Menpeptine: Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá và những lưu ý khi sử dụng

Thứ tư, 21/06/2023 | 15:34

Menpeptine là men tiêu hoá được sử dụng giúp hỗ trợ điều trị các rối loạn tiêu hoá cho người lớn và trẻ em như ăn khó tiêu, không tiêu, đầy hơi, chướng bụng sau bữa ăn, trẻ biếng ăn, ăn nhiều nhưng không tăng cân do hấp thu kém.

Menpeptine

Menpeptine thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá

1. Menpeptine là thuốc gì?

Theo cho biết của Giảng viên Cao đẳng Dược: Menpeptine là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ, được sản xuất từ các thành phần men tiêu hoá như Papain, Alpha – Amylase, Tinh dầu Dill, Tinh dầu Anise, Tinh dầu caraway. Menpeptine có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, giảm đầy bụng, trướng hơi, đầy hơi, ăn uống khó tiêu đồng thời kích thích ăn ngon, tăng cường sự hấp thu dinh dưỡng. Menpeptine được dùng cho trẻ em mọi lứa tuổi và người lớn với các biểu hiện như ăn khó tiêu, không tiêu, đầy hơi, chướng bụng sau bữa ăn, trẻ biếng ăn, ăn nhiều nhưng không tăng cân do hấp thu kém, đi ngoài phân sống, trẻ nhỏ ọc sữa sau khi bú.

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Menpeptine?

Menpeptine được sản xuất trên thị trường dưới dạng dung dịch thuốc với quy cách đóng gói là hộp 20 gói  x 5 ml.

Trong mỗi gói 5ml Menpeptine có chứa thành phần chính là

  • Papain U.S.P

50 mg

  • Alpha – Amylase

100 mg

  • Tinh dầu Dill B.P

10 mg

  • Tinh dầu Anise B.P

10 mg

  • Tinh dầu caraway B.P

10 mg

 3. Menpeptine được dùng cho những trường hợp nào?

Menpeptine được sử dụng cho trẻ em mọi lứa tuổi và người lớn với các trường hợp sau:

  • Rối loạn tiêu hoá, ăn khó tiêu, không tiêu, đầy hơi, chướng bụng sau bữa ăn.
  • Trẻ biếng ăn, trẻ chậm phát triển do kém hấp thu dưỡng chất, trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân do hấp thu kém, đi ngoài phân sống, trẻ nhỏ ọc sữa sau khi bú.

4. Cách dùng - Liều lượng của Menpeptine?

Cách dùng: Menpeptine được dùng đường uống sau bữa ăn, có thể nhỏ trực tiếp vào miệng hoặc pha cùng sữa, nước uống.

Liều dùng:

  • Người lớn: Uống moiix lần 5 ml, ngày 2 lần.
  • Trẻ em trên 2 tuổi: Uống từ 1-5 ml/ngày, chia 2-3 lần hoặc dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trẻ em từ 0 - 24 tháng tuổi: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Tóm lại, tuỳ theo tình trạng của người bệnh, cần dùng gói Menpeptine theo chỉ định của bác sĩ điều trị hoặc hướng dẫn của dược sĩ về liều dùng và liệu trình dùng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả.

Menpeptine-1

Các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá

5. Cách xử lý nếu quên liều Menpeptine?

Nếu người bệnh quên một liều Menpeptine nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng giờ trong kế hoạch điều trị.

6. Cách xử lý khi dùng quá liều Menpeptine?

Chưa có báo cáo về người bệnh dùng quá liều Menpeptine. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào do dùng Menpeptine quá liều, phải ngừng thuốc ngay và đưa đến bệnh viện để điều trị triệu chứng.

7. Những chống chỉ định, lưu ý thận trọng khi sử dụng Menpeptine?

Menpeptine chống chỉ định cho những trường hợp sau:

Người có tiền sử mẫn cảm với Menpeptine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng Menpeptine cho những trường hợp sau:

Lưu ý trước khi sử dụng Menpeptine, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cuả nhà sản xuất.

Lưu ý thông báo cho dược sĩ hoặc dược sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng gói Menpeptine.

Lưu ý với phụ nữ có thai, chưa có dữ liệu nghiên cứu đầy đủ khi dùng Menpeptine trên người trong thời kỳ mang thai. Thận trọng khi dùng Menpeptine cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh dùng Menpeptine gây hại cho trẻ bú sữa mẹ. Thận trọng khi dùng Menpeptine cho người mẹ đang cho con bú.

Lưu ý với người đang lái xe tàu, vận hành máy móc. Sản phẩm Menpeptine không gây ảnh hưởng lên thần kinh trung ương và có thể sử dụng cho các đối tượng này.

Menpeptine-2

Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng Menpeptine

8. Menpeptine gây ra các tác dụng phụ nào?

Chưa có dữ liệu báo cáo về các tác dụng phụ của Menpeptine. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng Menpeptine, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Menpeptine, cần tham khảo thêm thông tin hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ để xử trí kịp thời.

9. Menpeptine tương tác với các thuốc nào?

Theo Giảng viên Dược - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Hiện nay, chưa có dữ liệu về tương tác thuốc khi dùng Menpeptine chung với các thuốc khác. Tuy nhiên, viên Menpeptine có thể xảy ra tương tác với các thuốc hoá dược, thuốc dược liệu hay thực phẩm chức năng khác. Tương tác thuốc xảy ra làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tăng nặng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm Menpeptine trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn biết những thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp sử dụng Menpeptine một cách hợp lý và đạt hiệu quả.

10. Bảo quản Menpeptine như thế nào?

Menpeptine được bảo quản theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ bảo quản dưới 30°C, tránh ánh sáng để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để sản phẩm Menpeptine xa tầm tay của trẻ nhỏ.

Nguồn tham khảo: medipharusa.com:  https://medipharusa.com/san-pham/menpeptine-goi

Nguồn: DSCK1 Nguyễn Hồng Diễm - caodangyduoc.com.vn

NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

Tăng huyết áp phổi (PH) là một tình trạng nghiêm trọng gây ra huyết áp cao trong các động mạch trong phổi và có thể ảnh hưởng đến bên phải tim của bạn.
VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là bệnh viêm mạn tính, đặc trưng bởi đau và cứng cột sống tiến triển. Đây là bệnh lý phổ biến trong nhóm cột sống huyết thanh âm tính, bao gồm VCSDK, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến và tổn thương khớp do bệnh viêm ruột.
Viêm họng không điều trị kịp thời dễ gây biến chứng gì?

Viêm họng không điều trị kịp thời dễ gây biến chứng gì?

Nhiều người thường xem nhẹ viêm họng mà không lường trước được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để nắm rõ các biến chứng do viêm họng gây ra cũng như cách phòng ngừa hiệu quả, bạn hãy cùng theo dõi những thông tin hữu ích dưới đây.
5 dấu hiệu điển hình của đau ruột thừa bạn cần biết

5 dấu hiệu điển hình của đau ruột thừa bạn cần biết

Đau ruột thừa, còn gọi là viêm ruột thừa, là một tình trạng cấp cứu ngoại khoa thuộc hệ tiêu hóa. Nếu không được nhận biết sớm và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Đăng ký trực tuyến