Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Thứ ba, 10/09/2024 | 16:29

Naratriptan là thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng. Sử dụng thuốc kịp thời giúp giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau khác và giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

1. Naratriptan là thuốc gì?

01725962462.jpeg

Naratriptan là thuốc trị các chứng đau nữa đầu

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết về Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng:

Naratriptan là chất chủ vận chọn lọc với thụ thể 5-HT1B và 5-HT1D ở người, có tác dụng cải thiện chứng đau nửa đầu thông qua sự co thắt có chọn lọc của một số mạch máu não và đồng thời ngăn chặn con đường đau khác trong não. Naratriptan ức chế giải phóng neuropeptide, dẫn đến giảm sự dẫn truyền trong giảm đau thần kinh sinh ba liên quan đến sinh lý bệnh của chứng đau nửa đầu.

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Naratriptan?

Naratriptan được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc và hàm lượng là:

Viên nén bao phim: 1 mg; 2,5 mg.

3. Thuốc Naratriptan dùng cho những trường hợp nào?

Điều trị các chứng của cơn đau nửa đầu cấp tính.

Naratriptan không được chỉ định để phòng ngừa các cơn đau nửa đầu.

Không dùng Naratriptan để kiểm soát chứng đau nửa đầu liệt nửa người.

4. Cách dùng - Liều dùng của Naratriptan?

Cách dùng: Naratriptan dạng viên được dùng đường uống

Liều dùng:

Người lớn: Uống liều 2,5 mg/lần/ngày. Dùng một liều duy nhất. Nếu tái phát đau nữa đầu, uống lặp lại liều 2,5 mg/lần, cách tối thiểu là 4 giờ giữa hai liều. Liều tối đa không quá 5 mg trong vòng 24 giờ.

Trẻ em từ 12 đến 17 tuổi: Độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định, không sử dụng naratriptan ở trẻ em dưới 18 tuổi.

Tóm lại, tuỳ theo độ tuổi, mức độ bệnh, người bệnh cần thực hiện theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ về liều dùng và liệu trình điều trị để đảm bảo đạt hiệu quả.

5. Cách xử lý khi quên liều Naratriptan?

Vì naratriptan được sử dụng khi có cơn đau nữa đầu, nên không có lịch dùng thuốc hàng ngày nên không xảy ra quên liều.

6. Cách xử lý nếu dùng quá liều Naratriptan?

Khi sử dụng naratriptan liều cao 25 mg ở người bệnh nam khỏe mạnh, làm tăng huyết áp lên đến 71 mmHg và các triệu chứng khác như mệt mỏi, choáng váng, căng tức cổ họng, mất khả năng phối hợp. Sau 8 giờ kể từ khi dùng thuốc, không cần can thiệp thuốc khác, huyết áp sẽ trở về mức ban đầu. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu Naratriptan.

7. Những chống chỉ định, thận trọng khi dùng Naratriptan?

Lưu ý với sinh viên Cao đẳng Dược - Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm chia sẻ:

Naratriptan chống chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Người bệnh có tiền sử mẫn cảm với thuốc Naratriptan hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ cho con bú.
  • Người bệnh tim thiếu máu cục bộ (Như cơn đau thắt ngực, tiền sử NMCT, thiếu máu cục bộ thầm lặng được ghi nhận).
  • Người có hội chứng Wolff-Parkinson-White hoặc các rối loạn nhịp tim nhanh.
  • Co thắt mạch vành (như đau thắt ngực biến thể Prinzmetal).
  • Tăng huyết áp và tăng huyết áp không kiểm soát.
  • Bệnh tim mạch nghiêm trọng khác.
  • Hội chứng mạch máu não (như hội chứng đột quỵ, TIAs).
  • Bệnh thiếu máu cục bộ ở đường ruột, bệnh mạch máu ngoại vi.
  • Suy gan nặng (Child-Pugh0C).
  • Suy thận nặng (Clcr ≤15 mL/phút).
  • Người điều trị bằng một chất chủ vận thụ thể 5-HT 1 khác hoặc một ancaloit ergot trong vòng 24 giờ trước.

