Hậu phác trị liệu trầm cảm và hen suyễn

Thứ hai, 01/04/2024 | 16:41

Trong dược liệu Trung Quốc, hậu phác đã có lịch sử sử dụng hàng nghìn năm. Hiện nay, trong y học truyền thống của Trung Quốc và Nhật Bản, vẫn được ứng dụng trong trị tình trạng lo âu, hen suyễn, trầm cảm, rối loạn tiêu hóa, đau đầu và các vấn đề khác.

1. Đặc điểm Hậu phác

Theo Dược sĩ Cô Tôn Thảo Vy - Giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Hậu phác chính thức (Magnolia officinalis) là một loại cây cao và to, có chiều cao từ 7 đến 15 mét, với vỏ thân có màu tím nâu. Lá của cây mọc lẻ, có cuống lớn, mập dài, có chiều dài từ 2.4 đến 4.4 cm, không có lông, với phiến lá hình trứng thuôn, có chiều dài từ 22 đến 40 cm, chiều rộng từ 10 đến 20 cm, đầu lá hơi nhọn và hẹp lại ở phía cuống.

Hoa của cây có màu trắng, thơm, với đường kính có thể lên tới 12 cm. Cuống hoa lớn và thô, quả kép bao gồm nhiều đại rời, có hình dạng trứng dài từ 9 đến 1 cm và đường kính từ 5 đến 6.5 cm.

01711965633.png

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này hiện chưa được phát hiện ở nước ta nhưng dựa trên phân bố địa lý của nó ở Trung Quốc, chúng thường mọc ở những nơi có khí hậu mát mẻ và ẩm ướt như Quảng Tây, Vân Nam, và Phúc Kiến. Chúng có thể được tìm thấy ở các tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc như Sơn La, Lai Châu, Hà Giang và Tuyên Quang.

Thu hái thường được tiến hành vào các tháng 5 - 6, và người ta thường chọn những cây đã đạt độ tuổi trên 20 năm để thu hái vỏ như thu hái vỏ quế. Sau đó, vỏ được mang về để tiến hành chế biến sơ bộ. Có nhiều phương pháp chế biến khác nhau, trong đó hai phương pháp phổ biến nhất là:

Đặt vỏ vào ngăn gỗ và đun nóng để bốc hơi nước, sau đó phun nước lạnh vào và lặp lại quá trình đun và phun nước lạnh như vậy ba lần, sau đó cuộn vỏ lại thành cuộn.

Đào hố dưới đất, đặt vỏ vào, đậy bằng rơm và ủ trong khoảng 3 - 4 ngày để bốc hơi nước, sau đó cuộn lại thành ống.

Do các phương pháp chế biến khác nhau, vị thuốc có thể có hình dạng và đặc tính khác nhau. Ở nước ta, thường chỉ phơi khô mà không cuộn vỏ thành bất kỳ hình dáng nào khác.

2. Bộ phận sử dụng

Cortex Magnoliae hay còn được gọi là vỏ thân hoặc vỏ rễ của cây Magnolia officinalis Rehd. et Wils, được thu hái và sau đó phơi hoặc sấy khô để sử dụng.

11711965634.png

3. Thành phần hóa học

Trong hậu phác, một phần khoảng 5% phenol như magnolola, tetra-hydro-magnolola, và iso-magnolola được trích xuất. Bên cạnh đó, có khoảng 1% tinh dầu, chủ yếu là machilola. Vào năm 1951 và 1952, Masao và Tomita đã chiết xuất một chất tinh thể từ một loại hậu phác Nhật Bản (M. obovata Thunb.) đó là magnocurarin.

4. Công dụng

Theo Y học cổ truyền, hậu phác được sử dụng như một loại vị thuốc có vị đắng, cay, có tính ôn và không độc. Nó được liên kết với ba kinh tỳ, vị, và đại trường và thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, nôn mửa và táo bón.

