Nha đảm tử – Vị thuốc quý chữa kiết lỵ, sốt rét

Thứ hai, 15/04/2024 | 15:19

Nha đảm tử là một loại thảo dược quý có vị đắng và tính hàn. Đặc tính này giúp ức chế hoạt động của tế bào ung thư và ngăn chặn sự lan rộng của bệnh. Ngoài ra, nó còn có thể điều trị sốt rét, bệnh lỵ, và tiêu chảy kéo dài.

Với nhiều tên gọi khác nhau: "cây sầu đâu cứt chuột", "chù mển", "khổ luyện tử", "san đực", hay "hạt khổ sâm"…Nha đảm tử được biết đến như một loại thảo dược liệu quý có vị đắng và tính hàn. Tính chất này không chỉ giúp ức chế hoạt động và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, mà còn có thể phòng ngừa sự lan rộng của ung thư. Ngoài ra, Nha đảm tử cũng được biết đến với khả năng điều trị sốt rét, bệnh lỵ, và tiêu chảy kéo dài…

01713169245.jpeg

Hãy cùng khám phá thêm về loại dược liệu hoang dã này trong kho tàng y học Việt Nam! Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây:

1. Đặc điểm chung dược liệu

Tên khác: Sầu đâu rừng, Sầu đâu cứt chuột, Khổ sâm cho hạt, Khổ sâm nam,khổ luyện tử, san đực, Chù mển, …

Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ với quả xoan thuộc họ Xoan (Meliaceae), một loại cây khác, được sử dụng cho nhiều mục đích như làm nhà và trị giun, và cũng có tên gọi là "Khổ luyện tử".

Tên khoa học: Brucea javanica - Simaroubaceae (họ Thanh Thất)

1.1. Mô tả thực vật:

Đây là một loại cây nhỏ, thường mọc thành bụi, có chiều cao từ 1 đến 2 mét. Thân cây mềm, khi còn non có thể có lông nhưng sau đó trở nên nhẵn và có màu nâu nhạt.

Lá mọc đơn lẻ, có lông mịn, gồm 7-9 lá chét, mép lá có răng cưa. Phiến lá chét có hình dạng trứng nhọn, dài từ 5 đến 10cm, rộng từ 2 đến 4cm, hai mặt lá đều có lông mịn.

Hoa của cây này có thể là đơn tính hoặc khác gốc, thường mọc thành chùm dài khoảng 20-30cm, màu tím đậm.

Quả của cây hình bầu dục, khi chín có màu đen, chứa các hạt hình trứng dẹt, màu nâu đen và có vị rất đắng.

Hạt của cây này hình trứng, đầu nhọn, dài khoảng 5mm, có màu vàng nhạt. Cây thường ra hoa vào tháng 3 đến tháng 6 và ra quả từ tháng 8 đến tháng 10.

1.2. Phân bố sinh trưởng:

Nha đảm tử mọc hoang ở ven rừng, ở trung du và miền biển nhiều nơi trên khắp các tỉnh miền núi Việt Nam, từ Bắc tới Trung.

Đặc biệt dược liệu này phân bố nhiều ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

2. Bộ phận dùng, cách thu hái và chế biến

Chủ yếu dùng Quả dược liệu gọi là Nha đảm tử (Fructus Bruceae),

Quả Nha đảm tử là những quả già được phơi khô, có màu đen và vỏ nhăn nheo.

Dược liệu này có hình dạng nhỏ như trứng hoặc trái xoan. Bề ngoài của quả có màu đen hoặc nâu, với những nếp nhăn hình mạng và các ô không đều, cả hai mặt đều có gân rõ, đỉnh quả nhọn và đáy có vết cuống quả. Vỏ quả cứng và giòn.

Hạt của Nha đảm tử có hình trứng, mặt ngoài màu trắng hoặc trắng ngà, có vân lưới, vỏ hạt cứng và mỏng. Bên trong vỏ hạt có màu vàng, mềm mại và nhẵn bóng, bên trong hạt chứa nội nhũ và cây mầm, có màu trắng kem, chứa dầu và có vị rất đắng.

Thời gian thu hái thường từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm.

Sau khi thu hái, quả Nha đảm tử được mang về để phơi hoặc sấy khô. Sau đó, chúng được bảo quản để sử dụng dần.

Quả Nha đảm tử sau khi phơi khô có thể được bảo quản trong nhiều năm tại những nơi khô ráo, thoáng mát mà không cần lo lắng về mối mọt.

