Ngủ chảy nước dãi: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Thứ hai, 17/04/2023 | 14:56

Khi ngủ, lượng nước dãi hay nước bọt của chúng ta sẽ tích lũy trong miệng và sẽ chảy ra thường phổ biến ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là ở người lớn tuổi. thường là vô hại nhưng có thể cảnh báo Chúng ta cần quan tâm vấn đề sức khỏe.

Vậy là bệnh gì khi ngủ chảy dãi? Nguyên nhân gì khiến ta khi ngủ chảy nước dãi? Hãy nghe Giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ bài viết sau nhé!.

1. Chảy nước dãi (miếng) khi ngủ là bệnh gì?

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Khi ngủ,  trạng thái thả lỏng và phản xạ nuốt ở các cơ ở mặt , nên lượng nước dãi trong miệng được tích lũy nhiều. đến mức độ nào đó thì cơ mặt sẽ giãn ra và không thể kiểm soát được nữa. Nếu người nằm ngửa thì nước bọt sẽ tự chảy xuống thực quản và dạ dày. Song nếu người đang nằm nghiêng bên thì nước miếng sẽ chảy ngược ra bên ngoài.

Tình trạng chảy nước dãi khi ngủ mà khiến chăn, gối của mình ướt và gây có mùi khá khó chịu.

01681719260.jpeg

Ở bất cứ lứa tuổi nào Ngủ chảy dãi cũng có thể gặp

Thường gặp nhiều ở trẻ con nhưng người trẻ và người cao tuổi cũng có thể gặp phải. Nếu dấu hiệu này xảy ra thường xuyên và kèm theo một số dấu hiệu bất thường khác thì rất có thể bạn đang gặp phải một số bệnh lý nào đó và tốt nhất nên đi khám kiểm tra sức khỏe sớm. 

2. Những nguyên nhân nào Ngủ chảy dãi?

Muốn biết chảy nước rãi khi ngủ là bệnh gì, ta cần tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thường tuyến nước bọt được chảy ra khi có sự kích thích từ bên ngoài như thức ăn, màu sắc và mùi vị món ăn, những hình ảnh ăn uống, ý nghĩ hay lời nói liên quan đến việc ăn uống,... đặc biệt những món có vị chua như xoài, khế, me, chanh chua…dễ khiến tuyến nước bọt hoạt động mạnh hơn.

Ngoài nguyên nhân trên cũng có một số nguyên nhân khác khiến bạn ngủ hay bị chảy nước dãi.

1. Một số bệnh về thần kinh – tâm lý hoặc đột quỵ

Các bệnh về thần kinh thực vật có thể khiến tuyến nước bọt chảy nước bọt nhiều hơn, kể cả trong khi ngủ. như Parkinson, liệt Bell, xơ cứng teo cơ một bên, ... Đây đều là những căn bệnh nguy hại đến sức khỏe và có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh

Một số trường hợp, khi ngủ và khi đang thức, nước bọt cũng chảy nhiều bất thường, nhất là vào buổi tối rất có thể là dấu hiệu của bệnh đột quỵ. gặp dấu hiệu này bạn không nên chủ quan và đi kiểm tra sức khỏe ngay.

2. Do chứng ngưng thở khi ngủ

Theo tin tức khi ngủ, dấu hiệu ngưng thở lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm, hoặc người ngáy nhiều, kèm theo ngủ chảy dãi. là tình trạng thiếu oxy diễn ra liên tục có thể làm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

3 Viêm amidan: 

Khi bị viêm amidan, Đường hô hấp thở sẽ bị thu hẹp lại khiến cho việc nuốt nước bọt rất khó khăn và dẫn đến nước bọt chảy ra ngoài khi ngủ hoặc khi thức người bệnh phải thường xuyên khạc nhổ ra ngoài. 

4. Bênh về tiêu hóa:

Ngủ hay chảy nước miếng cũng thường xuất hiện ở những những người bị rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày hoặc hành tá tràng, Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khiến người bệnh dễ bị nuốt vướng và chảy nước miếng.cũng đã được nhiều ghi nhận cho thấy .

11681719260.jpeg

Bệnh trào ngược dạ dày làm cho khi Ngủ dễ chảy dãi ra bên ngoài

5. Viêm xoang ,viêm mũi dị ứng:

Khi mũi bị dị ứng hoặc bị viêm xoang, việc hít thở của người bệnh rất khó khăn, làm tiết nước bọt tăng và dễ gây chảy dãi khi ngủ.

6. Một số bệnh về răng miệng

bệnh sâu răng,  viêm họng, niêm mạc miệng bị viêm loét,... cũng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn về việc kiểm soát nước bọt khi ngủ. 

7. Thói quen ăn uống:

Việc suy nghĩ đến thức ăn hoặc việc ăn uống cũng có ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng này đã đề cập phần trên. Làm tnước bọt tăng lên và xuất hiện khi ngủ và có thể do ăn thường xuyên nhiều món có gia vị cay như ớt, tiêu, mù tạt,... Bên cạnh đó, buổi tối ta không nên ăn quá no cũng dễ khiến nước bọt tăng tiết khi ngủ.

8. Do tác dụng phụ của một số thuốc uống:

Ngoài các nguyên nhân nêu trên thì khi dùng một số loại thuốc chữa trị hoặc vấn đề rối loạn hệ nội tiết có thể gây ra hiện tượng ngủ chảy nước dãi. 

3. Tình trạng ngủ chảy dãi  cải thiện bằng cách nào?

Bạn có thể áp dụng những cách sau đây để khắc phục tình trạng ngủ chảy dãi: 

- Trước khi đi ngủ: 

+ Không nên ăn quá no và những thực phẩm có tính cay nóng hoặc dễ gây kích thích,...

+ Vệ sinh xoang mũi: Sẽ giúp mũi hạn chế tình trạng mũi bị tắc, luôn thông thoáng và thở bằng miệng khi ngủ sẽ được hạn chế, từ đó nguy cơ chảy dãi khi ngủ sẽ hạn chế tối đa. Có thể dùng các sản phẩm chuyên dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để vệ sinh xoang mũi

- Khi ngủ: Nếu thói quen nằm nghiêng sang bên khiến ta thường xuyên bị chảy nước dãi, nên khắc phục bằng cách nên kê gối cao hơn một chút, nằm ngửa khi ngủ và gối cao giúp nước bọt có thể dễ dàng chảy xuống thực quản và dạ dày.  

- Ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc,giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ là cách hạn chế tình trạng chảy nước dãi khi ngủ. 

21681719260.jpeg

Để tránh bị chảy nước dãi nên nằm ngửa khi ngủ và kê gối cao hơn một chút.

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Nhìn chung, ngủ hay chảy nước dãi thường là không có hại, Nếu đã thực hiện một số lưu ý trên nhưng tình trạng chảy nước miếng khi ngủ vẫn xãy ra thường xuyên, bạn nên đi thắm khám để được bác sĩ chẩn đoán xác định về tình trạng bệnh của mình. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh, và tùy trường hợp mà  Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp hay phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh. /.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Những mụn nước rộp chứa dịch ở môi không chỉ gây khó chịu như đau rát, ngứa ngáy mà còn có thể lây lan nếu không được xử lý đúng cách. Vậy khi bị nổi mụn nước ở môi nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Các bệnh lý giác mạc thường gặp không quá khó điều trị, nhưng nếu chậm trễ trong phát hiện và can thiệp, chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể dẫn đến mù lòa hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Sốt siêu vi là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy nên uống thuốc gì để nhanh khỏi, chăm sóc người bệnh ra sao và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả?
Đăng ký trực tuyến