Bệnh cúm hay cảm cúm diễn ra quanh năm, nhưng có xu hướng bùng phát vào những tháng giao mùa. Bệnh có thể tự khỏi và chăm sóc y tế đặc biệt chỉ dành cho một số đối tượng nhất định. Vậy cụ thể chúng ta nên làm gì khi bị cúm?
Bệnh cúm hay cảm cúm diễn ra quanh năm, nhưng có xu hướng bùng phát vào những tháng giao mùa. Bệnh có thể tự khỏi và chăm sóc y tế đặc biệt chỉ dành cho một số đối tượng nhất định. Vậy cụ thể chúng ta nên làm gì khi bị cúm?
Mọi người cần nên làm gì nếu như bị cúm
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Hầu hết những người bị cảm cúm thông thường không cần chăm sóc y tế hoặc sử dụng thuốc thuốc kháng vi rút. Nếu bị bệnh với các triệu chứng cúm như sốt, ho, đau đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ… trong hầu hết các trường hợp, người bệnh nên ở nhà, nghỉ ngơi đầy đủ và tránh giao tiếp với người khác, ngoại trừ nhân viên y tế (nếu có).
Một số hướng dẫn cụ thể, theo CDC:
Mặt khác, nếu người bệnh có triệu chứng cúm và ở trong nhóm có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm (như nhóm đối tượng có sức đề kháng kém, người suy giảm miễn dịch, người trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền,…) hoặc người bệnh có biểu hiện ở mức độ nặng hay tự cảm thấy lo lắng và bất an về vấn đề của mình, thì hãy liên hệ với hệ thống cung cấp dịch vụ y tế công cộng hoặc đội ngũ chăm sóc sức khỏe cá nhân.
Triệu chứng, phòng và điều trị cúm
Có những loại thuốc mà bác sĩ có thể kê đơn để điều trị cúm, gọi là "thuốc chống siêu vi". Những loại thuốc này có thể giúp người bệnh khỏi bệnh nhanh hơn và cũng có thể ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra. Tuy nhiên như chúng ta đã biết bệnh cúm có thể tự khỏi và sốt có thể tự biến mất mà không cần dùng bất cứ loại thuốc nào, chẳng hạn như Tylenol®. Hay nói cách khác, không phải ai cũng cần được sử dụng các loại thuốc kháng vi rút, nó chỉ áp dụng cho một số đối tượng nhất định.
Cụ thể, CDC khuyến nghị trẻ em và thanh thiếu niên (bất cứ ai từ 18 tuổi trở xuống) bị cúm hoặc bị nghi ngờ bị cúm không nên dùng aspirin (axit acetylsalicylic) hoặc bất kỳ sản phẩm chứa salicylate nào (ví dụ Pepto Bismol). Vì điều này có thể gây ra một biến chứng hiếm gặp, rất nghiêm trọng gọi là hội chứng của Reye. CDC cũng khuyến cáo những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng nên được điều trị bằng thuốc chống vi rút càng sớm càng tốt, vì việc điều trị sẽ cho hiệu quả tốt nhất nếu bệnh nhân được bắt đầu điều trị trong vòng 2 ngày sau khi khởi phát bệnh.
Đây cũng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và câu trả lời là: Không. Phòng cấp cứu nên được sử dụng cho những người bị bệnh nặng, có các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp về bệnh cúm cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Ngoài ra, không nên vào phòng cấp cứu nếu chỉ bị bệnh nhẹ.
Các dấu hiệu cảnh báo như sau:
Ở trẻ em: trẻ có biểu hiện thở nhanh hoặc khó thở, đau ngực đau cơ nặng (trẻ từ chối đi bộ), mất nước (không có nước tiểu trong 8 giờ, khô miệng, không có nước mắt), sốt kèm co giật trên 40 độ C ở trẻ dưới 12 tuần, bất kỳ cơn sốt hoặc ho nào đã được cải thiện nhưng sau đó lại trở lại hoặc trở nên tồi tệ hơn trong tình trạng kéo dài.
Ở người lớn: biểu hiện khó thở, thở một cách đau đớn hoặc áp lực ở ngực hoặc bụng, chóng mặt, bồn chồn, lú lẫn, co giật, thiểu niệu hoặc vô niệu, đau cơ nặng hoặc sốt không ổn định.
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Cúm là bệnh do vi rút gây ra, do vậy mà bệnh sẽ phát triển qua các giai đoạn là: ủ bệnh, khởi phát, biểu hiện và thoái luy. Bệnh có thể tự khỏi, trong đó có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại biến chứng nguy hiểm hoặc khỏi nhưng để lại các biến chứng có liên quan. Từ đó, việc chủ động nâng cao sức đề kháng có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ trong công tác phòng bệnh mà còn trong điều trị bệnh.
Đặc biệt đối với bệnh cúm nói riêng hay các bệnh do vi rút gây ra nói chung hầu hết không có thuốc điều trị đặc hiệu, không sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh do vi rút, biện pháp điều trị tốt nhất vẫn là điều trị hỗ trợ.
Nguồn:
https://www.cdc.gov/flu/treatment/takingcare.htm