11713169245.jpeg

Hình ảnh quả của cây Cứt chuột (Nha đảm tử)

3. Thành phần hóa học

Nha đảm tử chứa các hợp chất quassinoid, triterpenoid, tanin, amydalin, quassin, 23% tinh dầu, glucozit (kosamin) và saponin. Dược liệu chứa 23% tinh dầu (hoặc 50% tính riêng nhân), dầu màu trắng.

Chất kosamin có tác dụng diệt trùng mạnh mẽ. Liều nhỏ có thể gây nôn và diệt giun sán, trong khi liều cao có thể gây nguy hiểm, bao gồm làm chậm tim, nôn ra mật và máu, tiêu chảy và có thể gây tử vong.

4. Tác dụng - Công dụng

*Theo dược lý hiện đại

- Chất trong quả Nha đảm tử có tác dụng chống ung thư và điều trị bệnh lỵ.

- Có hiệu quả diệt ký sinh trùng như sán, giun móc, giun đũa, trùng huyết, trichomonas.

- Ngăn chặn sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét.

- Có khả năng chống virus, đặc biệt là virus cúm A PR8.

* Theo y học cổ truyền:

Nha đảm tử có vị đắng, tính lạnh, vào kinh Đại trường.

Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị lỵ, cắt cơn sốt rét.

Trị nhiều bệnh như sốt rét, lỵ, chai chân, nốt ruồi, mụn cóc, viêm túi mật.

Dùng ngoài da để trị chai chân, mụn hột cơm.

21713169245.png

Lưu ý:

- Nha đảm tử có thể gây độc nếu sử dụng quá liều, gây đau bụng, nôn mửa, kém ăn.

- Phụ nữ có thai hoặc trẻ em dưới 7 tuổi Không nên sử dụng.

- Tránh nhầm lẫn với các loại cây khác như Sầu đâu, Xoan, Khổ sâm Bắc bộ, Khổ sâm (Dã hoè).

Liều dùng:

Người lớn: uống 10-15 hạt/ngày (chữa sốt rét và trùng huyết) hoặc 15-30 hạt/ngày (chữa lỵ amíp), có thể tán nhỏ làm viên hoặc ép bỏ dầu rồi uống. Cần duy trì trong khoảng 5-7 ngày.

Trẻ em trên 7 tuổi mới được dùng, mỗi tuổi chỉ dùng một hạt nhưng không quá liều người lớn.

5. Một số bài thuốc ứng dụng

5.1. Chữa lỵ amip cấp tính và mạn tính: 

Uống 10-15 nhân nha đảm tử (cho vào nang) mỗi lần, ngày uống 3 lần trong vòng 7 ngày.

Sử dụng hỗn hợp 20g dược liệu nha đảm tử và 20g bách thảo sương, sau khi tán nhuyễn và trộn đều với 20g sáp ong.

Uống 10g thuốc mỗi ngày với nước lọc cho đến khi thấy tình trạng bệnh cải thiện.

Hoặc: Dùng hỗn hợp 45g quả nha đảm tử đã bỏ vỏ, 15g quán chúng, 60g sáp vàng và 15g ngân hoa thán. Uống 10-15 viên/ngày lúc đói trong 10 ngày liên tiếp.

5.2. Chữa lỵ amíp mạn tính:

Dùng 10 hạt nha đảm tử, 3g bột tam thất, 12g kim ngân hoa và 6g cam thảo. Uống nha đảm tử và bột tam thất trước, sau đó uống kim ngân hoa và cam thảo.

31713169245.png

5.3. Chữa sốt rét do muỗi đốt, sốt cách nhật hay 3 ngày, sốt rét ác tính:

Uống 10-15 nhân nha đảm tử (cho vào nang) 2-3 lần/ngày.

Sắc 1g quả nha đảm tử với 600ml nước lọc, chia thành 3 lần uống sau bữa ăn. Uống liên tục trong 4-5 ngày để thấy tình trạng cải thiện.

5.4. Bài thuốc chữa trị ung thư và phòng ngừa ung thư di căn

Bài thuốc 1: Dùng 10-20 quả nha đảm tử phơi hoặc sấy khô, tán thành bột. Làm viên nhỏ 0,02 gram nhân đã khử dầu hoặc 0,1 gram toàn quả. Uống 3 viên/ngày trong 7-10 ngày

Hoặc: Sắc 20 quả nha đảm tử đã phơi khô với 1 lít nước, đun sôi lửa nhỏ 30 phút. Chắt lấy nước, chia thành 3 lần uống/ngày, kiên kỳ cho đến khi bệnh giảm.