Thận trọng lưu ý khi dùng Naratriptan cho những trường hợp sau:

Chỉ sử dụng Naratriptan cho những bệnh nhân đã được chẩn đoán rõ ràng về chứng đau nửa đầu.

Nếu một cơn đau nửa đầu nhất định không đáp ứng với liều naratriptan đầu tiên, hãy xem xét lại chẩn đoán trước khi dùng liều thứ hai.

Lưu ý nên loại trừ các rối loạn thần kinh nghiêm trọng có thể xảy ra khác trước khi dùng naratriptan cho những bệnh nhân chưa được chẩn đoán trước đó mắc chứng đau nửa đầu hoặc những người có các triệu chứng không điển hình.

Lưu ý sử dụng Naratriptan có thể xuất huyết não hoặc dưới nhện và đột quỵ, đôi khi gây tử vong. Nguy cơ mắc một số biến cố mạch máu não (đột quỵ, xuất huyết, thiếu máu não thoáng qua) có thể tăng lên ở những bệnh nhân bị chứng đau nửa đầu.

Lưu ý với người đang vận hành máy móc hay người đang lái tàu, lái xe. Naratriptan gây ra các tác dụng không mong muốn như buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu có thể ảnh hưởng đến các công việc này.

11725962462.jpeg

Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng Naratriptan

8. Tác dụng phụ của Naratriptan?

Thường gặp

Buồn nôn, nôn, giảm tiết dịch, đau cơ xương, cứng cơ, căng và cứng, ngứa ran, dị cảm, mệt mỏi, buồn ngủ, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, khó chịu, đau và khó chịu ở ngực, tức nặng ngực, đánh trống ngực.

Ít gặp

Nhịp tim chậm, rối loạn thị giác, nhịp tim nhanh, sợ ánh sáng

Hiếm gặp

đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ ngoại vi, co thắt mạch vành, thay đổi điện tâm đồ thoáng qua do thiếu máu cục bộ, viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ, phản ứng quá mẫn da, phù mạch, sốc phản vệ, tăng huyết áp.

Tóm lại, trong quá trình sử dụng Naratriptan, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào do dùng  Naratriptan cần tham khảo ý kiến hướng dẫn của bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

9. Naratriptan tương tác với các thuốc nào?

Thuốc có chứa Ergot (ergotamine, dihydroergotamine): Khi sử dụng đồng thời với Naratriptan có thể gây phản ứng co thắt mạch kéo dài. Chống chỉ định sử dụng các loại thuốc có chứa ergotamine hoặc loại ergot chung với thuốc naratriptan trong vòng 24 giờ.

Tóm lại, tương tác thuốc xảy ra làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tăng nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc báo cho bác sĩ kê đơn biết các thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp sử dụng thuốc Naratriptan một cách hợp lý, an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

Trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), Xuyên bối mẫu (Fritillariae Cirrhosae Bulbus) nổi tiếng với các đặc tính dược liệu mạnh mẽ. Dưới đây, cùng tìm hiểu về công dụng của Xuyên Bối Mẫu – vị thuốc thần kì này nhé!
Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe, vì vậy chúng ta cần tăng sức đề kháng hàng ngày. Một trong những cách tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên nhất đó là bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng.
BẠCH QUẢ - THẦN DƯỢC TỰ NHIÊN CHO SỨC KHỎE NÃO BỘ VÀ TIM MẠCH

BẠCH QUẢ - THẦN DƯỢC TỰ NHIÊN CHO SỨC KHỎE NÃO BỘ VÀ TIM MẠCH

Bạch quả đã thu hút sự chú ý trên toàn cầu do những lợi ích sức khỏe được báo cáo, chủ yếu liên quan đến chức năng nhận thức, sức khỏe tuần hoàn và đặc tính chống oxy hóa.
Thường xuyên bị đầy bụng nguyên nhân do đâu?

Thường xuyên bị đầy bụng nguyên nhân do đâu?

Đầy bụng là tình trạng phổ biến sau bữa ăn, gây khó chịu và căng tức bụng. Nếu xảy ra thường xuyên, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hiểu nguyên nhân đầy bụng sẽ giúp bạn tìm giải pháp hiệu quả để cải thiện sức khỏe tiêu hóa.
Đăng ký trực tuyến