Trong Y học hiện đại, hậu phác đã được nghiên cứu và có nhiều tác dụng khác nhau:

  • Tác dụng lên đường tiêu hóa: Hậu phác đã được chứng minh giảm loét dạ dày, tiêu chảy và có tác dụng lợi mật trên chuột. Nó có thể làm giảm co thắt và thư giãn cơ trơn trên đường tiêu hóa.
  • Tác dụng kháng khuẩn: Tại Trung Quốc, nước sắc hậu phác đã được phát hiện có tác dụng kháng sinh đối với nhiều loại vi khuẩn như thương hàn, tả, Staphylococcus, Streptococcus và lỵ Shigella.
  • Tác dụng chống viêm: Hậu phác có khả năng ức chế sự hình thành các chất trung gian gây viêm, giúp làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể.
  • Tác dụng chống hen phế quản: Hậu phác có tác dụng chống hen suyễn thông qua việc ức chế quá trình tạo tế bào lympho và giãn phế quản bằng cách làm giãn cơ trơn phế quản.

Ngoài ra, hậu phác cũng có tiềm năng trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như mạch vành, xơ vữa động mạch, chống kết tập tiểu cầu, đái tháo đường, trầm cảm, lo âu và Alzheimer cũng như trong sản phẩm mỹ phẩm.

21711965634.png

5. Bài thuốc tham khảo

Liều dùng hàng ngày: Từ 6 đến 12 gram dưới dạng sắc.

Một số bài thuốc dân gian:

  • Hậu phác tam vật thang (đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh) được sử dụng để điều trị đau bụng, viêm ruột và tiêu chảy. Thành phần bao gồm Hậu phác 6 gram, Chỉ thực 3 gram, Đại hoàng 3 gram, pha với 600 ml nước, lọc sau khi sắc còn 300 ml, chia thành 3 lần uống trong ngày.
  • Đơn thuốc chữa đau bụng: Hậu phác được tẩm gừng rồi nướng hoặc rang vàng, sau đó xay nhỏ. Uống mỗi ngày 2 hoặc 3 lần, mỗi lần dùng từ 3 đến 4 gram bột này.

6. Lưu ý khi sử dụng

Theo Y học cổ truyền, hậu phác không nên sử dụng cho những người có tỳ vị hư nhược và thể trạng yếu đuối (chân nguyên bất túc), đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

HIỆU QUẢ CỦA COLLAGEN VỚI DA

HIỆU QUẢ CỦA COLLAGEN VỚI DA

Collagen là một loại protein cấu trúc quan trọng tạo nên phần lớn mô liên kết trong cơ thể, bao gồm cả da. Nó đóng vai trò then chốt trong việc duy trì độ săn chắc, đàn hồi và vẻ tươi trẻ của làn da.
Bí quyết từ sâm cau: Hỗ trợ sức khỏe xương khớp hiệu quả

Bí quyết từ sâm cau: Hỗ trợ sức khỏe xương khớp hiệu quả

Sâm cau, dược liệu quý trong y học cổ truyền, nổi bật với tác dụng bồi bổ cơ thể và hỗ trợ xương khớp. Nhờ chứa nhiều hoạt chất có lợi, sâm cau giúp giảm đau nhức, đồng thời tăng độ dẻo dai và chắc khỏe cho hệ xương khớp.
CẤU TRÚC VÀ PHÂN BỐ CỦA LUTEIN TRONG CƠ THỂ

CẤU TRÚC VÀ PHÂN BỐ CỦA LUTEIN TRONG CƠ THỂ

Lutein là một carotenoid có đặc tính chống viêm đã được báo cáo. Một lượng lớn bằng chứng cho thấy có một số tác dụng của lutein có lợi, đặc biệt là đối với sức khỏe mắt.
Bột sắn dây: Lợi ích của bột sắn dây đối với sức khoẻ

Bột sắn dây: Lợi ích của bột sắn dây đối với sức khoẻ

Bột sắn dây là một trong những món quà thiên nhiên ban tặng cho con người vì công dụng tuyệt vời với sức khỏe, giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể, tiêu độc, giải biểu, thấu chẩn, sinh tân dịch, làm cho ra mồ hôi, chữa đau vai gáy, viêm họng, nhức đầu….
Đăng ký trực tuyến