5.5. Chữa trị viêm đường dẫn mật, viêm túi mật, sỏi túi mật, sỏi đường dẫn mật: 

Dùng 10 g Nha đảm, 4Kim tiền thảo, và Nhân trần mỗi vị 40 g, 12 gram chi tử, Sài hồ 16 g, Uất kim và mã đề mỗi vị 8 gram chỉ xác, 4 gram đại hoàng.

Mang rửa sạch và phơi khô. Sao vàng và thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ 30 phút.

Sủ dụng nước thuốc và uống trong ngày. Uống 1 thang/ngày trong 7 ngày để giảm bệnh.

5.6. Chữa trị mụn cóc: 

Sử dụng dược liệu đã tiệt trùng, nghiền nhỏ. Rửa sạch da bằng cồn hoặc cồn iod. Rạch nhẹ da để chảy máu, sau đó dán dược liệu lên vết rạch và cố định bằng băng keo và gạc. Giữ trong 8 ngày, tránh nước. Nếu mụn không rụng sau 8 ngày, bôi cao mềm acid boric.

5.7. Chữa trị gai chân: 

Dùng 11-13 nhân dược liệu, giã nát và trộn với 1,5g bột Salicylatez.

Cho vào băng keo và đặt lên vùng bị chai. Giữ trong 10 ngày rồi thay băng.

5.8. Chữa trị nốt ruồi: 

Rửa sạch 3-4 gram dược liệu, giã nát và ngâm trong cồn 75%. Dùng tâm bông thấm thuốc và bôi lên nốt ruồi. Sử dụng 2-3 lần/ngày.

6. Những lưu ý khi dùng

- Tránh sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, và những người tỳ vị hư yếu vì dược liệu có chứa độc.

- Người có tỳ vị hư nhược, nôn mửa nên tránh sử dụng.

- Không dùng cho những người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh liên quan đến gan, thận, hoặc chảy máu ruột dạ dày. Liều lượng dạng thuốc sắc hoặc bột không nên vượt quá 4-16 gram/ngày.

- Thuốc có thể gây kích ứng dạ dày, ruột, và hại gan thận, nên ngưng sử dụng ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Những thông tin về dược liệu Nha đảm tử trong bài viết đã cho thấy sự quý báu của cây thuốc hoang dã trong y học Việt Nam. Đây là một thảo dược có nhiều công dụng hữu ích, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như kiết lỵ do Amip và sốt rét. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dược liệu này có độc và việc sử dụng cần phải được tư vấn chuyên môn từ thầy thuốc. Người bệnh không nên tự ý sử dụng, mà nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hoặc những người có kiến thức chuyên môn để được tư vấn cụ thể và tránh những tác dụng phụ không mong muốn./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Bệnh cúm: Nguy cơ và triệu chứng cần lưu ý

Bệnh cúm: Nguy cơ và triệu chứng cần lưu ý

Bệnh cúm, bao gồm A, B, và C, do virus Influenza gây ra, là bệnh nhiễm khuẩn ở đường hô hấp. Triệu chứng thường gặp: hắt hơi, sổ mũi, ho,... thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không kiểm soát cẩn thận.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị virrus Herpes

Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị virrus Herpes

Virrus Herpes thường gây nhiễm trùng tái phát trên da, miệng, môi, mắt và bộ phận sinh dục. Sử dụng thuốc kháng virus herpes từ sớm có thể hữu ích, ngăn chặn biến chứng và ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể người bệnh.
Bàn long sâm: Vị thuốc với nhiều công dụng bất ngờ

Bàn long sâm: Vị thuốc với nhiều công dụng bất ngờ

Bàn Long Sâm, một vị thuốc quý mà vẫn ít người biết đến, thường được áp dụng theo kinh nghiệm dân gian ngày nay. Dân gian thường coi Bàn Long Sâm như một loại thuốc bổ tương tự như Sâm và thậm chí có thể thay thế Sa Sâm hay Nhân Sâm.
Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Cephalosporin

Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Cephalosporin

Cephalosporin là nhóm thuốc kháng sinh được các chuyên gia y tế chỉ định cho người bệnh sử dụng phổ biến trên lâm sàng. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin một cách hợp lý, an toàn và tránh được sự kháng thuốc, gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Đăng ký trực tuyến