thảo dược tự nhiên đa năng.
Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ nâu, nổi bật với nhựa đỏ đặc trưng, không chỉ được sử dụng để nhuộm vải thổ cẩm mà còn là vị thuốc dân gian quý. Với vị ngọt nhẹ, tính hàn, không độc, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và chỉ thống.
8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

Tuyến tụy là bộ phận quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và tiết ra insulin giúp điều hoà lượng đường trong máu. Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt sẽ hỗ trợ nuôi dưỡng và chữa lành viêm tuyến tụy và tránh các bệnh liên quan đến tụy khác.
Đăng ký trực tuyến